Đây là định hướng chủ đạo khi Vụ CNTT (Bộ TT&TT) xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm, Vụ trưởng Đào Đình Khả cho biết tại cuộc làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng đơn vị sáng nay, 26/5.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại cuộc họp sáng 26/5. |
Khi đề cập đến chính sách phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng, điện tử, dịch vụ CNTT hiện nay, ông Khả cho biết Vụ sẽ có nhiều giải pháp tổng hợp, từ tạo cơ sở pháp lý, kỹ thuật về ngành CNTT để đề xuất, xây dựng các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ; cho đến triển khai các dự án tạo động lực, khuyến khích sử dụng sản phẩm, giải pháp CNTT nội địa.
Cụ thể hơn, ông Khả cho biết hiện Vụ đang xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm. Đây là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm cơ sở triển khai các biện pháp hỗ trợ cho ngành CNTT theo Luật đầu tư, trong đó sản phẩm trọng điểm là một trong những nội dung được đặc biệt ưu đãi.
"Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ, một trong các lý do ngành công nghiệp CNTT hiện nay còn chưa phát triển mạnh là do đầu tư R&D của các DN nội còn thấp, sản phẩm CNTT còn giới hạn trong một số lĩnh vực gia công truyền thống", ông Khả phân tích. Việc xác định đâu là sản phẩm CNTT trọng điểm sẽ là "thông điệp khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm, công nghệ lõi, có tính tiên tiến và cạnh tranh".
"Xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, IoT, phân tích dữ liệu nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp vì sẽ tạo ra các hệ sinh thái, hỗ trợ khởi nghiệp và đảm bảo tính liên thông khi phát triển các sản phẩm CNTT trên diện rộng", ông Khả cho biết thêm.
Mục tiêu đặt ra là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại sử dụng, thúc đẩy các sản phẩm nội để phát triển thị trường nội địa, trên cơ sở đó tăng khả năng xuất khẩu của các DN CNTT trong nước.
"Chúng tôi dự kiến tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ các DN, tập đoàn Việt Nam có tiềm năng, hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm lõi, hàm lượng CNTT cao cũng như hoạt động R&D của DN trong nước để tăng tính tự chủ về công nghệ... ; Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt và nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam ra nước ngoài, qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt", đại diện Vụ CNTT cho biết trong cuộc họp.
Đồng tình với định hướng này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, nhiều doanh nghiệp, cũng như bản thân nhiều chính sách hiện hành chỉ mới quan tâm đến việc phát triển trong nước. Nhưng muốn Việt Nam phát triển thành một nước mạnh về CNTT, thậm chí là trở thành Trung tâm công nghệ của khu vực trong tương lai thì bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn ra ngoài, xúc tiến ra quốc tế, gây dựng được những thương hiệu đủ mạnh, cạnh tranh được ở quy mô khu vực, thế giới. Nhưng để làm được như vậy thì vai trò của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích là rất quan trọng.
Một số cơ chế ưu đãi bước đầu đã được Chính phủ phê duyệt, như xem xét đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người làm CNTT, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... trong Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 mới đây của Chính phủ. Vụ CNTT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế, phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất sản phẩm viễn thông, CNTT trong thời gian tới...
T.C
" alt=""/>Khuyến khích DN Việt nghiên cứu, phát triển công nghệ lõiCũng theo dự báo của Cisco, lưu lượng IP toàn cầu đã tăng gấp năm lần trong vòng 5 năm qua và sẽ tăng gần gấp 3 lần trong vòng 5 năm tiếp theo, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compound Annual Growth Rate) tới 23% từ 2014 - 2019. Riêng với lưu lượng IP trên công nghệ di động, khu vực Châu Á Thái Bình dương năm 2019 được dự kiến sẽ đạt 54,4 exabytes mỗi tháng. Đến năm 2019, mức bình quân trên toàn cầu sẽ là 3,2 thiết bị/kết nối trên mỗi đầu người, tăng từ con số 2 thiết bị/kết nối mạng trên mỗi đầu người vào năm 2014. Những thiết bị và kết nối tiên tiến này sẽ phải được xác thực mới có thể truy cập vào mạng cố định và di động, và chức năng xác thực đó đòi hỏi phải có thông tin, chức năng quản lý mạng và bảo mật tiên tiến.
Từ một khảo sát mới đây của Symantec, có khoảng 46% các tổ chức và DN Việt Nam triển khai các ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hoá, các DN trong nước lựa chọn việc sử dụng các phần mềm riêng ảo - VPS (39%) bên cạnh ảo hoá máy chủ và cơ sở dữ liệu (21%).
