Sau trận đấu giữa đội tuyển Argentina và Saudi Arabia (Ả rập Xê út), giá Argentine Football Association Fan Token (tên mã ARG) - fan token của đội tuyển Argentina đã giảm sốc.
Theo đó, từ mức giá 7,5 USD sáng 22/11, giá token ARG đã giảm tới 30%, xuống chỉ còn 5,3 USD. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi Messi và các đồng đội đã thúc thủ khi thua đau Saudi Arabia với tỷ số 1 - 2. Đây là kết quả khiến nhiều người bất ngờ bởi Argentina là một trong những ứng cử viên cho chức vô địch World Cup.
Kết quả trận đấu đã tác động tới tâm lý của cổ động viên đội bóng này. Gần như ngay lập tức, giá fan token của Argentina giảm mạnh. Có thời điểm, token ARG đã giảm chỉ còn 4,9 USD, mất tới 35% giá trị chỉ trong ít giờ đồng hồ.
ARG là fan token chính thức của Hiệp hội bóng đá Argentina. Những ai nắm giữ fan token ARG sẽ có quyền bỏ phiếu trong các quyết định được đưa ra bởi tổ chức này.
Người sở hữu fan token Argentina có một số đặc quyền như là khách VIP của sân vận động Antonio Vespucio Liberti (sân nhà của đội tuyển Argentina). Tùy thuộc vào lượng token nắm giữ, họ có thể được quyền ưu tiên mua vật phẩm có chữ ký hay gặp gỡ và chào hỏi các tuyển thủ.
Argentine Football Association Fan Token có tổng giá trị vốn hóa khoảng 19 triệu USD. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, tổng lượng giao dịch mua vào, bán ra của fan token này lên tới 29,5 triệu USD, gấp rưỡi tổng giá trị vốn hóa. Điều này cho thấy phần lớn người nắm giữ fan token của Argentina đã có động thái mua hoặc bán trong ngày hôm nay.
Với việc các trận đấu thuộc vòng chung kết World Cup 2022 tại Qatar sẽ còn kéo dài tới cuối tháng 12, nhiều khả năng giá fan token của các đội tuyển tham dự sẽ tiếp tục biến động mạnh trong những ngày tới.
Người hâm mộ bóng đá cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua các loại fan token này. Trong trường hợp đội bóng chủ quản có kết quả thi đấu không tốt, giá fan token chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể mất khả năng thanh khoản.
Trọng Đạt
" alt=""/>Giá Fan token Argentina giảm sốc do Messi thua đau Saudi ArabiaChương trình “Hóa đơn may mắn” đã được Cục Thuế Quảng Ninh triển khai từ đầu năm 2022 nhằm khuyến khích người dân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, đồng thời tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh: Mua bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
“Hóa đơn may mắn” chỉ là một trong nhiều chương trình hoạt động của ngành Thuế Quảng Ninh nhằm đẩy mạnh sử dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh.
Với việc sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền, không chỉ người mua hàng hóa dịch vụ được nhận ngay hóa đơn qua email hoặc tin nhắn và có cơ hội trúng thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn”. Sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi: giảm thời gian và chi phí liên quan đến các thủ tục hành chính thuế, in ấn, vận chuyển và lưu trữ. Cơ quan thuế cũng dễ dàng trong công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Quảng Ninh là một trong 6 tỉnh triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) giai đoạn 1; Cục Thuế tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, như phối hợp với 6 nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT có cam kết với Cục Thuế hỗ trợ cho người nộp thuế, tổ chức các hội nghị triển khai, hướng dẫn về HĐĐT, hướng dẫn trực tiếp các doanh nghiệp sử dụng HĐĐT, ký điện tử trên hóa đơn…
Với nỗ lực của ngành Thuế tỉnh Quảng Ninh, tính đến cuối tháng 11/2022 đã có 10.679 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng HĐĐT, đạt 100% đơn vị đủ điều kiện đăng ký sử dụng HĐĐT; 2.219 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kê khai đăng ký HĐĐT, đạt 100%.
Đẩy mạnh thanh toán các dịch vụ công không dùng tiền mặt
Ông Mai Chiến Thắng - Phó Cục trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, thanh toán các dịch vụ công không dùng tiền mặt là một dịch vụ tài chính số đang được ngành Thuế tỉnh đẩy mạnh triển khai, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhân dân và doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ thuế, từ đó khuyến khích tham gia các thủ tục hành chính thuế điện tử do ngành thuế cung cấp.
Cụ thể, Cục Thuế Quảng Ninh đang nỗ lực tuyên truyền ứng dụng eTax trên nền tảng web sang ứng dụng eTax trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile). Với ứng dụng eTax Mobile, cá nhân, hộ kinh doanh dễ dàng kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, đăng ký thuế điện tử; xác nhận số nộp ngân sách, trả lời vướng mắc chính sách thuế… Nhờ đó, chủ động hơn trong việc tra cứu các thông tin về thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách dễ dàng, nhanh chóng mà không phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Đây được coi là khâu rất quan trọng trong chuyển đổi số, là xu thế tất yếu nhằm xây dựng hệ thống quản trị tài chính công hiện đại, minh bạch.
