Những bức ảnh 'vỡ nét', chân thực hút giới trẻ
Đó là những bức ảnh mờ mờ, những chiếc máy khung kim loại nặng nề, dây đeo cổ tay, không thể chỉnh sửa tức thì để chia sẻ trên mạng xã hội ngay lập tức.
Anthony Tabarez, 18 tuổi, đã tổ chức lễ hội cuối năm cùng bạn bè ở trường. Thay vì sử dụng điện thoại thông minh để ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ trong ngày hôm đó, Anthony Tabarez đã sử dụng chiếc máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-230. Đây là chiếc máy ảnh của mẹ Anthony Tabarez. Nó màu bạc, 7,1 MP, sản xuất vào năm 2007.
Theo New York Times, từ khoảng năm cuối cấp 3, anh thường xuyên sử dụng chiếc máy ảnh cũ để ghi lại kỷ niệm cùng bạn bè trong lớp, cũng như các cuộc vui chơi, hội họp. Chiếc máy ảnh cũ của mẹ đã theo Anthony Tabarez nhiều nơi, chụp những bức ảnh của anh và bạn bè, khi vui vẻ nhất, thể hiện động tác đẹp nhất trên sàn nhạc, cũng như khi buồn chán nhất.
Anthony Tabarez nói: "Chúng tôi đã quá quen thuộc với chiếc điện thoại thông minh. Khi sử dụng thiết bị khác để chụp ảnh, tôi thấy vui hơn nhiều".
Những chiếc máy ảnh ra đời từ 'thời thơ ấu của Gen Z', vốn đã trở nên lỗi thời, nhưng đang thịnh hành trở lại.
Giới trẻ đang say sưa với sự mới lạ của giao diện cũ, làm sống lại trào lưu chụp ảnh máy kỹ thuật số một thời. Họ say mê giới thiệu chiếc máy ảnh cũ, những bức ảnh 'vỡ nét, mờ mờ' trên các trang mạng xã hội. Trên nền tảng TikTok, từ khoá #digitalcamera (máy ảnh kỹ thuật số) có hơn 184 triệu lượt xem và con số vẫn tiếp tục tăng.
Thậm chí, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Kylie Jenner, người mẫu Bella Hadid, 'nữ hoàng TikTok 71 triệu fan' Charli D'Amelio cũng hào hứng chia sẻ những bức ảnh chụp từ máy kỹ thuật số, bắt chước anh chị từ những năm 2000.
Zounia Rabotson, người mẫu ở thành phố New York cho biết: "Quay ngược thời gian là một ý tưởng tuyệt vời".
Mark Hunter, 37 tuổi, nhiếp ảnh gia chụp cuộc sống về đêm của người nổi tiếng bằng máy ảnh kỹ thuật số đầu những năm 2000 nói: "Nhiều người đang tìm thấy sự thú vị khi làm việc gì đó không dùng đến điện thoại thông mình. Họ nhận thấy một kết quả khác lạ với những điều họ đã quá quen thuộc".
Gen Z quay lưng với những bức ảnh bóng bẩy đã qua chỉnh sửa
Gen Z lớn lên cùng những chiếc điện thoại thông minh, chụp ảnh nhanh chóng và chỉnh sửa mau lẹ. Chỉ trong phút chốc đã chia sẻ trên khắp các mạng xã hội.
Năm ngoái, 36% thanh thiếu niên Mỹ cho biết họ đã dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội một cách không cần thiết. Những người trẻ ấy đang tìm cách thoát khỏi thiết bị làm suy nhược tinh thần họ, vượt qua cám dỗ từ chiếc điện thoại thông minh ấy.
Theo Daily mail, để sống tự do hơn, người trẻ Mỹ đang lục tung những chiếc hộp cũ của cha mẹ và lôi ra chiếc máy ảnh Canon PowerShot, Kodak EasyShare, Sony cyber shot. Nếu không có ở nhà, họ sẵn sàng mua lại trên trang web mua bán điện tử.
