
 |
Một lớp học mầm non sử dụng tivi. Ảnh: Hải Phong |
PGS Ngô Quang Hưng nói: Tôi có một mối quan tâm cực kỳ lớn về tất cả mọi loại hình giáo dục số, không chỉ do đặc thù nghề nghiệp mà còn bởi những suy tư về việc dạy con.
Tất cả các nghiên cứu xã hội đều nói việc xem TV hay việc dùng các thiết bị số quá nhiều rất không tốt cho phát triển tư duy. Tư duy trẻ con được phát triển tốt nhất khi các con vui chơi một cách tự nhiên mà không cần dùng một hình thức công nghệ nào để kích thích não.
Nói một cách nôm na, những suy nghĩ sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại là nhờ bạn ngồi nhìn quả táo rơi rồi suy nghĩ một cách trừu tượng chứ không phải nhờ nhìn chăm chăm vào một cái màn hình.
Nhiều người biết điều này, GS Ngô Bảo Châu chẳng hạn, anh ấy vẫn thường nói với chúng tôi rằng ở nhà không hay cho con cái xem TV. Tôi cũng vậy, giới hạn việc xem TV của các con mỗi ngày nửa tiếng. Nếu trẻ sử dụng nhiều TV và thiết bị số thì sẽ không tự suy nghĩ được một khi không có một chất xúc tác theo kiểu số từ bên ngoài. Bạn phải biết rằng cái não của mình cũng rất lười, nó dễ bị lệ thuộc vào các chất xúc tác.
Vì những điều trên mà tôi cho rằng người thầy mới là nhân vật có thể làm tốt nhất vai trò giáo dục học sinh trong nhà trường. Hình thức giáo dục trực tuyến nếu được dùng như một kênh tham khảo thì không sao, còn áp dụng đại trà thì cần phải quan tâm tới việc giảm khả năng tư duy trừu tượng của học sinh - sinh viên.
Thiết bị CNTT và internet hiện tràn ngập khắp nơi, thậm chí nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của thanh thiếu niên. Và như vậy không thể cưỡng lại sự thâm nhập ngày càng sâu sắc của nó tới đời sống giáo dục?
Tất nhiên nó là một thành tố không thể thiếu được trong đời sống hiện đại. Nhưng như ở Mỹ chẳng hạn, hiện có rất nhiều người - kể cả thanh thiếu niên - lập ra một phong trào offline hoàn toàn, offline tuyệt đối.
Tôi tin vào khả năng cưỡng lại những cám dỗ của con người. Con người rất thông minh, dù họ bị cám dỗ bởi đủ mọi thứ gây nghiện, ví dụ như thuốc lá, nhưng họ đã nhìn thấy tác hại của chúng và sớm hay muộn họ cũng sẽ nghĩ ra cách để giải quyết, chống đỡ những cám dỗ đó.
Nhưng có lẽ mình cũng nên nghĩ xa hơn tới một tương lai dài hạn, chẳng hạn cố gắng làm sao đừng để 50 năm nữa phải tốn nhiều chục nghìn tỉ USD chữa cho những bệnh ung thư phổi là tốt nhất. Nghĩa là mình phải tìm cách cân bằng.
Có thể tôi hơi bảo thủ chăng? Nhưng với tư cách là một người đã và đang đi dạy từ hàng chục năm nay thì tôi thấy sự tương tác giữa thầy trò là những giá trị không thể đo lường được trong giáo dục. Thầy chỉ nhìn học trò bằng một ánh mắt nào đó thôi là tính truyền cảm trong bài giảng của thầy rất khác với việc trò ngồi xem video.
Những người làm giáo dục số nên nghĩ nhiều hơn về các giải pháp nhằm thể hiện mối quan hệ tương tác giữa người và người trong quá trình giáo dục. Những hoạt động tương tác giữa người với người tuyệt đối quan trọng cho sự phát triển tư duy của trẻ con. Những tư duy tự do đến với con người nhiều khi đơn giản chỉ là trong khi đi bộ ở trong rừng.
Anh lý giải thế nào về hiện tượng Mooc (khoá học đại trà trực tuyến mở - Massive Open Online Course) bùng nổ năm 2012 dù chúng mới xuất hiện năm 2011? Rồi Khan Academy cũng được nói đến như một điển hình của sự thành công trong xu hướng giáo dục trực tuyến, có thật sự là họ đã thành công?
 |
PGS Ngô Quang Hưng |
Theo như tôi biết thì Mooc hiện cũng đang ngắc ngoải ở Mỹ. Những người làm Mooc cũng đang “bơi” trong việc tìm ra hướng đi để cho nó sống. Nhưng như người ta vẫn nói, dự đoán rất là khó, nhất là đoán tương lai, cho nên tôi không dám khẳng định nó sẽ sống hay sẽ chết.