Đặc biệt, triển khai Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh đã tổ chức tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số CMND với căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia và cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế. Tính đến cuối tháng 11/2022 số hồ sơ đăng ký thuế lần đầu gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan thuế Quảng Ninh đã giải quyết đúng hạn 1.011 lượt hồ sơ; số hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đã giải quyết đúng hạn 885 lượt hồ sơ, đạt 100%.
Với mục tiêu lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ, năm 2023 ngành Thuế Quảng Ninh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi số. Đặc biệt nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển chính quyền số, ngành thuế đã và sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho doanh nghiệp và người dân.
Công Duy
" alt=""/>Ngành Thuế Quảng Ninh chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệpVào giữa năm 2021, Apple và Meta đã cung cấp thông tin cơ bản của khách hàng như địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ IP khi nhận được “yêu cầu dữ liệu khẩn cấp” giả mạo. Snap cũng nhận được yêu cầu như vậy từ tin tặc nhưng không rõ có đáp ứng hay không. Cũng không rõ các công ty đã cung cấp dữ liệu bao nhiêu lần.
Các nhà nghiên cứu bảo mật nghi ngờ một số hacker gửi yêu cầu giả mạo là trẻ vị thành niên, sống tại Mỹ và Anh. Một trong số đó được tin là bộ não đứng sau Lapsus$, nhóm tội phạm mạng từng tấn công Microsoft, Samsung và Nvidia. Cảnh sát London gần đây bắt giữ 7 người có liên quan tới cuộc điều tra nhóm Lapsus$.
Theo Bloomberg, đại diện Apple không bình luận gì về thông tin mà chỉ hướng sang các hướng dẫn hành pháp của hãng. Trong khi đó, phát ngôn viên Meta khẳng định xem xét mọi yêu cầu dữ liệu bằng hệ thống và quy trình hiện đại để xác minh tính hợp pháp.
Nhà chức trách khắp thế giới thường yêu cầu thông tin người dùng từ các nền tảng mạng xã hội để điều tra tội phạm. Tại Mỹ, những yêu cầu dạng này sẽ đi cùng lệnh khám xét hoặc trát đòi hầu tòa có chữ ký của thẩm phán. Tuy nhiên, yêu cầu khẩn cấp lại không cần lệnh tòa án do được sử dụng trong các trường hợp bức thiết.
Ba nguồn tin thân cận với cuộc điều tra tiết lộ các tin tặc dính líu tới nhóm “Recursion Team” đã gửi các yêu cầu pháp lý giả mạo cho doanh nghiệp trong năm 2021. Dù Recursion Team không còn hoạt động, nhiều thành viên của nhóm vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công dưới những cái tên khác nhau, bao gồm Lapsus$.
Theo nguồn tin, thông tin mà hacker lấy được được dùng trong các chiến dịch quấy rối hoặc các kế hoạch lừa đảo tài chính. Khi biết thông tin của nạn nhân, hacker có thể dùng nó để vượt qua bảo mật tài khoản.
Bloomberg dẫn lời nguồn tin cho biết, các yêu cầu pháp lý giả mạo là một phần trong chiến dịch kéo dài nhiều tháng nhằm vào các hãng công nghệ, có thể bắt đầu từ tháng 1/2021. Chúng gửi từ các tên miền email của nhà hành pháp nhiều nước bị hack. Yêu cầu được làm như thật, trong một số trường hợp, còn có chữ ký của nhân viên hành pháp. Khi xâm nhập hệ thống email của cơ quan hành pháp, hacker có thể đã tìm được các yêu cầu pháp lý thật và dùng chúng làm mẫu để làm giả.
Apple và Meta đều công khai dữ liệu tuân thủ yêu cầu khẩn cấp. Từ tháng 7 đến tháng 12/2020, Apple nhận được 1.162 yêu cầu khẩn cấp từ 29 nước và đáp ứng 93%. Từ tháng 1 đến tháng 6/2021, Meta nhận được 21.700 yêu cầu khẩn cấp và đáp ứng 77%.
Yêu cầu dữ liệu được gửi từ nhiều địa chỉ email khác nhau. Đáp ứng các yêu cầu này thường phức tạp vì có hàng chục ngàn cơ quan hành pháp trên thế giới, từ các phòng ban cảnh sát nhỏ cho đến cơ quan liên bang. Các khu vực pháp lý cũng có luật riêng liên quan đến yêu cầu và cấp dữ liệu.
Theo Jared Der-Yeghiayan, Giám đốc hãng bảo mật Recorded Future, không có một hệ thống hay hệ thống tập trung nào để gửi các yêu cầu dữ liệu. Mỗi cơ quan lại có cách xử lý riêng. Những hãng như Meta và Snap lại vận hành các cổng riêng để nhà hành pháp gửi yêu cầu pháp lý, song vẫn nhận yêu cầu qua email. Apple nhận yêu cầu qua địa chỉ email đuôi “apple.com”.
Xâm phạm tên miền email của nhà hành pháp tương đối đơn giản vì thông tin đăng nhập các tài khoản thường được rao bán trên các chợ tội phạm với giá chỉ từ 10 đến 50 USD.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Hơn 900 triệu người trên thế giới đang sử dụng Facebook Messenger để liên lạc với nhau. Sự phổ biến của nó cũng dẫn đến nhiều rủi ro lừa đảo.
" alt=""/>Apple, Meta gửi dữ liệu cho hacker giả danh cơ quan hành pháp