Sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án chuyển nhượng khu đất công 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM, ông Nguyễn Quốc Cường (còn được gọi là Cường “đô la”), con trai bà Loan, được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai.
Kể từ khi rời Quốc Cường Gia Lai từ năm 2018 để xây dựng sự nghiệp riêng, ông Cường “đô la” hầu như không còn liên quan đến công ty. Tuy nhiên, sau khi ngồi vào “ghế nóng” từ ngày 23/7 đến nay, ông Cường “đô la” đã cho Quốc Cường Gia Lai mượn 30 tỷ đồng.
Trong danh sách lãnh đạo thường xuyên cho Quốc Cường Gia Lai mượn tiền có bà Như Loan và con gái Nguyễn Ngọc Huyền My. Tính đến cuối tháng 9/2024, bà Loan và con gái lần lượt cho Quốc Cường Gia Lai mượn 2 tỷ đồng và 50,7 tỷ đồng.
Như vậy, bà Như Loan và hai con đang cho Quốc Cường Gia Lai mượn gần 83 tỷ đồng. Ngoài số tiền này, công ty còn phải trả 478 tỷ đồng đã mượn của các cá nhân và doanh nghiệp liên quan.
Số phận dự án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào cuối tháng 7/2024 vừa qua, ông Cường “đô la” cho rằng mối lo của Quốc Cường Gia Lai hiện nay là khoản nợ 2.882 tỷ đồng phải trả để bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đây là số tiền được công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đặt cọc cho Quốc Cường Gia Lai để nhận chuyển nhượng dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Tuy nhiên, thương vụ này không thành.
Trước câu hỏi về hướng xử lý khoản nợ trên, ông Cường “đô la” cho biết công ty sẽ thoái vốn tại 3 dự án thuỷ điện và tập trung xử lý hàng tồn kho tại các dự án bất động sản, dự kiến thu về khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, sau khi trả xong 2.882 tỷ đồng, công ty sẽ nhận lại dự án và có kế hoạch triển khai tiếp theo hướng phù hợp.
Tính đến hết tháng 9/2024, Quốc Cường Gia Lai vẫn còn ghi nhận khoản phải trả 2.882 tỷ đồng liên quan đến dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển.
Không khí sôi động, cảm xúc thăng hoa, đó là những gì mà hàng vạn du khách đến với “siêu vũ trụ giải trí” Grand World (Ocean City) cảm nhận được trong ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Suốt từ sáng sớm cho tới đêm khuya, Grand World luôn trong không khí hội hè bất tận.
Không khí cuồng nhiệt tại Grand World đến từ những trải nghiệm đa dạng và đặc sắc, từ hoạt động mua sắm, vui chơi, giải trí không giới hạn tại phân khu Venice cho đến các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, lễ hội văn hóa, ẩm thực độc đáo mang đậm hơi thở Hàn Quốc diễn ra tại phân khu K-Town vừa ra mắt.
Ngay từ sáng sớm, dù thời tiết đã bắt đầu vào hè với nền nhiệt cao, nhưng không thể cản bước được du khách đến với Grand World. Do đây là thời điểm chụp ảnh đẹp nhất trong ngày, nhiều người đã cố gắng có mặt thật sớm tại khu vực sông Venice, bến thuyền Gondola, cầu Đông - Tây hay các con phố “chuẩn Hàn” thơ mộng tại phân khu K-Town…
“Nhóm 5 người chúng tôi thậm chí còn thuê riêng một thợ chụp ảnh trọn ngày. Với cảnh quan kỳ vĩ và ấn tượng nơi đây thì chỉ cần giơ máy lên là đã có ảnh đẹp”, Hằng Nga (21 tuổi) cho biết.
Các cửa hàng mua sắm, giải trí như tiệm gắp gấu Hi Tiger, Mê cung gương - Mirror Mage, Ghost House, Genesis Escape, PickMe, Photobooth, KAKAO Friends… thu hút lượng lớn khách hàng trẻ. Trong khi đó, các cửa hàng cafe, ẩm thực như Long Wang, Bò Tơ Quán Mộc, Snow Island, Bonchon Chicken, Cafe De Măng Đen, Cộng Cà Phê… lại là điểm dừng chân yêu thích được các gia đình, nhóm bạn lựa chọn.
“Vừa thảnh thơi thưởng thức những món ngon trứ danh, vừa tận hưởng cảnh quang tráng lệ như tại trời Âu hay xứ Hàn là trải nghiệm khó có thể tìm kiếm ở nơi nào khác”, chị Hồng Anh, du khách từ Bắc Ninh chia sẻ.