Những người làm công nghệ và những nhà giáo dục làm Mooc đều là những người rất thông minh của thế giới, có thể vài năm sau họ lại tìm được giải pháp nào đó để dung hòa những bất cập của Mooc. Tôi chỉ nói cái Mooc mà như chúng ta nhìn thấy ở những năm 2011, 2012 là cái không sống được, nhưng rồi biết đâu trong tương lai một hình thái khác của Mooc có lẽ rồi sẽ xuất hiện chăng?
Còn về Khan Academy, cho dù có thành công hay thất bại thì đó vẫn là một hiện tượng về giáo dục trên toàn cầu. Chắc chắn giá trị mà nó đã đạt được cũng rất cao. Nhưng như tôi đã phân tích, các chương trình giáo dục số cần được dùng như một tài liệu tham khảo hơn là một cái gì đó để thay thế phương thức giáo dục truyền thống. Nếu như trước đây mình chỉ có sách giáo khoa, tài liệu in trên giấy thì giờ mình có thêm một công cụ truyền thông mới để chuyển tải cùng một nội dung.
Mình không thể bỏ vai trò tương tác giữa thầy với trò, vì điều đó kết nối người học tới những gì đó lớn hơn cái mà người ta nhìn thấy được.
Giáo dục trực tuyến đang được một số nhà cải cách giáo dục kỳ vọng sẽ mang đến cho tương lai nền giáo dục VN một diện mạo mới. Theo anh, kỳ vọng này có vượt quá khả năng của Mooc?
Thực tế cho thấy hiệu quả giáo dục online chưa cao. Đúng là nhiều người đăng ký học online, nhưng người ta có học được gì ở online không lại là chuyện rất khác!
Mới đây, trong hội thảo Cải cách GD ĐH do Nhóm Đối thoại Giáo dục tổ chức ở TP Hồ Chí Minh có báo cáo của TS Giáp Văn Dương, Giám đốc Giapschools (một trường học trên mạng) về giáo dục số. Trong hội thảo, tôi cũng chia sẻ với TS Giáp Văn Dương quan điểm của mình. Chẳng hạn ở ĐH bang San Jose, Mỹ có 400 người đi học nhưng cuối cùng đến kỳ kiểm tra cho thấy chỉ khoảng 7% là thật sự học.
Theo tôi, một thách thức mà các chương trình GD online nói riêng cũng như Mooc nói chung là chỉ phù hợp với những người có khả năng tự học rất cao, những người mà theo như TS Đàm Quang Minh (Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ) nói là đều có trình độ tiến sĩ.
Trong khi đó những người làm Mooc đều có ý tưởng hướng tới mục tiêu đại trà hóa giáo dục, lý do để Mooc ra đời là phục vụ người học ở bất kỳ vùng miền nào của Tổ quốc, cho dù nó ở Lạng Sơn hay Cà Mau, miễn là họ truy cập được internet! Đây là một mâu thuẫn mà những người làm Mooc phải tìm cách giải quyết nếu muốn nó được “sống”.
Cảm ơn PGS Ngô Quang Hưng!
PGS Ngô Quang Hưng tốt nghiệp ĐH Bách khoa TPHCM năm 1995, bảo vệ luận án tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính ĐH Minnesota, Mỹ năm 2001. Từ 2001 đến nay anh giảng dạy và nghiên cứu ngành Khoa học Máy tính ĐH bang New York ở Buffalo. Hiện anh còn là thành viên Nhóm Đối thoại Giáo dục mà GS Ngô Bảo Châu là người khởi xướng. |
(Theo Qúy Hiên- Tiền Phong)
" alt=""/>Tương tác giữa người với người tuyệt đối quan trọng
Tự động hóa đang là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của các doanh nghiệp thời đại 4.0, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển robotics, ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại nhất để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường. Tại Việt Nam, Trung tâm Không gian mạng Viettel (VTCC) là đơn vị tiên phong, dẫn đầu về nghiên cứu phát triển công nghệ và cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho Tập đoàn Viettel, Chính phủ và doanh nghiệp, hoàn thành sứ mệnh kiến tạo xã hội số.Tại kho hàng của Viettel Post, rất nhiều công đoạn vận chuyển giờ đây đã không còn do con người đảm nhiệm, mà được chuyển giao cho “anh bạn” mang tên VMR-01. VMR-01 là robot kho vận sử dụng dẫn đường bằng thị giác máy tính tiên phong ở Việt Nam, do Trung tâm Không gian mạng Viettel phát triển. Robot này chịu được tải trọng hàng hóa lên đến 300kg, làm việc liên tiếp trong 8 giờ, di chuyển hàng hóa thông minh, khoa học, chính xác theo phân lối di chuyển được quy định trong kho hàng mà không cần người giám sát, tránh được mọi nhầm lẫn, sự cố… thường thấy ở lao động thủ công.
