SEA Games 32 sẽ diễn ra tại Campuchia từ ngày 5 - 17/5/2023 với 10 đội tham gia. Tại lễ xuất quân của Đoàn thể thao Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 32 Đặng Hà Việt cho biết: “Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 32 gồm 1.003 thành viên, trong đó có 702 vận động viên (VĐV), 189 huấn luyện viên, 10 chuyên gia; thi đấu 30/36 môn thể thao, 487/583 nội dung tại đại hội và phấn đấu đạt 89 - 120 Huy chương vàng, đứng trong tốp đầu các quốc gia tham dự, duy trì thứ hạng cao ở các môn thể thao Olympic, đồng thời quyết tâm bảo vệ thành công ngôi vô địch của hai đội tuyển bóng đá nam và nữ”.
Những thành quả SEA Games 31 để lại chính là động lực to lớn, giúp các VĐV sẵn sàng, quyết tâm vì “màu cờ, sắc áo”, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm và vinh dự với nước nhà.
Nhằm cổ vũ tinh thần cho các VĐV Việt Nam, tại Lễ xuất quân, Acecook Việt Nam đã trao tặng 1.000 thùng sản phẩm làm hành trang lên đường cho Đoàn và phần thưởng 500 triệu đồng cho các tập thể VĐV đạt thành tích Huy chương vàng (HCV), kèm “một năm sử dụng sản phẩm” cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích HCV.
Chia sẻ về lần đầu tiên đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 32, ông Kaneda Hiroki - Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam cho biết: “Chúng tôi hy vọng góp một phần hỗ trợ để các vận động viên đạt được nhiều thành tích, cũng như các mục tiêu dài hạn, vươn lên tầm cao mới tại các giải đấu trong khu vực và quốc tế. Sự kiện cũng là giúp Acecook được cống hiến cho xã hội Việt Nam, đặc biệt là cơ hội giúp thương hiệu tới gần hơn với người tiêu dùng”.
Với định hướng phát triển các sản phẩm ăn liền mang giá trị cao về chất lượng và sức khoẻ, đặc biệt lan toả sự tích cực cho toàn xã hội thông qua việc nâng cao ý thức rèn luyện thể thao, từ năm 2017, Acecook Việt Nam liên tục đồng và đóng góp cho nhiều sự kiện/tổ chức thể thao nước nhà như trở thành đối tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Giải bóng đá U15 quốc tế - Cúp Acecook 2019, Giải Chạy Lâm Đồng Trail 2022, Giải bóng đá Thanh niên Sinh viên Việt Nam 2023,...
“Hướng đến khẳng định vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền, Acecook Việt Nam luôn không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ kỹ thuật tiên tiến, sáng tạo nguyên liệu mang tính đột phá, nhằm tạo ra những sản phẩm ăn liền giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Acecook Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao sức khỏe toàn diện của người dân”, đại diện Acecook Việt Nam chia sẻ.
Doãn Phong
" alt=""/>Acecook Việt Nam đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 32Gửi đến VietNamNet, TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng có đôi điều cần trao đổi thêm. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
![]() |
TS Hoàng Ngọc Vinh |
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Luật Giáo dục 2019, các trường trung cấp, cao đẳng được tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT. Giấy chứng nhận này được học lên trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp.
Cụ thể, công văn số 2691/BGDĐT-GDĐH ngày 23/6/2017 và công văn số 4656/BGDĐT-GDTrH đã khẳng định rõ:" Thống nhất với đề nghị của Bộ LĐTBXH để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp".
Như vậy không hề có việc không cho các trường nghề dạy các môn văn hóa.
Vấn đề ở đây là một số trường nghề vừa muốn cho học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng tốt nghiệp THPT nên rất vướng bởi một số lý do.
Một là luật hiện hành chỉ cho phép học sinh trường nghề học đủ khối lượng các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD-ĐT và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT mà không phải học văn hóa trong trường nghề để thi tốt nghiệp THPT.