Trò chơi mô phỏng tựa game cực hot tại Hàn Quốc Squid Game tổ chức tại K-Town thu hút 500 bạn trẻ đăng ký tham dự
Dòng du khách bắt đầu tăng khi thời tiết mát mẻ hơn vào cuối buổi chiều. Tâm điểm là phân khu K-Town - phố chuẩn Hàn mới được ra mắt vào ngày 26/4 với 200 cửa hàng đa dạng sản phẩm, dịch vụ mang đậm văn hóa xứ sở kim chi.
Trải nghiệm “xuyên không” về triều đại Joseon được nhiều Gen Z hưởng ứng bằng cách khoác lên mình những bộ Hanbok truyền thống nhiều màu sắc. Cùng lúc, những fan của K-Pop được thỏa mãn tình yêu của mình với văn hóa xứ Hàn, khi tham gia trình diễn múa quạt truyền thống, thử sức với cuộc thi K-pop Dance Cover.
Thời điểm Grand World lên đèn, cũng là lúc “sức nóng” của “siêu vũ trụ giải trí” này đạt đến đỉnh điểm với hàng loạt sự kiện trình diễn âm thanh và ánh sáng hoành tráng. Trong số đó, không thể bỏ qua là Show diễn thực cảnh kỷ lục The Grand Voyage bên dòng sông Venice thơ mộng. Công nghệ mapping 3D trên sân khấu thuyền đưa du khách du ngoạn tới tận trời Âu lãng mạn. “Dù đã thưởng thức show diễn này nhiều lần nhưng lần nào tới đây tôi cũng không thể bỏ qua. Hoành tráng, mãn nhãn, bùng nổ cảm xúc và quan trọng là hoàn toàn miễn phí”, Diệu Hằng (22 tuổi) hào hứng chia sẻ.
Sau những màn trình diễn đặc sắc, biển người tại Grand World lại được cùng nhau thưởng thức màn trình diễn bắn pháo hoa 120m rực rỡ trên bầu trời. Đây là điểm nhấn ấn tượng khép lại một ngày trải nghiệm hứng khởi và khó quên đối với hàng vạn du khách.
Không chỉ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, sức nóng của Grand World sẽ còn tiếp tục được thổi bùng trong suốt 365 ngày của năm với hàng loạt sự kiện hoành tráng liên tục được tổ chức. Song song với đó là các hoạt động chào hè diễn ra tại công viên nước VinWonders Hà Nội Water Park (Vinhomes Ocean Park 3), tổ hợp biển tạo sóng VinWonders Hà Nội Wave Park (Vinhomes Ocean Park 2)… ở “nơi đáng sống” Ocean City. Chuỗi sự kiện và hoạt động quy mô và thường xuyên này hứa hẹn tiếp tục thúc đẩy một lượng du khách khổng lồ đến với “siêu vũ trụ giải trí” Grand World trong thời gian tới.
Thanh Hà
" alt=""/>Hàng vạn lượt khách đổ về Grand World trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4Quán bánh mì tấp nập lúc 22h đêm (Video: Như Khánh)
Tiệm bánh mì có không gian nhỏ gọn, không trưng bày cầu kỳ, chỉ có tấm biển hiệu in dòng chữ “Bánh mì cô Điệp” cùng một chiếc bàn inox nhỏ đặt phía trước thềm. Trên bàn xếp đầy đủ, ngăn nắp các nguyên liệu tươi ngon để dồn bánh mì như pa tê, bơ, chả, thịt nguội, thịt ba rọi, chà bông, xíu mại, rau sống, nước sốt. Tất cả đều do gia đình bà Điệp tự làm, để đảm bảo về chất lượng.
"Tôi chú trọng từ gia vị. Chẳng hạn như bột ngọt, bột nêm đều được chọn mua ở nơi uy tín, vì nếu mua hàng giá rẻ tràn lan, không nhãn mác thì không đảm bảo an toàn cho người ăn. Tất cả nguyên liệu khác nhập về từ sáng sớm, đảm bảo bán hết trong ngày, không bao giờ để sang ngày mới”, bà Điệp chia sẻ.
Tiệm bánh mì của bà Điệp mở bán từ 6-7 giờ sáng đến 24 giờ đêm mỗi ngày. Gần chục thành viên trong gia đình bà Điệp thay nhau đứng bán vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Trước các khung giờ cao điểm, bánh mì được dồn để sẵn mới kịp bán.
Giá bánh mì ở đây khoảng 12.000 đồng – 25.000 đồng mỗi ổ. Có khách khó khăn chỉ mua ổ 7.000 đồng, chủ tiệm cũng vui vẻ bán. Theo lời bà Điệp, trung bình từ 6 giờ đến 10 giờ sáng sẽ bán 600 ổ. Từ 10 giờ đến 2 giờ chiều khoảng 200 ổ. Thời gian còn lại quán bán thêm khoảng 700 ổ. Trung bình mỗi ngày, tiệm bánh mì của bà Điệp bán từ 1500-2000 ổ.