 |
Robot VMR-01 thực hiện công việc di chuyển hàng hóa |
“Robot kho vận VMR-01” của VTCC được ứng dụng trong khâu đưa hàng hóa từ dây chuyền phân loại, chia chọn ra các xe hàng để vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Ứng dụng robot kho vận vào kho của Viettel Post đã giảm 50% nhân sự vận hành hệ thống chia chọn, tương đương giảm khoảng 20 nhân sự/ hệ thống”, anh Nguyễn Kim Thuần, quản lý bộ phận tự động hóa của Viettel Post, hào hứng chia sẻ.
“Robot đã giúp nâng cao năng suất làm việc gấp 2,5 lần tốc độ nhân công bình thường, giảm chi phí hoạt động kho. Điều quan trọng là sử dụng công nghệ như thế này giúp giảm thiểu tai nạn khi thực hiện thủ công truyền thống bằng xe nâng tay và xe nâng máy dầu. Nhân công sẽ tập trung đảm nhiệm các công việc khác đỡ nặng nhọc, nguy hiểm và tính chất lặp lại. Nhờ đó, con người có thể tập trung vào các đầu việc phức tạp hơn”, anh Thuần cho biết thêm.
“Bộ não” vận hành robot với giá rẻ hơn… 10 lần
“Bộ não” robot vận hành của VTCC nằm ở công nghệ thị giác máy tính. Với công nghệ này, robot có khả năng xây dựng bản đồ, tái hiện cảnh quan, đường đi chính xác, rõ nét, làm nhiệm vụ dẫn đường, chỉ hướng đường đi. Trong quá trình di chuyển, robot sẽ luôn cập nhật các thông tin trạng thái như vị trí, tác vụ đang thực hiện, gửi tín hiệu lên máy chủ. Mọi vật cản xuất hiện trên hành trình di chuyển được robot nhận diện, phát hiện, đánh giá nguy cơ va chạm, tự động đưa ra phương án xử trí mà không cần sự can thiệp của con người.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ thị giác máy tính đóng vai trò “bộ não” của robot vận hành, thay vì sử dụng công nghệ radar hay LiDAR thường thấy ở các mẫu robot vận hành khác trong cùng công năng sử dụng. Tổng chi phí cho các cảm biến trên robot sử dụng công nghệ LiDAR lên tới hơn 200 triệu đồng. Đối với robot của VTCC, khi sử dụng công nghệ lõi thị giác máy tính, các cảm biến dẫn đường giá thành cao như LiDAR đều được thay thế bằng camera giá thành chỉ khoảng hơn 20 triệu đồng, được nhập từ các nhà cung cấp camera có thương hiệu trên thế giới
 |
Chuyên gia phát triển Robot tại Trung tâm Không gian mạng Viettel |
Điểm khởi đầu của hành trình hướng tới logistics thông minh
Trong thời gian tới, VTCC không chỉ cải tiến công năng, ứng dụng robot để giảm thiểu nhiều công đoạn vốn đang sử dụng nhiều nhân công trong dây chuyền vận chuyển, phân loại hàng trong kho hàng của Viettel Post, mà còn cung cấp các giải pháp để đồng bộ công nghệ, biến đổi hoàn toàn nhà kho Viettel Post trở thành nhà kho thông minh, khẳng định thương hiệu Viettel Post dẫn đầu về tự động hóa, chuyển đổi số trong ngành logictics tại Việt Nam.
“Trong 10 đến 20 năm nữa, Viettel Post mong muốn đưa số, máy móc, tự động hóa để tăng năng suất để hướng đến giá trị con người. Con người làm ít việc hơn, quản trị nhiều hơn để dành năng lực, trí tuệ cho các công việc cao hơn mà máy móc không thể thay thế. Chúng tôi kỳ vọng VTCC sẽ đồng hành cùng Viettel nghiên cứu, phát triển nhiều loại robot thông minh hơn, mang đến nhiều giải pháp công nghệ hiện đại, tối ưu hóa để tăng cường chuyển đổi số tại Viettel Post”, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc Viettel Post chia sẻ tiềm năng phát triển robot của VTCC trong lĩnh vực logictics.
