Ý tưởng khởi nghiệp của Rika bắt nguồn từ lời khuyên của bố. Ông cho rằng, một startup có thể làm nhiều công việc khác nhau. Nhờ sự động viên của bố, tháng 2/2013, nữ sinh thành lập công ty AMF. Để có 450.000 JPY (78 triệu đồng) khởi nghiệp ở tuổi 16, Rika lấy toàn bộ tiền tiết kiệm và vay nợ từ bố.
Nhớ lại quá trình khởi nghiệp, Rika cho biết, thách thức lớn nhất là xây dựng thương hiệu. Khi công ty đi vào hoạt động, nữ CEO trẻ gặp khó khăn trong việc điều hành, vì thiếu ý tưởng tìm kiếm khách hàng, lên kế hoạch, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo không nhiều.
Lúc này, Rika quyết định lập Blog và Twitter để chia sẻ hình ảnh cá nhân và câu chuyện xoay quanh cuộc sống. Nhờ đó, CEO trẻ được diễn đàn Internet 2channel chú ý và công ty công nghệ Cyber Agent mời về làm cộng tác.
Sau thời gian ngắn, AMF nhanh chóng gây ấn tượng với nhiều đối tác. Nữ CEO cho hay, lợi thế cạnh tranh của cô là sự trẻ trung và phong cách tiếp thị độc đáo. Điều này giúp cho AMF nhận được sự ủng hộ của nhiều công ty lớn.
Rika đã tư vấn cho dòng biểu tượng cảm xúc Panda Ichiro của công ty Recruit Jobs Co., tại Nhật Bản. Nữ CEO trẻ từng hợp tác với United Television Broadcasting (Los Angeles, Mỹ) sản xuất video. Ngoài ra, Rika còn là chủ nhân của ứng dụng báo thức trên điện thoại iPhone.
Với những thành công đạt được, năm 2016, Rika được tạp chí Forbes vinh danh là gương mặt tiêu biểu trẻ nhất dưới 30 (30 Under 30 Asia) có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo tại châu Á, ở tuổi 18. Chia sẻ động lực kinh doanh, Rika cho biết, bố là nguồn cảm hứng lớn nhất. Bố Rika là ông Ryuta Shiiki, CEO công ty sản xuất đèn flash hoạt hình DLE Inc.
Dù đạt được thành công sớm trong lĩnh vực kinh doanh, Rika vẫn quyết tâm học đến cùng. Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2017, Rika đỗ vào ngành Văn học của Đại học Keio-ngôi trường tư thục hàng đầu Nhật Bản. CEO của AMF khẳng định: "Tôi sẽ không từ bỏ việc học trong khi theo đuổi sự nghiệp". Đến năm 2021, nữ CEO trẻ tốt nghiệp đại học.
Khi chia sẻ câu chuyện bản thân, nữ CEO mong muốn có thể tạo ra những thay đổi vì thế hệ trẻ của đất nước và thế giới. "Nhiều bạn trẻ cùng tuổi của tôi không có ước mơ. Do đó, tôi muốn truyền động lực cho họ bằng cách thành lập công ty riêng", Rika chia sẻ.
CEO trẻ trải lòng thêm: "Đột nhiên tôi thấy sợ khi một ngày tôi rời khỏi thế giới, nhưng chưa làm được điều gì cho xã hội. Tôi muốn để lại dấu ấn khi mình còn tồn tại".
Hiện tại, sau hơn 10 năm thành lập, công ty AMF vẫn nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác trong và ngoài nước. Để đạt được thành quả này, nữ CEO đã cống hiến hết mình. Hồi cuối tháng 12/2023, Rika khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố đăng ký kết hôn với doanh nhân người Nhật.
Theo Sinchew
" alt=""/>Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Fosber châu Á vinh danhĐến nay, tổ chức Hội đã phủ kín từ 100% xã, phường, thị trấn đến huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở hầu hết các trường phổ thông và đại học đều có ban khuyến học. Nhiều hình thức xây dựng và phát triển quỹ khuyến học hình thành và ngày càng sáng tạo. Từ nguồn quỹ 100% xã hội hóa này, Hội khuyến học các cấp đã trao cho hàng triệu lượt học sinh và giáo viên, người lớn có thành tích học tập xuất sắc thông qua các hình thức trao học bổng hàng năm.
Đặc biệt, học bổng mang tên lời dạy của Bác “Học không bao giờ cùng” được các cấp hội trao vào dịp 19/5 ngày sinh nhật Bác hàng năm đã có sức lan tỏa lớn, động viên, khuyến khích tất cả mọi người hăng say học tập, nghiên cứu đạt kết quả tốt. Ngoài ra, quỹ khuyến học của các dòng họ phát triển mang đậm bản sắc truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn, đã tôn vinh vai trò gia đình, dòng họ trong xây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam.
Từ những kết quả đã đạt được, Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục có những kế hoạch, chương trình mới phù hợp với bối cảnh đất nước. Trong đó, hưởng ứng phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023-2030” do Thủ tướng phát động ngày 10/6/2023, Hội đã phát động và triển khai phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời để phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số” thông qua thực hiện mô hình “Công dân học tập”.
Hội cũng bắt đầu nghiên cứu chiến lược “Khuyến học xanh” hướng tới lứa tuổi người lao động từ 16 đến 44 tuổi để có trọng tâm, trọng điểm trong thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra.
Với những kết quả này, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay “cùng với tinh thần học đi đôi với hành, học tập suốt đời, chính Hội Khuyến học đã nêu cao một triết lý nữa, đó là hành động suốt đời”.
Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, cũng như yêu cầu tăng cường hơn nữa sự phối hợp hiệu quả giữa ngành giáo dục và Hội Khuyến học, Bộ trưởng gửi gắm tới Hội Khuyến học nhiều mong mỏi cụ thể.
Trong đó, Bộ trưởng mong mỏi việc khuyến học, khuyến tài sẽ hô ứng với ngành giáo dục ở chiều sâu hơn nữa, để khuyến khích học tập nhưng góp phần hạn chế bệnh thành tích. Khuyến học nhưng không khuyến thành tích, khuyến tài nhưng không thúc đẩy sự háo danh, không chuộng chạy theo cái danh; chỉ số sự phát triển cộng đồng, gia đình học tập không chỉ dừng lại ở bao nhiêu bằng cấp.
Cùng với việc đề cao tự học, trân trọng con người tự học, tự thành tài, theo Bộ trưởng, cần “khuyến” giúp nhau học, chia sẻ để không ai cô độc trên con đường học; khuyến khích tự học, nhưng gia tăng cơ hội, hỗ trợ trong cộng đồng, hình thành các cộng đồng học tập nhiều hơn nữa, tận dụng sức mạnh, cơ hội của thời đại nhiều hơn nữa.
Một vấn đề khác, Bộ trưởng mong muốn có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Khuyến học đó là công tác “phụ huynh vận”. Nhấn mạnh đây là việc lớn, có ý nghĩa quan trọng, Bộ trưởng bày tỏ trăn trở khi đâu đó còn có khoảng cách giữa phụ huynh và nhà trường; trong khi đó, nếu phụ huynh không thấu hiểu, đồng hành thì rất khó thực hiện đổi mới giáo dục.
“Phụ huynh vận là mong sự thấu hiểu, chia sẻ đúng cách, đúng bối cảnh, đúng hành động, đặc biệt là quan tâm đến trẻ em một cách đúng đắn. Mong Hội Khuyến học cùng đồng hành, hỗ trợ, vận động phụ huynh trong việc này. Đại sự nghiệp trồng người cần phải chăm lo cho đúng cách”, Bộ trưởng bày tỏ.