Luật Giáo dục 2019 quy định chỉ có các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) mới có chức năng thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT và cấp giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT). Bởi để nhận được một tấm bằng tốt nghiệp ở một trình độ nào đó người học và cơ sở giáo dục phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Đạt được chuẩn đầu ra của chương trình do cơ quan quản lý quy định.
2. Thời lượng học tập phải đáp ứng.
3. Chương trình giáo dục ( thiết kế nội dung và tổ chức thực hiện) phải đáp ứng được yêu cầu của chuẩn đầu ra.
4. Chất lượng, độ tin cậy kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập và thi cuối khoá.
5. Chịu sự thanh tra của cơ quan quản lý về tuyển sinh, thực hiện chương trình và tuân thủ qui chế đào tạo.
6. Đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng do cơ quan quản lý qui định (cơ sở vật chất, tiêu chuẩn đội ngũ thầy cô, tài chính...).
Nhưng các cơ sở GDNN ở địa phương lại chịu sự quản lý của Sở LĐ-TB&XH, không phải là cơ quan quản lý về GDPT. Vì vậy, tôi nghĩ cần đưa ra kiến giải chỗ này để đảm bảo thực thi đúng Luật và nâng cao hiệu quả quản lý.
"Thâm canh" giáo dục?
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi có nói:"... Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm?".
Tôi từng có 16 năm làm việc trong lĩnh vực GDNN, tham gia xây dựng chính sách GDNN ở Việt Nam và ở khu vực ASEAN, cũng biết nhiều về thực tế GDNN trên thế giới nhưng không đâu như ở Việt Nam. Chúng ta đào tạo người học sau lớp 9 (Điều 33 khoản 2) chỉ cần một năm hoặc hai năm rồi cấp bằng trung cấp theo Luật GDNN. Luật này với chỉ có 55,3% đại biểu thông qua có lẽ là tỉ lệ thấp nhất trong lịch sử làm Luật của QH mà tôi biết.
Mục tiêu đào tạo trung cấp ghi trong Luật chỉ vỏn vẹn có vài dòng tại Điều 4, khoản 2: "Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm".
Với một mục tiêu duy nhất như vậy mà có đến 3 khung thời gian đào tạo chắc chỉ có ở Việt Nam.
Mặt khác, chỉ học mỗi chương trình GDTX (khoảng 7,8 môn học) học sinh phải mất 3 năm trời vất vả mà có địa phương tỷ lệ đỗ tốt nghiệp còn dưới 25%.
Vậy liệu người học nghề có thể học một lúc hai văn bằng trong khung thời gian là 3 năm?. Điều này rất phản sư phạm vì gây ra sự quá tải cho người học. Nhìn sang Trung Quốc, học sinh phải mất 4 năm mới có thể nhận được cả bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề. Trong giáo dục không thể thâm canh tăng năng suất được trừ khi có giải pháp công nghệ đột phá.
Tôi rất tiếc là nhiều người đã không thể giải thích cho xã hội hiểu rằng bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp 9+3 là đủ để học đại học và có thể là điều kiện để làm việc ở trong và nước ngoài, được công nhận ở trình độ cấp trung học như hầu hết các quốc gia khác từ châu Âu qua châu Á và Mỹ.
Thứ ba, một cơ sở GDNN ra đời và hoạt động theo sứ mệnh của mình là đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu có dạy các môn văn hóa là để phục vụ cho sứ mệnh trên mà không phải là để dạy và cấp bằng tốt nghiệp THPT thì lại sai mất sứ mạng của mình là đào tạo nghề.
Cần phát triển hài hòa
Vấn đề thứ hai, "... Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam".
Tôi biết không có quốc gia nào muốn đổi mới sáng tạo mà không phát triển GDĐH. Nguyên nhân của thất nghiệp không phải chỉ do đào tạo. Những vấn đề về thể chế thị trường và nhu cầu nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa...cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp.
Tôi cho rằng, GDĐH Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm cũng như GDNN để nâng tầm chất lượng nhân lực của Việt Nam. Tuy vậy, thực chất cả hệ thống GDĐH đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ sự chỉ đạo của Chính phủ nhiều cơ chế mới ban hành gỡ bỏ những rào cản phát triển GDĐH. Tôi đang nhìn thấy sự chuyển động tích cực của GDĐH trong mấy năm qua nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ.
