Tôi năm nay 60 tuổi, từng làm y tá ở trạm y tế xã nhưng đã nghỉ hưu. Vợ chồng tôi sinh được 2 cậu con trai. Ngày trẻ do bất đồng quan điểm sống nên chúng tôi ly hôn.Chồng sang nước ngoài định cư. Tôi ở vậy nuôi hai đứa con trưởng thành. Con đầu của tôi đã lập gia đình, hai vợ chồng sống cùng mẹ.
 |
Ảnh: B.N |
Con út tôi công việc ổn định nhưng ở trên Hà Nội. Một năm cháu về thăm nhà vài lần. Hôm nào nhớ mẹ thì cháu hỏi thăm qua điện thoại.
Mười năm nay, chưa năm nào gia đình tôi vui vẻ vì vợ chồng con trai cả mâu thuẫn với tôi. Dịp lễ, Tết càng hiu quạnh.
Nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ tài sản. Năm xưa, tôi một mình nuôi con nhưng cũng tạo dựng được 2 mảnh đất.
Mảnh đất 100m2 ngoài mặt đường, tôi sang tên cho vợ chồng con cả khi các con mới cưới để kinh doanh nghề tổ chức sự kiện, cưới hỏi. Mảnh 150m2, tôi dựng nhà sinh sống, làm di chúc cho con trai út.
Tôi nghĩ, giá trị mảnh đất ngoài mặt đường lớn. Mảnh đất trong xóm rộng hơn nhưng bán chẳng được bao nhiêu. Vì thế, tôi cho con út thêm 2 cây vàng đầu tư làm ăn.
Con dâu biết tôi làm giấy tờ nhà đất đang ở cho con út liền thay đổi thái độ, cư xử với mẹ chồng như người dưng nước lã.
Con thẳng thừng bảo tôi, sau này việc hương hỏa do con cả đảm trách. Vì thế, mảnh đất đang ở phải làm thủ tục cho vợ chồng nó.
Con trai tôi nghe vợ. Nhiều lần uống rượu say, con đòi tôi phải giao bìa đỏ đất ra. Tôi không đưa, cháu đập phá đồ đạc.
Mọi người bảo tôi nhu nhược, để con cái ngang ngược. Thế nhưng, trong lòng tôi thương con. Khi vợ chồng tôi bỏ nhau, con trai cả bị sốc, phải mất nhiều thời gian mới hồi phục tinh thần. Từ đó, tôi chẳng bao giờ nỡ nặng lời với con. Hơn nữa, tôi cũng muốn giữ gìn nhà cửa êm ấm.
Con út bày tỏ ý định đón mẹ về thành phố ở nhưng trên phố tôi không quen ai. Dưới quê, tôi còn họ hàng và làng xóm bầu bạn.
Gần đây sức khỏe tôi kém, khiến tôi suy sụp nhanh chóng. Nhiều lần, tôi ốm không dậy được. Con dâu chẳng hỏi han hay nấu cho được bát cháo tử tế. Con trai cả nghe vợ, đối xử với mẹ rất hỗn hào.
Tôi mắc bệnh tiểu đường, đến bữa nấu cơm, con dâu cố tình đổ đầy đường vào thịt với cá. Hôm nào tôi có chút kẹo bánh làm quà cho các cháu nội, mẹ chúng cấm không cho ăn.
Sáng sớm, con dâu mượn cớ, quát tháo con cái ầm ĩ nhưng thực chất là cạnh khóe mẹ chồng.
Tinh thần tôi không vững, có lẽ đã quỵ ngã từ lâu. Tôi sợ con trai út đau lòng nên giấu chuyện mình bị con dâu tra tấn tinh thần.
Điều tôi đau lòng là các con mình đẻ ra coi nhau như kẻ thù chỉ vì tài sản. Sau này, chuyện đất đai có pháp luật phân xử nhưng tình anh em của chúng phải làm gì để được hòa thuận như xưa.
Tôi cảm thấy bất lực vì con. Giá tôi không có tài sản, không cho chúng thứ gì, có lẽ anh em còn vui vẻ. Người ta bảo "trẻ cậy cha, già cậy con" mà tôi đến già lại bị con cái ghẻ lạnh.
Có lúc, tôi chỉ muốn tìm ngôi chùa nào cưu mang người cơ nhỡ tá túc nốt những năm tháng còn lại…
Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Mẹ chồng bất chấp dư luận, đón cô gái khiếm thị về làm dâu
Bà Ngọc Thủy đưa cô con dâu khiếm thị của mình lên truyền hình vì muốn con tìm được sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống.
" alt=""/>Tâm sự mẹ chồng khóc nghẹn trước sự ghẻ lạnh của con dâu suốt 10 năm
Nguyên liệu:Cá thu giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
- Cá thu: 2-3 khoanh đã được cắt sẵn
- Hạt tiêu xay loại ngon
- Hành khô: 2-3 củ
- Ớt: 2-3 trái
- Riềng tươi: 1 củ nhỏ
- Nước dừa tươi: 1 bát con
- Các gia vị: đường, muối, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,
Cách làm:
- Các khoanh cá thu đem rửa sạch với rượu gừng hoặc ngâm trong nước muối loãng 10 phút để khử tanh, sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo.
