=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Đây là cuộc diễn tập thực chiến nhằm nâng cao năng lực phối hợp, triển khai ứng phó các đợt xâm nhập với đa dạng chiến lược và kỹ thuật tấn công của các đơn vị thông qua diễn tập tình huống, năng lực tấn công và xử lý sự cố, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Công ty QLBVN theo quyết định số 5211/QĐ-QLB về Quy trình ứng phó sự cố an toàn thông tin đã được ban hành ngày 23/11/2020. Đối tượng diễn tập là hệ thống AIS.
Cuộc diễn tập đã đặt hệ thống thông tin, cán bộ chịu trách nhiệm bảo đảm ATTT dưới trạng thái sẵn sàng ứng phó các đợt xâm nhập với đa dạng chiến lược và kỹ thuật tấn công.
Các thành viên tham dự được chia thành 4 đội và được chuyên gia của Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam hướng dẫn cách thức tham gia diễn tập.
Tình huống giả định được đưa ra là hệ thống AIS của Trung tâm thông báo tin tức hàng không bị nhiễm mã độc. Các đội ứng phó sự cố sẽ thực hiện điều tra và xử lý sự cố theo đúng quy trình.
Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, ông Hồ Sỹ Tùng, Phó TGĐ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, nhấn mạnh sự cấp thiết của vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về ATTT.
“ATTT hàng không liên quan cả đến an toàn không lưu, an toàn bầu trời, và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của hành khách trên tàu bay. Chính vì thế, việc tổ chức khai thác và đảm bảo ATTT cho các hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay và ATTT trong lĩnh vực quản lý bay đang được Tổng công ty rất quan tâm, đặc biệt là nguồn nhân lực chuyên trách ATTT”, ông Hồ Sỹ Tùng cho biết.
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam, ông Trần Thanh Long cho biết thông qua cuộc diễn tập thực chiến lần này, các cán bộ chuyên trách ATTT của Trung tâm thông báo tin tức hàng không cũng như các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ nắm bắt các tình huống sát với thực tế, giúp cải thiện, tăng khả năng phản ứng nhanh, xử lý kịp thời khi có tấn công xảy ra.
“Thông qua diễn tập thực chiến, các cán bộ quản trị, cán bộ giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin đã có cơ hội nhìn nhận, học hỏi, áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn 'chiến trường' ATTT mạng. Từ đó đưa ra các định hướng về việc hoàn thiện kỹ năng, chuẩn hóa quy trình, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng khả năng ứng cứu, xử lý những thách thức ngày càng gia tăng", ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng bảo đảm kỹ thuật Trung tâm thông báo tin tức hàng không đánh giá.
Theo Bộ TT&TT, bảo đảm an toàn thông tin mạng là nhiệm vụ then chốt, liên quan mật thiết tới sự phát triển bền vững của quá trình chuyển đổi số. Việc đảm bảo an toàn thông tin mạng gắn liền với việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ứng cứu sự cố của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Để các đội ứng cứu sự cố có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của mình, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến, với phương thức, phạm vi, tính chất mới.
Diễn tập thực chiến được thực hiện trên hệ thống thật, không có kịch bản trước nhưng được quy định về mục tiêu, đối tượng tham gia, công cụ sử dụng, mức độ khai thác và thời gian diễn ra nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua đó, kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố đối với các hệ thống đang vận hành càng được nâng cao.
" alt=""/>Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố mã độc ngành hàng khôngChính xác thì AI là gì?
David Jensenv - điều phối viên của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “AI là các hệ thống tự động thông minh, có thể thực hiện các nhiệm vụ cần đến trí thông minh của con người; chương trình AI có thể tự cải thiện chương trình theo thời gian dựa trên thông tin mà chúng thu thập được”.
Jensen nêu bật một số điều mà AI có thể hỗ trợ để giải quyết các vấn đề về môi trường như: thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn, giám sát phá rừng, hay tối ưu hóa năng lượng tái tạo.
Phân tích số liệu tức thời
Phòng Tình hình Môi trường Thế giới (WESR) của UNEP, ra mắt vào năm 2022, là một nền tảng kỹ thuật số sử dụng AI để phân tích các bộ dữ liệu phức tạp.
WESR có khả năng sắp xếp, tổng hợp và trực quan hóa dữ liệu từ bộ cảm biến về trái đất tốt nhất hiện có; từ đó đưa ra những phân tích gần như tức thời và đưa ra dự đoán về các yếu tố như: nồng độ khí CO2, sự thay đổi của sông băng và mức dâng của nước biển.
Jensen cho biết: "WESR đang được phát triển để trở thành một nền tảng thân thiện với người dùng, phù hợp với nhu cầu.
Giám sát khí thải metan
Một trong những sáng kiến của UNEP trong hệ sinh thái kỹ thuật số WESR là Đài quan sát phát thải khí metan quốc tế (IMEO), nơi sử dụng trí tuệ nhân tạo để cách mạng hóa phương pháp giám sát và giảm thiểu phát thải khí metan.
Jensen cho biết: “Công nghệ của IMEO cho phép chúng tôi thu thập và tích hợp các luồng dữ liệu phát thải khí metan đa dạng, từ đó thiết lập một hồ sơ công khai toàn cầu về lượng phát thải khí metan được xác minh bằng thực nghiệm ở mức độ chính xác và chi tiết chưa từng có”.
Ông nói thêm: “Việc giảm tải lượng khí thải metan là một trong những cách nhanh nhất, khả thi nhất và tiết kiệm chi phí nhất để hạn chế tác động của nóng lên toàn cầu và các giải pháp được đưa ra dựa trên dữ liệu đáng tin cậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đó”.
Theo dõi chất lượng không khí
Một sáng kiến vì môi trường khác mà UNEP hợp tác với IQAir đồng sáng lập là nền tảng Giám sát Ô nhiễm Không khí GEMS. Đây là mạng thông tin đánh giá chất lượng không khí toàn cầu lớn nhất toàn cầu. IQAir tổng hợp dữ liệu từ hơn 25.000 trạm giám sát chất lượng không khí tại hơn 140 quốc gia và sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp thông tin chi tiết về tác động của chất lượng không khí theo thời gian thực lên người dân và giúp đưa ra các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Jensen nói: “Những nền tảng này cho phép cả khu vực công cộng và tư nhân khai thác dữ liệu và sử dụng công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh tiến độ hành động bảo vệ môi trường. Từng hành động nhỏ sẽ góp phần thay đổi hệ thống với tốc độ và quy mô chưa từng có”.
Đo lường “dấu chân” môi trường
AI có thể tính toán dấu chân môi trường và khí hậu của các sản phẩm. Jensen nói: “AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này”.
“Nó có thể giúp tính toán dấu chân của các sản phẩm trong toàn bộ chu trình và chuỗi cung ứng, đồng thời cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả nhất. Loại dữ liệu này rất cần thiết cho việc thúc đẩy kỹ thuật số bền vững trên các nền tảng thương mại điện tử như Amazon.com. Shopify hoặc Alibaba”, Jensen cho biết.
Giảm phát thải Công nghệ thông tin - Truyền thông
Jensen cho biết, mặc dù dữ liệu và AI là hai điều cần thiết để tăng cường giám sát môi trường, nhưng chúng ta cũng phải tính toán đến những ảnh hưởng lên môi trường khi xử lý dữ liệu này.
Lĩnh vực CNTT-TT tạo ra khoảng 3-4% lượng khí thải và các trung tâm dữ liệu sử dụng một lượng lớn nước để làm mát. Các nỗ lực đang được tiến hành để giảm “dấu chân” này - bao gồm thông qua Kế hoạch hành động CODES vì một hành tinh xanh trong thời đại kỹ thuật số.
Tuy nhiên, rác thải điện tử là một mối quan tâm lớn vì hiện chỉ có 17,4% được tái chế và xử lý theo cách thân thiện với môi trường. Theo báo cáo Giám sát chất thải điện tử toàn cầu của Liên Hợp Quốc, chất thải điện tử sẽ tăng lên gần 75 triệu tấn vào năm 2030.
Nghiên cứu của UNEP cho thấy để giải quyết vấn đề này, người tiêu dùng nên giảm tiêu thụ, tăng cường tái chế hàng điện tử và sửa chữa những thứ có thể sửa được.
(Theo UNEP)
" alt=""/>Cách AI hỗ trợ giải quyết các vấn đề thách thức về môi trường