Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đưa ra dự đoán, điểm chuẩn của các ngành/nhóm ngành thu hút lượng hồ sơ lớn như Khoa học Máy tính, nhóm ngành Điện-Điện tử, nhóm ngành Cơ Khí-Cơ điện tử, Hoá-Sinh-Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Công nghiệp, nhóm ngành Hệ thống Công nghiệp-Logistics, Kỹ thuật Ô tô... điểm chuẩn có thể cao hơn điểm chuẩn năm 2018 từ 1.5 điểm.
Đặc biệt, năm 2019, ngành Kỹ thuật Máy tính được tuyển sinh riêng so với ngành Khoa học Máy tính, điểm chuẩn có thể sẽ thấp hơn điểm chuẩn của nhóm ngành này năm 2018.
Nhóm các ngành có điểm chuẩn năm 2018 nằm ở mức giữa của phổ điểm, như nhóm ngành Xây dựng, nhóm ngành Tàu Thuỷ-Hàng không có lẽ giữ nguyên hoặc tăng từ 0.5 điểm.
Các ngành có nhu cầu xã hội thấp hoặc bị định kiến hoặc xã hội chưa biết đến nhiều như Kỹ thuật Vật liệu, nhóm ngành Môi trường, Trắc địa-Bản đồ, Công nghệ Vật liệu Xây dựng, Cơ Kỹ thuật, Vật lý Kỹ thuật, Kỹ thuật Nhiệt, nhóm ngành Dệt-May, nhóm ngành Địa chất-Dầu khí, Bảo dưỡng Công nghiệp có lẽ điểm chuẩn không biến động nhiều.
Ngoài ra, đối với ngành đào tạo Chất lượng cao/Tiên tiến của trường, do chỉ tiêu dành cho các ngành này năm nay có tăng hơn, nên có lẽ điểm chuẩn cũng ít biến động.
Lê Huyền
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn theo diện xét tuyển học bạ, ngành cao nhất có điểm chuẩn 29,5.
" alt=""/>Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tăng,điểm sàn xét tuyển từ 18Trước đây, do làm hồ sơ, sổ sách chủ yếu theo hình thức thủ công hoặc bảng biểu tự kẻ trên máy tính nên việc cập nhật các thông tin cán bộ, hội viên của Hội LHPN huyện Bá Thước thường mất rất nhiều thời gian, công tác lưu trữ gặp nhiều khó khăn do giấy tờ có thể bị thất lạc. Mặt khác, việc triển khai các nhiệm vụ, phong trào và nắm bắt thông tin ở các tổ chức hội cơ sở cũng chưa thực sự linh hoạt, thường phải thông qua qua các kỳ sinh hoạt, hội nghị sơ kết, tổng kết và trao đổi bằng điện thoại, công văn... Những năm trở lại đây, cán bộ hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở đã chủ động tiếp cận, tích cực học hỏi và ứng dụng CNTT trong các hoạt động công tác hội.
Đơn cử như, Hội LHPN thị trấn Cành Nàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động hội mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cành Nàng Lê Thị Bảy cho biết: Trước đây, khi CNTT chưa phát triển, việc liên lạc, thông tin với các chi hội rất khó khăn, đặc biệt khi cần số liệu đến các khu phố khảo sát và lấy thông tin mất nhiều thời gian.
Các phong trào thi đua, các cuộc vận động triển khai nhưng sự hưởng ứng của hội viên ít, không sôi nổi, các hoạt động không được đông đảo các chị em cán bộ, hội viên hưởng ứng. Từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN thị trấn đã tổ chức triển khai cho các chi hội trưởng, chi hội phó sử dụng CNTT vào công tác hội và trên các nền tảng mạng xã hội, như zalo, facebook...
Nhờ đó, việc tuyên truyền, triển khai các công việc khẩn, đột xuất mang lại hiệu quả cao, nhất là các phong trào “5 không 3 sạch”, “Nhà sạch vườn mẫu”, các mô hình, CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Tiểu thương”, “An toàn thực phẩm”...; các phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, nhảy dân vũ được lan tỏa sâu, rộng trên các nền tảng mạng xã hội, góp phần thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội.
Bà Lê Thị Hải Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước chia sẻ: Ứng dụng CNTT ở Hội LHPN huyện Bá Thước đã góp phần nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc, giúp hội viên dễ dàng tiếp cận thông tin. Các cấp hội đã khai thác, sử dụng hiệu quả tính năng mạng xã hội facebook, zalo, lập các nhóm để cán bộ, hội viên tìm kiếm, chia sẻ bài viết về các hoạt động, chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ. Từ đó, giúp hội viên dễ dàng tiếp cận được những thông tin hữu ích, thúc đẩy các phong trào chung của hội có sức lan tỏa hơn đến toàn thể các chị em.
