Trang tin công nghệ Engadget cho hay, bằng sáng chế này có tiêu đề là "Kiến tạo nội dung bằng thiết bị nhập liệu điện tử trên các bề mặt không phải điện tử", tiết lộ một số ý tưởng về cách thức Apple dự định biến chiếc bút cảm ứng này thành hiện thực.
Theo đó, một cảm biến gắn ngoài (cùng loại với Leap Motion) có thể sẽ được ứng dụng để theo dõi chiếc bút này. Hoặc chuyển động của bút có thể được ghi lại thông qua các cảm biến gia tốc và cảm biến vị trí tích hợp ngay bên trong thân bút. Ngoài ra, Apple cũng có thể sử dụng một đèn LED hoặc gắn lên cây bút này một màn hình nhỏ để thu thập thông tin về không gian và vị trí của cây bút, sau đó chuyển thông tin này về iPad Pro để xử lý.
Điểm đáng chú ý ở đây là một trong những bản vẽ trong bằng sáng chế cho thấy nhiều thiết bị với màn hình cảm ứng, bao gồm cả iPod thế hệ đầu và cả một chiếc laptop bên cạnh các thiết bị quen thuộc khác như iPhone, iPad và Appe Watch. Apple có thể sẽ không tung ra cây bút này, bởi một bằng sáng chế không đồng nghĩa với một lời cam kết sẽ sản xuất một sản phẩm, nhưng dù sao thì chiếc bút Apple Pencil này vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với cây bút hiện tại vốn chỉ có thể hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp với màn hình iPad Pro.
Thị trường máy tính bảng toàn cầu đang suy giảm trong những tháng vừa qua. Tuy vậy, doanh số iPad vẫn tăng trưởng đều.
" alt=""/>Apple sẽ có bút cảm ứng vẽ được giữa không khíKhông chỉ mình tôi thấy vậy. Những người hàng xóm của tôi ở một tỉnh miền Trung đã điên cuồng tích trữ mì gói trước đêm giao thừa sang năm 2000. Ra chợ, người ta kháo nhau về ngày tận thế, chuyền tay nhau những bài báo giật gân về thời khắc sắp đến.
Cậu tôi, một người hiếm hoi có máy vi tính ở thời kỳ đó, giảng giải rằng sự cố Y2K đang được khắc phục bằng phần mềm và không ai chết cả. Dù vậy, nỗi sợ hãi tận thế vẫn ám ảnh đầu óc của một đứa học sinh cấp 1 như tôi, khiến tôi không dám reo mừng ở thời điểm giao thừa. Tôi xem bản tin thiên niên kỷ mới trên TV với một thái độ thận trọng, dù nhanh chóng rơi vào giấc ngủ sau đó.
Khoảng 20 năm trước, cả thế giới chạy đua để ngăn ngừa một thảm họa có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu xuất phát từ sự cố Y2K. Nhiều dự báo bi quan được đưa ra như hệ thống máy tính sẽ sụp đổ hoàn toàn, hệ thống giao thông ngưng trệ, ngân hàng, chính phủ, các tập đoàn sản xuất và những nơi sử dụng máy tính vào quản lý công việc sẽ phải đóng cửa.
Y2K là tên gọi dùng để chỉ sự cố máy tính diễn ra vào thời khắc đầu tiên bước sang năm 2000. Từ này phổ biến đến mức được đưa vào từ điển Cambridge với nghĩa "dùng để chỉ sự cố được dự kiến gặp trên máy tính khi thời gian chuyển từ năm 1999 sang năm 2000". Đâu là nguyên nhân của sự việc này?
Từ trước năm 2000, để tiết kiệm dung lượng lưu trữ trong hoàn cảnh bộ nhớ vô cùng đắt đỏ, các máy tính, vi mạch đồng hồ điện tử đều chỉ dùng 2 số cuối của năm. Chẳng hạn như thay vì lưu 1991, máy tính ở thời điểm đó chỉ lưu đơn giản là 91.
![]() |
Hệ thống GPS toàn cầu đã vượt qua sự cố vào hôm nay (7/4). Ảnh: NBC. |
Hệ thống định vị GPS ngưng hoạt động sau khi hoàn tất chu kì 20 năm vào lúc 7:59 tối 6/4 giờ Châu Âu, tức 7 giờ sáng 7/4 theo giờ Việt Nam. Về lý thuyết, sự cố này có thể ảnh hưởng đến các hệ thống điều hướng giao thông và thậm chí một số cơ sở hạ tầng quan trọng trong thông tin liên lạc, giao thông và mạng lưới điện.
Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất và đơn vị sử dụng GPS đã nhận được cảnh báo về việc này trong nhiều năm qua, cùng với kinh nghiệm đã có từ sự cố Y2K, vệ tinh sử dụng cho GPS đã được nâng cấp để hệ thống định vị toàn cầu có thể chạy thêm cả trăm năm nữa.
Ngoài ra, đến năm 2038 những máy tính dùng phần mềm sử dụng hệ số nguyên 32 bit để lưu trữ thông tin sẽ gặp vấn đề tương tự Y2K cách đây gần 20 năm. Sự cố này còn hơn 20 năm nữa mới xảy ra, trong khi các máy tính đã chuyển dần sang hệ thống 64 bit, cho phép lưu trữ thời gian đến 292 tỷ năm.
Sự cố Y2k đã cho thấy vai trò to lớn của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội. Ngày nay, vị thế này càng được tăng cường và trở thành nhân tố then chốt của xã hội loài người.
Mattiuzzo, nhiếp ảnh gia 29 tuổi đến từ Hamburg, thành phố New York, kể với bác sĩ về ý tưởng tự tay chụp lại ca sinh của mình khi thai kỳ được 37 tuần.
"Tôi rất quan tâm và thích chụp lại những khoảnh khắc sẽ không xảy ra lần thứ hai," Mattiuzzo trả lời phỏng vấn của trang tin PetaPixel. "Do đó, khi biết mình mang bầu, tôi quyết định chính mình sẽ phải là người ghi lại nhịp thở đầu tiên của con, những khoảnh khắc đầu tiên con bước ra thế giới, ngay khi nhìn thấy gương mặt bé bỏng đó."
"[Bác sĩ của tôi] nói rằng tôi có thể tự mình chụp ảnh nếu muốn, bởi thai kỳ của tôi tương đối khoẻ mạnh. Cô ấy cho biết không có gì phải lo ngại, miễn sao vào ngày sinh không có vấn đề gì bất thường xảy đến với tôi."
Vào ngày sinh, Mattiuzzo mang theo chiếc máy ảnh DSLR Nikon D5 cùng ống kính Sigma 35mm f/1.4 Art vào phòng mổ. Cô lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng nhằm giảm đau, giúp cô có thể vừa rặn vừa chụp ảnh. Song, do thuốc gây tê không đạt được hiệu quả như mong đợi, nên cô phải chịu đau khá nhiều khi chụp hình.
"Do thuốc gây mê ngoài màng cứng không đạt được hiệu quả 100%, nên tôi có thể cảm nhận được phần bên phải của cơ thể và đặc biệt là phần bụng trái của mình," Mattiuzzo nhớ lại. "Khi bắt đầu phải rặn, công việc của chồng tôi [anh Ryan] là đưa tôi chiếc máy ảnh khi đã đến lần rặn cuối."
"Sau khi rặn được khoảng 1 tiếng 15 phút, tôi bảo chồng đưa cho mình máy ảnh để thiết lập thông số. Tôi làm việc đó trong khoảng thời gian nghỉ giữa hai cơn co, lúc cô y tá giữ một chân tôi còn mẹ tôi giữ chân còn lại. Tôi làm bác sĩ bật cười khi bảo y tá tắt đèn mổ đi và bật đèn sân khấu (spotlight) lên để tôi có ánh sáng mà chụp đẹp hơn."
Khi cơn rặn cuối đến, chất nhiếp ảnh gia trong người Mattiuzzo đã chiếm trọn lấy cô.
"Tôi cầm máy ảnh, tì cằm vào ngực, đặt máy lên bụng, rướn đầu về phía ống ngắm, và rặn," cô kể lại. "Sau đó, tôi được chứng kiến khoảnh khắc mà tôi sẽ không bao giờ quên… những sợi tóc lưa thưa của con trai tôi, rồi đến cái đầu… rồi toàn thân nó… tất cả những khoảnh khắc đã được tôi chụp lại. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời tôi."
Mattiuzzo nói rằng cô không bao giờ hối hận với quyết định chụp lại khoảnh khắc sinh nở của chính mình, và thêm rằng cô muốn được trải qua cảm giác sinh con trai, bé Easton, "thêm nhiều lần nữa".
" alt=""/>Nữ nhiếp ảnh gia tự chụp lại khoảnh khắc sinh nở của chính mình