Ông Ngô Trọng Hiếu-Tổng giám đốc CMC Telecom, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Cấp 1 của Microsoft tại Việt Nam cho biết “Tính đến hết tháng 12/2015 tại Việt Nam hiện có hơn 6.66 triệu IP riêng và số lượng IP này sẽ tiếp tục gia tăng với cấp số nhân trong năm 2016 khi giai đoạn III của Kế hoạch hành động quốc gia về Ipv6 đã chính thức bắt đầu.Với nhóm DNStart-up, DN vừa và nhỏ tại Việt Nam, bên cạnh các dịch vụ điện toán đám mây như Office 365 của Microsoft, thìviệc ảo hoá đã được bắt đầu từ các dịch vụ quen thuộc hơn như Máy chủ ảo, Tổng đài ảomà CMC Telecom hiện đang cung cấp. Để bắt nhịp với việc ảo hoá hệ thống Công nghệ thông tin của mình, có lẽ dịch vụ Tổng đài ảo sẽ là sự lựa chọn đầu tiên, cơ bản và cần thiết đối với DNkhihình thức này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như dễ dàng cài đặt, quản lý, tương tác.”
![]() |
46% các tổ chức, DN Việt Nam triển khai các ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hoá |
Nhờ vào việc được xây dựng trên nền tảng IP, toàn bộ hạ tầng và cấu hình phần mềm cho hệ thống tổng đài trong DN đều được phát triển dạng cloud nên DN sẽ cắt bỏ được toàn bộ những khó khăn trong việc lập kế hoạch cho chi phí đầu tư, nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao. Khi sử dụng dịch vụ Tổng đài ảo, DN chỉ cần chuẩn bị hạ tầng đầu cuối IPPhone hoặc tận dụng cácmáy Analog sẵn có thông qua IP gateway hoặc SoftPhone cài đặt trên máy tính, phần mềm cài đặt trên Smartphone để sử dụng dịch vụ.DN không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài phí dịch vụ hàng tháng để được sử dụng một hệ thống tổng đài chuyên nghiệp.
Thông qua hệ thống này, DN vẫn đảm bảo những chức năng của tổng đài truyền thống song không bị giới hạn về số lượng máy lẻ, toàn quyền quản lý hệ thống, ghi âm cuộc gọi, định tuyến cuộc gọi, tự động chuyển cuộc gọi đến số máy cá nhân… thậm chí áp dụng được tính năng mở rộng CRM cho DN.
Với nhu cầu đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày một cao, chuyên nghiệp, tối giản chi phí đầu tư hạ tầng và nhân sự dư thừa, dịch vụ tổng đài ảo cũng như các dịch vụ đám mây hiện đại sẽ dần thay thế hệ thống công nghệ thông tin cồng kềnh, khó kiểm soát chất lượng và khả năng nâng cấp hệ thống.
1zettabyte tương ứng với 1000 exabytes, 1 exabyte tương ứng với 1000 tỷ gigabytes.
Tổng đài ảo là một dịch vụ tổng đài điện thoại được cung cấp trên nền tảng IP nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng cuộc gọi cao, tiết kiệm chi phí - khách hàng có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối IPPhone hoặc tận dụng các máy Analog sẵn có thông qua IP gateway hoặc SoftPhone cài đặt trên máy tính, phần mềm cài đặt trên Smartphone để sử dụng dịch vụ. DN không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài phí dịch vụ hàng tháng để được sử dụng một hệ thống tổng đài chuyên nghiệp. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Lưu lượng IP toàn cầu 2016 vượtmốc 1 tỷ gigabyte/thángĐúng là làm từ thiện đúng cách, đúng mục đích không hề đơn giản, tuy nhiên rất nhiều người xem không thích cách việc làm từ thiện bị đặt nghi vấn trong chương trình, nhất là câu "Người dân tộc nhận quần áo của người miền xuôi dần dần có thể mất bản sắc văn hóa dân tộc của họ" của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang.
Những ý kiến phản ứng kịch liệt trên mạng thậm chí còn "thăng hoa" thành bài hát chế từ bài gốc "Để Gió Cuốn Đi" của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Bài hát này được chia sẻ khắp nơi khi nói được lên ý nguyện làm từ thiện căn bản trước những cuộc sống nghèo khó, đói rét, thiếu thốn trên vùng cao. "Ca sĩ" trong bài hát chế có vẻ hơi quy chụp nhưng dù sao cũng cố gắng "giải thích" với Tiến sĩ Giang và người dẫn chương trình Tạ Bích Loan về sự cấp thiết của việc làm từ thiện. Trên Facebook, thành viên David Hồ phát biểu đồng tình: "Mong sao là họ hiểu được những khi thiếu thốn mọi thứ thì khổ như thế nào vì ít nhiều gì trước đây mình cũng từng trải qua nên mình đã rất hiểu".
Về chủ đề này chắc chắn sẽ còn nhiều ý kiến khác, tuy nhiên khi nghe bài hát "Để Gió Cuốn Đi" chế dưới đây có thể mỗi người sẽ tìm được cho mình động lực làm từ thiện một cách vẹn toàn.
" alt=""/>Dân mạng giải thích 'Làm từ thiện để làm gì' bằng bài 'Để Gió Cuốn Đi'