Ngoài ra, hiệu quả từ phần mềm quản lý hội viên cũng giúp việc nhập và lưu trữ các thông tin, dữ liệu trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều, góp phần nâng cao chất lượng công việc. Cũng nhờ ứng dụng CNTT trong hoạt động hội đã giúp công tác tuyên truyền, vận động hội viên, Nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua được nhiều người truy cập, nắm bắt thông tin và hưởng ứng thực hiện.
Rất nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo... được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, vừa đảm bảo thông tin, đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, mở rộng số lượng và đối tượng được cung cấp thông tin; góp phần tích cực vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành.
Thời gian tới, Hội LHPN huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên sử dụng thành thạo những phần mềm cơ bản, thực hiện chế độ thông tin báo cáo qua không gian mạng, biểu dương, khen thưởng, giới thiệu những điển hình cán bộ, hội viên đi đầu, có những cách làm hay và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ trên nền tảng công nghệ số.
Trình độ của chị em được nâng lên, tinh thần của chị em ngày càng được cải thiện, vị thế, vai trò của phụ nữ từng bước được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực; từ đó đã đóng góp quan trọng vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.
Theo Ngọc Tiến(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Phụ nữ huyện Bá Thước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hộiẢnh minh họa. (Nguồn: rtl.de)
Huyện Anhalt-Bitterfeld thuộc bang Sachsen-Anhalt của Đức đã trở thành khu vực đầu tiên ở nước này phải ban bố tình trạng thảm họa về mạng sau khi các máy chủ của huyện bị tin tặc tấn công khiến toàn bộ hệ thống quản lý hành chính của huyện bị phong tỏa, mọi dịch vụ xã hội cho cư dân địa phương bị đình trệ.
Để có thể nhanh chóng phản ứng với vụ tấn công nghiêm trọng này, huyện Anhalt-Bitterfeld đã phải ban bố tình trạng thảm họa.
Thông báo của chính quyền huyện cho biết, hoạt động của chính quyền địa phương phải ngừng vận hành trong gần hai tuần vì hệ thống máy chủ bị tin tắc tấn công hôm 6/7.
Một phát ngôn viên chính quyền địa phương cho biết: "Chúng tôi thực tế hoàn toàn tê liệt và tình hình sẽ có thể kéo dài sang tuần tới."
Hiện cả huyện với dân số khoảng 157.000 người này không thể thực hiện chi trả các khoản phúc lợi xã hội và phụ cấp cho người dân. Vụ tấn công xảy ra vào ngày 6/7 khi một số máy chủ bị nhiễm mã độc từ một nguồn chưa rõ. Sau đó, một lượng tệp dữ liệu không được xác định đã bị mã hoá. Tất cả các hệ thống quan trọng đã được ngắt kết nối khỏi mạng để ngăn chặn rò rỉ dữ liệu.
Để có thể nhanh chóng phản ứng với vụ tấn công, chính quyền huyện đã phải ban bố tình trạng thảm họa mạng và nhiệm vụ của các nhà điều tra là tìm kiếm nguồn nhiễm mã độc, phân tích và phòng chống virus phát tán. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của cả huyện phải được xây dựng lại để nhanh chóng nối lại các hoạt động phục vụ nhân dân.
Giới thạo tin nhận định vụ tấn công có thể là một hình thức tống tiền, khi chúng mã hóa dữ liệu và phải thanh toán cho chúng một khoản tiền nhất định mới có thể mở lại được dữ liệu đó.
Giới chuyên gia về bảo mật cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở các địa phương của Đức dường như ít được bảo vệ nhất trong trường hợp bị tấn công mạng, dù các hệ thống này liên kết với rất nhiều dữ liệu công dân. Hệ thống công nghệ thông tin ở các địa phương hầu hết lỗi thời và chỉ có những bộ phận nhỏ phụ trách về công nghệ thông tin.
Mặc dù Đức có Trung tâm phòng vệ mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn Công nghệ thông tin (BSI), song chủ yếu theo dõi và ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào hệ thống trọng yếu của liên bang.
Trong vài tháng qua, các cuộc tấn công của các nhóm tội phạm mạng đã gia tăng mạnh khi chúng nhằm vào các công ty và các tổ chức công. Gần đây, công ty y tế và Bệnh viện thành phố Düsseldorf cũng bị tấn công, buộc nhiều bộ phận phải tạm đóng cửa.
Tuần trước, một cuộc tấn công mạng của một nhóm tống tiền đã ảnh hưởng đến hàng trăm công ty.
Theo Vietnam+
Thông thường khi có một vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra nhằm xác định thủ phạm, bắt giữ và truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, đối với tội phạm mạng thì điều đó sẽ phức tạp hơn nhiều.
" alt=""/>Đức bị tin tặc tấn công, ban bố tình trạng thảm họa mạng