“Tôi bán cho đủ khách, từ trẻ đến già, người khó khăn đến người có điều kiện. Nhiều khi họ khó khăn quá chỉ còn có vài nghìn thì tôi cũng bán hoặc cho luôn. Như ổ 7.000 đồng, ổ này có pa tê và bơ, cũng đủ ấm bụng người ta.
Các nguyên liệu ở tiệm cũng truyền thống và đơn giản như những nơi khác thôi, nhưng cái quan trọng là chất lượng thực phẩm và thái độ của mình với khách. Tôi luôn căn dặn các cháu phải vui vẻ, niềm nở, tôn trọng bất kỳ khách nào mua bánh mì", bà Điệp tâm sự.
Như món bơ ở tiệm, bà chọn loại dầu làm bơ để phần bơ thành phẩm không quá ngấy nhưng vẫn béo, thơm. "Đặc biệt là loại dầu tôi dùng không làm người ăn bị khó tiêu hoá như những loại dầu ăn thông thường”, bà Điệp cho hay.
Đồng hồ điểm 22 giờ đêm, chủ lò bánh mì vẫn đang giao thêm cho tiệm 2 rổ lớn bánh mì nóng hổi, mỗi rổ khoảng 120 chiếc, phục vụ quán bán từ giờ đến 12 giờ khuya. Bánh mì sau khi giao sẽ được tiệm hâm nóng liên tục trong một cái lò than ở phía bên dưới quầy nguyên liệu.
“Không phải nơi nào cũng hâm nóng vỏ bánh mì thế này, tiệm mình làm thế để ổ bánh mì luôn được ấm nóng, giòn và thơm. Khách ăn cũng sẽ bắt miệng hơn nhất là vào buổi đêm thế này”, chị Thuý , người cháu phụ bà Điệp bán bánh mì hơn chục năm nay chia sẻ.
Bạn Bùi Thị Ái (SN 2002, Bình Tân) tranh thủ tạt vào tiệm mua vài ổ bánh mì để lót bụng đêm sau khi tan học về muộn. “Mình thích bánh mì của cô, vỏ bánh mì lúc nào cũng ấm nóng, phần thịt dồn thì tươi, ngon mà giá cũng hợp lý. Nhưng đôi khi chan hơi ít nước nên bị khô một chút. Nhìn chung thì quán thân thiện, dễ thương lắm”, thực khách này chia sẻ.
Tiệm bắt đầu nhận bánh mì và các loại thịt tươi từ 5 giờ sáng, sau đó bà Điệp cùng các con, các cháu bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để kịp bán. Như với thịt nguội, bà Điệp cho biết mình dùng khuôn để ép thịt và dùng máy để bào mỏng, làm như thế miếng thịt vừa mịn, vừa đẹp mắt mà còn vừa ăn, không quá dày cũng không quá mỏng. Thay vì cắt nhỏ chả và thịt nguội như nhiều nơi khác thì bà chọn cách cắt miếng hình chữ nhật theo chiều dài của bánh mì để dàn đều nguyên liệu.
Ở tuổi 73, bà Điệp vẫn minh mẫn và yêu nghề truyền thống của gia đình. Bà theo mẹ bán bánh mì từ năm 10 tuổi, cũng là người duy nhất trong gia đình 13 con nối nghiệp nghề bánh mì của mẹ. Bà Điệp hạnh phúc vì cô con gái duy nhất của mình cũng theo nghề ấy. Giờ đây, nhìn con gái, các cháu trong nhà thay nhau phụ trông coi tiệm, giữ gìn nghề, bà Điệp an tâm.
"Tôi nói thật là bán bánh mì dễ giàu lắm. Giờ cho tôi bán bánh mì nuôi 10 đứa con ăn học tôi cũng chịu, tuy có cực đó nhưng tôi thích và đam mê dữ lắm”, bà Điệp khẳng định đầy tự tin.
"Mấy chục năm qua tôi đều đi ngủ vào lúc 2 giờ sáng, vì trông con cháu buôn bán xong lại phải tính tới các nguyên liệu, đồ dùng cho ngày bán mới. Chỉ khi xong xuôi hết tôi mới yên tâm đi ngủ. Vậy nên nhiều khi huyết áp tăng nhưng cũng phải ráng, yêu cái nghề này quá rồi thì biết làm sao được”, bà Điệp tâm sự.
Võ Như Khánh