So với điện thoại thông minh ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số cũ hơn có ít megapixel hơn, thu ít chi tiết hơn, lấy ít ánh sáng hơn và kết quả cho ra bức ảnh có chất lượng thấp hơn.
Nhưng xu hướng mới giúp những người trẻ tìm kiếm tính chân thực, tự nhiên trong từng bức ảnh. Gen Z không còn mặn mà với những bức ảnh bóng bẩy đã qua chỉnh sửa trên điện thoại.
Rudra Sondhi, sinh viên năm nhất tại Đại học McMaster, Ontario chia sẻ những bức ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số của mình trên Instagram cá nhân.
Đó là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ ở tuổi trưởng thành, hay những sinh hoạt hàng ngày, loanh quanh trong phòng ký túc xá đến khoảnh khắc say sưa xem buổi biểu diễn của The Weeknd.
Rudra Sondhi chia sẻ rằng khi cho bạn bè xem lại những bức ảnh, mọi người ngay lập tức hiểu được khoảnh khắc đó là đặc biệt.
Anh cho biết: "Khi nhìn lại những bức ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số, tôi nhớ lại kỷ niệm rất cụ thể gắn liền với từng bức hình. Nhưng khi xem qua cuộn camera trên điện thoại, tôi hầu như không nhớ chi tiết khoảnh khắc đó và cảm thấy không có gì đặc biệt".
Brielle Saggese, chiến lược gia về phong cách sống, làm việc tại công ty dự báo xu hướng WGSN Insight chia sẻ rằng, với những người trẻ, máy ảnh kỹ thuật số khiến họ có cảm giác chân thực hơn, dù nó có hạn chế là không kết nối Internet.
Cô nói: "Những bức ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số truyền đạt cá tính khác biệt mà hầu hết nội dung trên điện thoại thông minh không có".
Triển lãm giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, đầu báo lựa chọn từ các khối tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, cũng như sưu tầm từ các thư viện, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
Triển lãm chia thành hai phần: Điểm lại những cột mốc làng báo -những thời điểm quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam từ khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đến trước năm 1945 gắn liền với việc ban hành và thực thi những văn bản pháp quy tiêu biểu cũng như các đầu báo nổi bật của từng thời kỳ; Ấn loát và lưu hành -giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về một số vấn đề gắn liền với công tác phát hành và lưu hành báo chí gồm có giấy in, nhà in, lưu chiểu, bán báo và quảng cáo.
Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, do hoàn cảnh lịch sử, Nam Kỳ trở thành cái nôi của báo chí hiện đại Việt Nam. Báo chí được phát hành tại Nam Kỳ từ những năm 1860. Trong khi đó, phải đến thập niên 1880, những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở Bắc Kỳ.
Từ đó đến năm 1945, hàng trăm tờ báo bằng tiếng Pháp, chữ Hán và chữ Quốc ngữ đã ra đời. Báo chí du nhập vào Việt Nam kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề gắn liền với lĩnh vực này như: sản xuất giấy in, in ấn, lưu hành, phân phối báo chí và quảng cáo.
Ban đầu, báo chí chủ yếu đăng tải các văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa. Qua thời gian, nội dung và thể loại báo ngày càng trở nên đa dạng. Bên cạnh các nhật báo cung cấp thông tin mới nhất về tình hình thời sự trong và ngoài nước, còn xuất hiện các tờ tuần san, bán tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san, tạp chí nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, báo dành riêng cho nhi đồng, phụ nữ…
Chính quyền Pháp không ngừng sử dụng báo chí phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận của các nhóm tiến bộ và có tư tưởng chống áp bức, bất công.
Ngược lại, các cá nhân, tổ chức yêu nước của Việt Nam cũng tích cực biến báo chí thành công cụ đấu tranh để lên tiếng bênh vực và đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc, cho đồng bào…
Triển lãm trực tuyến Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945 góp phần giới thiệu đến công chúng những tài liệu tiêu biểu về chủ trương của chính quyền đương thời, báo chí và hoạt động báo chí thời kỳ thuộc địa.