 |
Robot VMR-01 |
Ngoài đơn đặt hàng sản xuất robot kho vận của Tổng công ty Bưu Chính Viettel trang bị trong megahub ở Hà Nội, VTCC đã khảo sát và tư vấn cho đối tác Digiworld (Thế Giới Số) về việc đưa robot kho vận vào ứng dụng trong kho hàng ở Đông Anh, Hà Nội. Nhìn lại hành trình chinh phục công nghệ lõi AI trong robotics, Trung tá Hoàng Ngọc Dương, Phó giám đốc VTCC tự hào: “VMR-01 là dòng sản phẩm robot đầu tiên của VTCC trong lĩnh vực Robot kho vận. Đây là cơ sở để trung tâm phát triển những dòng robot thực hiện những chức năng khác trong nhà kho như robot có gắn càng nâng để vận chuyển pallet, robot kéo xe hàng, robot nhặt hàng hóa… Những lựa chọn này sẽ thỏa mãn được yêu cầu đặc thù của hầu hết các loại nhà kho trong tương lai.
Ngoài ra, mục tiêu của VTCC là xây dựng được nền tảng AI Robot - một nền tảng phần mềm có thể ứng dụng để phát triển hầu hết các loại robot tự hành, giúp giảm thiểu thời gian trong chu trình phát triển robot. Chúng tôi hướng đến khát vọng đi đầu ngành trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, làm chủ công nghệ lõi AI để ứng dụng, phát các sản phẩm thông minh, góp phần tạo nên xã hội thông minh.”
Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025, VTCC đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các thiết bị thông minh, robotics sử dụng AI, Big Data vào ngành bưu chính, hỗ trợ đắc lực các công việc văn phòng, nhà hàng, khách sạn … hướng đến khát vọng trở thành một trong bốn đơn vị nghiên cứu công nghệ lõi hàng đầu Việt Nam. Robot kho vận VMR-01 được thử nghiệm thành công vào kho hàng của Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) là một trong những thành quả đầu tiên. |
Xuân Thạch
" alt=""/>Robot kho vận ‘Make in Viet Nam, by Viettel’
- Sáng 8/8, Bộ GD-ĐT công bố 3 mức điểm sànđại học dành riêng cho từng khối, cao nhất là 18 và thấp nhất là 13. Các mức điểm này nhằm đáp ứng tính đa dạng về yêu cầu chất lượng đầu vào của các cơ sở đào tạo. |
Thí sinh thi đại học. Ảnh: Văn Chung
|
Cụ thể như sau (mức điểm dành cho HSPT-KV3):
| Khối A | Khối A1 | Khối B | Khối C | Khối D |
Mức 1 | 17 | 17 | 18 | 17 | 17 |
Mức 2 | 14 | 14 | 15 | 14 | 14 |
Mức 3 | 13 | 13 | 14 | 13 | 13 |
Mức điểm tối thiểu xét tuyển cao đẳng như sau:
| Khối A | Khối A1 | Khối B | Khối C | Khối D |
Mức điểm | 10 | 10 | 11 | 10 | 10 |
Nguồn tuyển dồi dào
Sau hơn 1,5 giờ thảo luận, Hội đồng đã xác định các mức điểm xét tuyển cơ bản.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Hội đồng thống nhất cao ở ba tiêu chí: Phổ điểm của các khối thi đã công bố khá lý tưởng, dịch chuyển về phía bên tay phải. Phổ điểm khối A, A1, B có đỉnh cao hơn năm trước khoảng 3 điểm. Phổ điểm khối C, D tương đương.
Điểm trung bình là mức điểm thí sinh đạt được nhiều nhất. Điểm thi của các trường cũng không có sự đột biến. Vì vậy xác định phổ điểm dễ hơn.
Mặc dù số lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay giảm hơn 20% so với năm trước, nhưng số lượng thí sinh dự thi thực tế tương đương năm 2013, vào khoảng 1,05 triệu thí sinh.
Hội đồng không xác định điểm sàn mà xác định tiêu chí thế nào thí sinh vào học ĐH, CĐ được. Trong khi thảo luận, có những thành viên trong hội đồng cho rằng muốn học đại học được thí sinh phải đạt 15 điểm.
Tuy nhiên, từ trước đến nay điểm sàn tính dựa trên phổ điểm chứ không phải là điểm trung bình. Thực tế thí sinh vào học khi tính điểm sàn theo phổ điểm vẫn đảm bảo chất lượng.
Vì vậy, Hội đồng đã xác định mức điểm tối thiểu thí sinh học đại được căn cứ trên phổ điểm của năm 2014, ở khối B là 14, các khối còn lại là 13.