- Hành khô, riềng tươi bóc vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Ớt cắt cuống rồi băm nhuyễn.
- Tiến hành ướp gia vị cho cá thu cùng với 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa hạt tiêu.
- Ướp cá trong khoảng 20 phút để ngấm đủ các gia vị cần thiết.
- Cho dầu ăn vào chảo rồi tiến hành chiên vàng đều các mặt của cá thu, sau đó vớt ra cho ráo dầu.
- Lấy nồi kho cá, phi thơm hành khô và riềng rồi cho các miếng cá thu vào để kho.
Cá thu kho tiêu đậm đà, bổ dưỡng.
- Đổ tiếp nước dừa tươi vào nồi kho cá, đun với lửa nhỏ đến khi nước sôi thì cho ớt và hạt tiêu vào cho vừa với khẩu vị. Tiếp tục kho đến khi nào nước cạn thì tắt bếp, múc cá ra đĩa rồi thêm chút hành lá để thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!

Cách làm nộm rau muống ức gà tươi xanh, giòn ngọt
Nộm rau muống là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình. Món nộm làm cân bằng giữa các thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ.
" alt=""/>Cách làm cá thu kho tiêu đậm đà, cả nhà ăn không dừng đũa
Sau khi thực hiện diễn đàn “Tính hoang phí, sĩ diện của một bộ phận người Việt", báo điện tử VietNamNet đã nhận được hàng nghìn phản hồi, bình luận của quý độc giả trên khắp cả nước.Nhiều ý cho rằng thói hoang phí, sĩ diện không chỉ xuất hiện ở giới trẻ mà còn có ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhà báo Trương Anh Ngọc - người từng có nhiều thời gian sống và làm việc ở nước ngoài đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
 |
Nhà báo Trương Anh Ngọc |
Theo nhà báo Trương Anh Ngọc, một số người Việt có tư tưởng nhìn bề ngoài để cư xử.
Họ thấy người có vẻ ngoài sang trọng, đi xe đẹp, ăn mặc sành điệu thì có thái độ niềm nở, tôn trọng. Nhân viên bán hàng săn đón nhiệt tình. Ngược lại, người có bề ngoài không bóng bẩy, không ăn mặc lịch sự thường bị đánh giá là thấp kém. Khi ra ngoài, họ hay bị phân biệt đối xử.
Tức là, người ta nhìn bề ngoài để đánh giá năng lực, trình độ của một người. Đây là tư tưởng sai lầm. Thực tế, bề ngoài không bao giờ đánh giá đúng được bản chất của một con người.
“Tôi là trường hợp điển hình, bình thường tôi ăn mặc bụi bặm, quần bò rách và để tóc dài. Nếu ai không biết, họ sẽ nghĩ: “Ôi ông này luộm thuộm thế? Chắc cũng vớ vẩn thôi”.
Một vài lần tôi cũng nhận được thái độ “kỳ thị” vì tư tưởng nhìn bề ngoài để cư xử như vậy”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói.
Anh nêu quan điểm, trong xã hội trọng giá trị hình thức, thích giá trị ảo và trọng đồng tiền, hình dáng bên ngoài dễ tạo ra ấn tượng ban đầu.
Theo anh, việc lấy hình thức để tạo ra giá trị bản thân không có gì là xấu. Tuy nhiên, nếu theo đuổi những giá trị đó quá mức, người ta sẽ đánh mất bản thân mình. Từ đó, cổ súy cho lối sống ảo, lối sống vật chất. Các giá trị tốt đẹp cũng dần mai một.
Thực tế có nhiều bạn trẻ mua xe cộ, đồ công nghệ… không phải bằng tiền mồi hôi, công sức mình làm ra. Họ tìm nhiều cách để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong một khoảng thời gian mà không cần nghĩ đến tương lai ra sao.
Đó là vay mượn, là sống vội, sống gấp và làm nhiều điều trái đạo đức để kiếm tiền không chính đáng. Những giá trị đó sẽ không lâu bền. Trước sau con người thực sự của họ cũng bị bóc trần.
Sống ảo, sĩ diện không phải câu chuyện của giới trẻ mà còn là câu chuyện ở các lứa tuổi khác.
Đặc biệt khi mạng xã hội phát triển như Facebook, Instagram… người ta càng thích thể hiện hình ảnh của mình qua các trang cá nhân này, biến nó thành cuộc đua, khoe khoang…
Người ta làm tất cả để đi theo những giá trị phù phiếm và thích nhận những lời khen hơn là lắng nghe những lời phê phán, góp ý. Khi cuộc sống không như họ mong muốn, những người này thường rơi vào trạng thái tiêu cực và khó thoát ra.
