Theo Điều 3 Luật BHXH (sửa đổi), trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình BHXH do ngân sách nhà nước bảo đảm cho người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH (sửa đổi), trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau: Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; hỗ trợ chi phí mai táng; hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
Trợ cấp hưu trí xã hội có nhiều chế độ an sinh dành cho người cao tuổi
Theo Khoản 3 Điều 6 Luật BHXH (sửa đổi), ngân sách nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội.
Luật này còn khuyến khích các địa phương (tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội) hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Điều 21 Luật BHXH (sửa đổi) quy định đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, bao gồm 2 nhóm sau.
Nhóm thứ nhất là công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ 3 điều kiện: (1) Đủ 75 tuổi trở lên; (2) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng; (3) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Nhóm thứ hai là công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện (2) và (3) trong nhóm thứ nhất.
Nhiều người già không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách chi trả, giảm bớt gánh nặng kinh tế khi về già
Luật này còn có điều khoản mở để Chính phủ, Quốc hội có thể giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.
Theo Khoản 1 Điều 22 Luật BHXH (sửa đổi), mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội, các tỉnh/thành có thể hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Điều kiện đầu tiên để có thể nhận trợ cấp hưu trí xã hội là có tuổi đời đủ 75 tuổi trở lên; hoặc người 70-75 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Ngày 1/7/2025, khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi 3 tháng và lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Như vậy, vẫn còn một nhóm người lao động chưa được hưởng chế độ an sinh là những người đủ tuổi nghỉ hưu mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu hằng tháng và chưa đến tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí.
Điều 23 Luật BHXH (sửa đổi) quy định chế độ trợ cấp hằng tháng dành cho nhóm này. Theo đó, những người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội có thể được lãnh trợ cấp hằng tháng cho đến khi đủ điều kiện để nhận trợ cấp hưu trí xã hội.
Chế độ trợ cấp hằng tháng dành cho người lao động đủ tuổi về hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật BHXH (sửa đổi), công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu họ không hưởng BHXH một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Theo Điều 23 Luật BHXH (sửa đổi), thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng BHXH của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng.
Trường hợp tổng số tiền đóng BHXH của người lao động cao hơn số tiền tính mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất (cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội) thì người lao động được tính để hưởng trợ cấp hằng tháng cao hơn.
Trường hợp tổng số tiền đóng BHXH không đủ để người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng cho đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu người lao động có nguyện vọng thì được đóng một lần cho phần còn thiếu.
Đặc biệt, mức trợ cấp hằng tháng được áp dụng các quy định điều chỉnh tăng thêm như lương hưu.
Khi chế độ hưu trí xã hội được áp dụng, sẽ có thêm hàng triệu người cao tuổi được nhận hỗ trợ, giảm gánh nặng tài chính, có cuộc sống tuổi già thư thả hơn
Trường hợp người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa nhận và trợ cấp mai táng (nếu đủ điều kiện quy định).
Người đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như chế độ hưu trí.
" alt=""/>Những điều cần biết về chế độ an sinh mới "trợ cấp hưu trí xã hội"Bất lợi
1. Cơn đau đẻ có thể dữ dội hơn
![]() |
Oxytocin, còn được biết tới là hormone tình yêu, rất cần thiết để việc sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn. Đó là lý do tại sao sẽ tốt hơn nếu những người chồng nên tránh ra ngoài chờ, nhất là khi họ không được trang bị tốt tâm lý và kiến thức về quá trình sinh con. Sự căng thẳng của người chồng có thể tạo áp lực tới những người khác, đặc biệt là người mẹ, dẫn đến tình trạng hormone tình yêu giảm.
2. Người chồng có thể bị trầm cảm
![]() |
Có những người đàn ông cảm thấy bất lực và tuyệt vọng sau khi chứng kiến cảnh vợ sinh con. Điều này xảy ra bởi người đàn ông trong thời điểm này chẳng những không thể giúp được gì nhiều mà chính bản thân họ cũng rơi vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi vì lo lắng cho tính mạng của người vợ.
Những cảm giác này thường không biểu lộ rõ ra ngoài mà ẩn sâu trong tiềm thức của họ trong suốt thời gian dài sau đó. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể bao gồm tăng/giảm cân, đau đầu, mệt mỏi hoặc xa lánh gia đình và bạn bè.
3. Ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng
![]() |
Mặc dù hầu hết đàn ông đều cư xử bình thường sau khi nhìn thấy đứa con của họ chào đời, nhưng có một số người lại không. Điều đó đã vô tình ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Chứng kiến cảnh vợ sinh con, tình cảm hai vợ chồng dành cho nhau có thể bị giảm từ tình yêu xuống chỉ còn là tình bạn tốt.
4. Gây phân tâm
![]() |
Khi người mẹ được bế con lúc con vừa ra đời, họ sẽ chỉ tập trung vào đứa trẻ nhỏ. Sự gần gũi sẽ khiến người mẹ rời sự chú ý khỏi mọi thứ đang diễn ra xung quanh, đồng thời giúp ổn định lại nhịp tim và huyết áp. Điều này còn giúp nhau thai còn lại trong cơ thể nhanh được đẩy ra ngoài. Sự hiện diện của người cha ở đó có thể khiến người mẹ phân tâm.
5. Chồng có thể làm phiền vợ
![]() |
Ngay cả khi người chồng quyết định rằng họ muốn ở đó vì vợ con của mình, không gì có thể chắc chắn rằng đây là một ý tưởng hay. Điều này đặc biệt đúng nếu cơn chuyển dạ kéo dài hơn 12 tiếng. Một số người chồng bắt đầu ăn trong phòng, xem điện thoại, rời đi trước khi vợ sinh xong hoặc thậm chí là ngủ.
Lợi ích
1. Người cha sẽ có mặt trong những phút đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ
![]() |
Ngay cả khi một số người chồng căng thẳng trong thời điểm vợ sinh nở, việc cùng người bạn đời của mình trải qua những giây phút đau đớn, khó khăn nhất cuộc đời và có mặt trong những giây phút đầu tiên của con mình trên thế giới này sẽ trở thành một khoảnh khắc khó quên đầy ý nghĩa đối với gia đình.
“Trước đó tôi đã thừa nhận với vợ rằng tôi chưa sẵn sàng nghe tiếng hét đau đớn của cô ấy để có mặt cùng cô ấy trong phòng sinh nở. Tuy nhiên, việc ở trong phòng sinh nở cùng vợ tôi lại trở thành một trong những trải nghiệm ý nghĩa nhất cuộc đời tôi. Tôi được chứng kiến nỗi đau cũng như sự hy sinh cao cả của vợ tôi và tôi đã được ở đó chào đón con trai chúng tôi tới thế giới này", anh Pravin chia sẻ.
2. Chồng có thể giúp đỡ việc cho con bú ngay từ đầu
![]() |
Thời kỳ đầu, người mẹ phải cho con bú liên tục nên cần hạn chế di chuyển nhiều, tránh làm ảnh hưởng tới trẻ đang bú. Chính vì vậy, sự quan tâm giúp đỡ của người chồng lúc này vô cùng cần thiết, dù là những hành động nhỏ như đưa đồ ăn thức uống cho vợ, kê thêm gối, dỗ con ợ hơi hay massage để vợ đỡ mỏi.
3. Hỗ trợ về mặt tinh thần và thể chất
![]() |
Người chồng nên ở bên cạnh vợ trong suốt quá trình sinh nở bởi điều này có thể giúp người vợ cảm thấy được động viên và vơi bớt đau đớn phần nào. Người phụ nữ sau khi sinh sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức. Nếu người chồng có mặt tại đó, ít nhất người vợ sẽ cảm thấy an tâm mà nghỉ ngơi khi biết rằng sẽ có người chăm sóc tốt cho con mình.
4. Tăng sự gắn bó giữa cha và con
![]() |
Trong thời gian gần đây, người cha đang có xu hướng tham gia nhiều hơn vào cuộc sống của con mình. Sự xuất hiện trong quá trình thử thai, kiểm tra sức khỏe thai nhi, siêu âm và sinh con có thể tăng sự gắn bó giữa cha và con, đồng thời tạo ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển cảm xúc và nhận thức của trẻ sau này.
5. Hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh trong trường hợp khẩn cấp
![]() |
Đôi khi quá trình sinh nở có thể không diễn ra suôn sẻ thuận lợi và những trường hợp yêu cầu lựa chọn khó khăn có thể diễn ra dù có muốn hay không. Sự hiện diện của người chồng tại phòng sinh nở sẽ hỗ trợ đưa ra quyết định một cách nhanh chóng trong thời điểm khẩn cấp một giây cũng đáng quý này.
Một cậu bé đã nhảy lầu tự tử ngay sau khi bị mẹ tát trước mặt các bạn.
" alt=""/>Đàn ông nên hay không nên có mặt trong thời điểm vợ sinh nởRa trường, tôi đi làm. Công việc mưu sinh vất vả cuốn tôi đi. Đầy mệt nhọc. Tôi cũng trải qua vài mối tình, nhưng không đi đến đâu. Kết quả, 30 tuổi tôi vẫn ế. Chỉ có công việc là thăng tiến một chút.