Mức 2: căn cứ trên trung vị của phổ điểm, bằng Mức 3 + 1 điểm.
Mức 1: là mức cao nhất, dựa trên cơ sở từ 20 – 30% thí sinh đạt được. Mức điểm này dành cho các trường nhóm trên. Mức 1 = Mức 2 + 3 điểm.
Quy trình xét các mức điểm đảm bảo chất lượng khác cơ bản so với các xét điểm sàn trước đây. Hội đồng tính toán theo tỉ lệ % thí sinh đạt được chứ không tính theo con số tuyệt đối như trước.
Với cách tính này, có 65% thí sinh dự thi đạt được Mức 3, tương đương với khoảng 650 nghìn thí sinh.
Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh đại học là 350 nghìn. Như vậy nguồn tuyển khá thoải mái. So sánh với năm 2013, mức dôi dư của năm 2014 lớn hơn.
Ông Ga cũng lưu ý, vì các trường xét tuyển từ trên xuống dưới nên không phải thí sinh nào đạt từ mức 3 trở lên cũng trúng tuyển vào đại học.
Các trường nhóm giữa cần cân nhắc nhiều mặt khi lựa chọn mức điểm của trường mình, chia sẻ khó khăn của cả hệ thống.
Đối với bậc cao đẳng, có nhiều ý kiến đề nghị giảm thêm so với mức 3 điểm. Nhưng từ thực tế điểm thi của thí sinh, mức điểm cao đẳng lấy từ mức thấp nhất của đại học trừ đi 3 vẫn có 80% thí sinh đạt (từ 10 điểm trở lên). Giảm nữa sẽ cạn nguồn tuyển của TCCN và trường nghề.
Tiêu chí xếp hạng trường
Ông Ga cho biết, các mức điểm này sẽ phân khúc nguồn tuyển. Các trường nhóm trên lấy mức cao nhất, các trường nhóm trung bình ở mức 2, và các trường mới thành lập, đang trongq úa trình phát triển ở mức 3.
Với phân khúc này, các trường cần hết sức cân nhắc khi chọn lựa mức đầu vào. Bởi vì, xã hội cũng dựa vào đây để đánh giá.
Bộ đang xây dựng tiêu chí xếp hạng đại học. Đây sẽ là một trong những tiêu chí để xếp hạng trường. Vì vậy, việc đưa ra các mức điểm cơ bản sẽ tập cho các trường dần có tính toán cụ thể, không chỉ lo tuyển đủ chỉ tiêu mà quên đi uy tín chất lượng.
Sau khi kết thúc buổi họp, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, trả lời thêm một số câu hỏi của báo chí. Trung vị của điểm thi có phải là mức 50% thí sinh đạt được không, thưa ông? - Khái niệm trung vị là tại điểm đó có 50% đạt được. Thực tế, mức 3 = trung vị - 0,5 điểm; mức 2 = trung vị + 0,5 điểm. Bộ GD-ĐT thống kê có 1.05 triệu thí sinh dự thi. Nhưng trên thực tế có những thí sinh vẫn thi hai khối, vẫn có con số ảo, nên có thể số lượng thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vào đại học không lớn như dự kiến. Bộ có tính toán điều này không? - Năm nay chúng tôi phân tích cụ thể chi tiết hơn. Số liệu tính toán là thí sinh thi đầy đủ cả 3 môn ở mỗi khối thi. Khi nào Bộ công bố số lượng cụ thể thí sinh đạt được ở 3 mức điểm để các trường căn cứ vào đó lựa chọn mức điểm cho trường mình? - Bộ không công bố con số cụ thể mà chỉ có tỉ lệ phần trăm. Các trường căn cứ vào chỉ tiêu, vào số lượng thí sinh dự thi, vào kết quả thi của thí sinh đã đạt được để có sự lựa chọn phù hợp. Bộ cho rằng đây sẽ là một tiêu chí để xếp hạng đại học. tuy nhiên, có thể từ năm 2015 không còn kỳ thi tuyển sinh riêng như thế này nữa. Vậy thì có nên lấy két quả chỉ có giá trị trong 1 năm để xếp hạng các trường không? - Việc căn cứ vào ngưỡng xét tuyển chỉ là một trong những tham số để xếp hạng trường. Nên cho dù là hình thức thi nào thì cũng có những tiêu chí hết sức cụ thể để xác định chất lượng thí sinh của trường đó và thực hiện phân tầng. Tùy vào hình thức thi như thế nào sẽ có tiêu chí như thế đó. Việc này sẽ tường mình và rõ ràng. |
" alt=""/>Điểm xét tuyển đại học từ 13