Nhà báo Anh Ngọc khẳng định, những người không quan tâm đến giá trị ảo, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng bên ngoài hoặc không khoe khoang, sĩ diện thường có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn.
“Thay vì khoe nhà, ô tô sang, thân hình đẹp hay thành tích… mọi người dành thời gian quan tâm đến giá trị sống, vun đắp tâm hồn như vợ chồng cùng con khám phá điều gì mới mẻ; tham gia các dự án từ thiện… Bớt sống ảo, bớt sĩ diện sẽ có hạnh phúc bền lâu”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói thêm.
 |
"Bớt sống ảo, bớt sĩ diện sẽ có hạnh phúc bền lâu”, nhà báo Trương Anh Ngọc. |
Bên cạnh lối sống ảo, sĩ diện, nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định, lối sống hoang phí cũng là tình trạng ăn sâu vào máu nhiều người Việt.
Có 3 trường hợp điển hình của việc sống hoang phí ở người Việt hiện nay:
- Lãng phí thực phẩm: Đến nhà hàng gọi đồ ăn thừa mứa, ăn không hết đổ đi. Trong khi các nước văn minh, họ chỉ gọi đủ ăn và không bao giờ để thừa. Nếu ăn không hết, họ sẵn sàng mang về nhà.
- Mua đồ không phù hợp nhu cầu sử dụng: Mua hàng hiệu đắt tiền. Lương tháng chưa đến 10 triệu/tháng nhưng nhiều người sẵn sàng vay trả góp mua cái túi xịn. Nhiều người lại cố mua điện thoại đắt tiền, giá cả chục triệu đồng trong khi bản thân chỉ dùng chức năng nghe/gọi là chủ yếu…
- Tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt: Bất cứ dịp nào, người Việt cũng tụ tập ăn uống: Lên lương, sinh nhật, ngày kỷ niệm… Những bữa nhậu triền miên, quanh năm kéo theo sự tốn kém, lãng phí quá mức. Nhiều người thu nhập bình thường nhưng một tháng 30 ngày lê la quán bia, tụ tập hát hò…
“Người lớn quen sống hoang phí, con trẻ cũng dễ học theo. Nếu không thay đổi, sẽ tác động xấu đến không chỉ một mà còn nhiều thế hệ kế tiếp”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói.
Anh chia sẻ thêm, hiện con gái anh du học bên Anh. Gia đình anh thường dạy con, không nên so sánh mình với người khác.
Bạn kia có Ipad, con không có cũng không sao. Con càng không được so sánh về nhà cửa, tài sản, tính cách, gia thế….
Khi không có tư tưởng so sánh, đứa trẻ không có khái niệm phải bằng mọi giá được như bạn, không chạy đua theo lối sống ảo.
Vợ chồng anh Trương Anh Ngọc đặc biệt chú trọng dạy con về việc chi tiêu. “Vợ chồng tôi không bao giờ chu cấp cho con quá nhiều tiền. Nếu thường xuyên cho con một khoản tiền lớn, con sẽ không đánh giá đúng được giá trị đồng tiền bố mẹ làm ra.
Các bậc cha mẹ nên cung cấp cho con vừa đủ, không thừa và cũng không thiếu. Mỗi năm, cháu tự giành học bổng của trường để giảm bớt một phần chi phí cho bố mẹ”, anh nói.
Nhà báo Trương Anh Ngọc kể, mỗi tháng anh chỉ gửi cho con một khoản tiền cho các việc thiết yếu. Con phải lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý. Nhu cầu thì nhiều nhưng cái gì cần mới mua.
Anh cho biết thêm, ngay từ nhỏ, con gái anh được mẹ dạy cách định khoản chi tiêu. Với một số tiền cụ thể, phải chi làm sao để không bị thiếu mà vẫn thoải mái.
“Đó là bài toán kinh tế vỡ lòng cho con. Tôi nghĩ gia đình nào cũng nên trang bị cho con mình, nó thực sự hữu ích. Sang năm khi con vào đại học, tôi sẽ khuyến khích con đi làm thêm”, anh nhấn mạnh.
Theo anh, việc sinh viên đi làm thêm để lo chi tiêu cho bản thân không có gì xa lạ.
“Ngày tôi còn ở bên Pháp, tôi gặp nhiều sinh viên Việt Nam đi chạy bàn. Công việc vất vả, lương của họ so với thu nhập người bản địa là thấp nhưng họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tăng khả năng giao tiếp tốt hơn.
Sinh viên đi làm sẽ được va vấp với cuộc sống, hiểu được giá trị đồng tiền, định hướng tư duy và tính cách”, anh cho hay.

Sinh viên Việt ở Úc: 'Tự nấu ăn, tôi tiết kiệm được vài chục triệu/tháng'
Kiều Yến chia sẻ, khi đi du học, cô thường tự nấu ăn ở nhà. Nhờ vậy, mỗi tháng, cô tiết kiệm được 20 - 30 triệu đồng.
" alt=""/>'Người Việt bớt sĩ diện, bớt sống ảo sẽ hạnh phúc bền lâu'