Tôi không hề quên anh, nhưng cũng không kì vọng. Mỗi lần về quê, bà tôi vẫn bảo, thằng Tuấn nó thích mày lắm đấy. Bà nó cứ bảo với bà là muốn nhận mày làm cháu dâu. Thằng Tuấn vẫn chờ mày đấy.
Tôi nghe xong chỉ cười, chứ không tin. Chờ, sao không nói. Mười mấy năm qua rồi, tiếng “yêu”, “chờ” khó đến thế sao...
32 tuổi tôi lấy chồng. Rồi chuyển sang Pháp sinh sống. Chồng tôi yêu tôi. Tôi yêu chồng tôi. Tôi đã chẳng còn chút mảy may gì nhớ đến quá khứ, kể cả Tuấn. Tôi chỉ yêu gia đình hiện tại của mình. Những cái đã qua, tôi coi nó là điều tất yếu. Cái gì phải đến sẽ đến. Cái gì cần quên sẽ quên...
Tại Pháp, tôi gặp em họ của Tuấn. Thật khó tin, nhưng là sự thật. Chúng tôi đi uống trà với nhau. Nguyệt bảo, sao chị phũ với anh ấy thế? Không một lời hỏi han. Anh ấy vẫn luôn yêu chị.
Tôi có chút bất ngờ, là Tuấn không hỏi tôi trước kia mà...
“Trong phòng anh ấy, vẫn còn ảnh của chị. Ảnh kỷ yếu lớp 9 của anh chị. Ảnh cắm trại lớp 11 của trường chị. Ảnh thẻ của chị... Anh ấy giữ hết. Anh còn bảo cả đời này sẽ không yêu ai ngoài chị”.
“Vậy sao anh ấy không nói? Chị cũng 32 tuổi mới lấy chồng kia mà”. Tôi cười. Cố chêm một câu hài hước.
“Anh ấy tự ti trước chị. Anh bảo chị là người luôn nhìn về phía trước, luôn tiến về phía trước. Từ lớp 10, khi anh phải vào học lớp thường, chị lớp chuyên, anh ấy đã biết từ giờ chỉ dám đi phía sau nhìn chị rồi.
Vốn lớp 9 anh học rất giỏi. Anh cũng định nếu đỗ vào chuyên sẽ tỏ tình với chị. Nhưng anh lại thất bại. Anh ấu trĩ thì đúng rồi. Nhưng chị cũng phũ không kém mà. Chị vào lớp chuyên, học giỏi, lại hát hay, đàn hay... Chị có nhiều bạn mới ở các lớp chuyên. Chị có bao giờ nhìn đến anh ấy thui thủi ở lớp thường đâu...
Nửa năm trước. Anh ấy lấy vợ. Trước ngày cưới, anh ấy uống say, rồi ôm đống ảnh của chị khóc. Tỉnh rượu, anh cất hết ảnh chị vào thùng. Em biết, anh ấy vẫn chưa quên được chị, dù vợ anh ấy rất tốt. Anh ấy cũng tốt với vợ, nhưng yêu thì chắc không trọn vẹn”...
Tôi nghe xong, thấy nhói lòng. Tôi bảo Nguyệt, em nói với anh ấy, chị vẫn ổn. Cuộc sống của chị ổn. Từ lâu, chị vẫn coi anh là một người bạn tốt. Dù im lặng bao nhiêu năm qua, chị vẫn rất trân trọng anh. Nhưng tất cả đã là quá khứ rồi. Cứ mãi ôm những cái đã qua, làm sao hạnh phúc được. Anh không hạnh phúc, chị cũng đau lòng. Nhưng chỉ thế thôi. Nếu anh không tự cứu anh, thì không ai cứu được. Chị mong anh trân trọng hiện tại - gia đình nhỏ của anh. Đó mới là thứ đáng quý. Quá khứ chỉ khiến cho hiện tại rối rắm thêm, không giúp gì được.
“Quả thật là chị rất phũ, rất lạnh. Bảo sao anh ấy không dám đến gần chị, dù rất yêu. Em sẽ chuyển lời. Nếu về Việt Nam, mong anh chị sẽ gặp nhau một lần. Đi uống với nhau như hai người bạn. Đừng im lặng nữa. Bỏ qua hết những hiểu lầm đi”...
P/S: Anh à, tình yêu chỉ là những cảm xúc. Kiểm soát được nó hay không là do bản thân mình. Mong anh hãy quên em đi.
Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc ngoại tình cho đến khi gặp người đàn ông ấy. Hiện, tôi rất khó xử, không biết phải làm như thế nào?
" alt=""/>Tất cả đã là quá khứ, mong anh hãy quên em đi