Mặt khác, trong cơ cấu trình độ nhân lực ở nước ta, lao động chưa có có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất cao trên 78%, lao động có trình độ từ ĐH trở lên khoảng trên 13%. Như vậy, vừa phải tăng cường đào tạo kỹ năng nghề vừa phải phát triển GDĐH có chất lượng nhiều hơn nữa thay vì đặt câu hỏi "...học để đại học nhiều để làm gì".
Không ai muốn Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất của thế giới dựa trên chi phí lao động cơ bắp. Trong khi cả quốc gia đang phải chuyển đổi số khẩn trương, quyết liệt thì không có cách nào hơn là phải phát triển GDĐH để phù hợp với tình hình mới.
Tài nguyên thiên nhiên rồi sẽ cạn kiệt, chỉ có nguồn lực con người và sự sáng tạo của con người là vô tận. Vì thế rất cần phát triển hài hòa cả GDPT, GDNN và GDĐH mà không nên "nhất bên trọng nhất bên khinh", tránh làm "méo mó" hình ảnh GDĐH cũng như GDNN ở Việt Nam hiện nay.
TS. Hoàng Ngọc Vinh
Phát biểu “có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam” của đại biểu quốc hội Bùi Sỹ Lợi mới đây đã gây nhiều tranh cãi.
" alt=""/>'3 bằng đại học vẫn thất nghiệp': Đôi điều trao đổi với Đại biểu quốc hội Bùi Sỹ LợiNgày 1/10, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “Thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch Nha Trang - Khánh Hòa” năm 2023. Cuộc thi nhằm tìm kiếm những mẫu thiết kế sản phẩm làm quà tặng du lịch có chất lượng, đa dạng màu sắc, chất liệu để phù hợp với định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa trong giai đoạn mới.
Đây cũng là sân chơi để các tổ chức, cá nhân phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật, thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch, góp phần làm phong phú bộ nhận diện hình ảnh, thương hiệu và quảng bá du lịch cho địa phương.
Bên cạnh đó, tác phẩm sẽ được sử dụng cho hoạt động tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch, các sự kiện trong nước và quốc tế… Vì thế, địa phương này đưa ra yêu cầu những tác phẩm dự thi buộc phải có tính thẩm mỹ, khái quát được đặc trưng du lịch của tỉnh, trong đó gắn liền du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa.
Đồng thời, ban tổ chức khuyến khích những mẫu thiết kế sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, ứng dụng cao thuận tiện cho việc chế tác, sản xuất đại trà, giá thành phù hợp cho khách du lịch và mọi đối tượng tiêu dùng.
Còn sản phẩm dự thi khá đa dạng, có thể là thiết kế độc lập, hoặc bộ sưu tập song có ghi chữ “Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa” bằng tiếng Việt và “Nha Trang - Khánh Hòa Tourism” bằng tiếng Anh… với bố cục hợp lý, hài hòa. Đặc biệt, mẫu quà tặng dự thi phải có ý tưởng mới hoàn toàn, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng và chưa được sản xuất, kinh doanh ngoài thị trường, chưa từng tham gia bất cứ cuộc thi nào trong và ngoài nước.
Đối tượng dự thi là tất cả tổ chức, công dân sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Người dự thi có thể gửi tác phẩm về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Khánh Hòa tại 61 Yersin, phường Phương Sài, TP Nha Trang. Thời gian gửi tác phẩm dự thi từ nay đến hết ngày 30/11/2023, và công bố kết quả trong tháng 12 năm nay.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, đơn vị mong muốn nhận nhiều tác phẩm dự thi để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tươi đẹp, mến khách. Sau khi mẫu thiết kế sản phẩm quà tặng được công nhận, Sở Du lịch sẽ sử dụng mẫu này để thiết kế và sử dụng rộng rãi làm thương hiệu du lịch của Khánh Hòa.
" alt=""/>Khánh Hòa tổ chức thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch