Thực hiện theo Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và trên tinh thần Thông tư về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2564 – DL. 2020 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ngày 5/5, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ Phật đản với nghi thức tắm Phật tại chùa Hoa Yên, Yên Tử. Tuy không đông người và không rộn ràng như mọi năm nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm thành kính hướng về ngày Đức Thế Tôn thị hiện nơi đời để "khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến". |
Lễ Phật đản được tổ chức trang nghiêm tại chùa Hoa Yên, Yên Tử, Quảng Ninh. |
Sau ba hồi chuông trống bát nhã cung nghinh chư tôn đức tăng, ni quang lâm lễ đài cử hành chương trình Phật đản. Tiếng xướng lễ ngân vang trong bầu không gian trang nghiêm thanh tịnh càng khiến cho tất cả mọi người thành kính nhất, dâng trọn tấm lòng lên cúng dường đức Phật. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, toàn thể Ban trị sự và khách mời chắp tay nguyện cầu hạnh lành, bình an trong ánh từ quang của mười phương chư Phật.
 |
Để thực hiện Lễ tắm Phật, các tự viện thường bài trí bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. |
Trong quan niệm của Phật giáo Nam tông, có một sự màu nhiệm liên quan đến những sự kiện trong cuộc đời Đức Phật đó là Đản sinh, thành đạo, và Niết bàn đều diễn ra vào đêm trăng tròn, tức đêm rằm của tháng Tư theo đúng ý nguyện của Đức Phật. Cho nên các hàng phật tử tại gia và xuất gia đều lấy ngày rằm tháng Tư làm ngày lễ cúng dường Đức Phật. Và cũng chính vì lí do đó, năm 1999, tại phiên họp thứ 54, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết nghị công nhận ngày Tam hợp Đức Phật (đản sinh, thành đạo, Niết bàn) vào rằm tháng Tư là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới, tên đầy đủ là Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.
Ngày lễ Phật đản đã trở thành một ngày lễ quan trọng của giới phật tử, không chỉ như một việc làm tri ân công đức của Đức Bổn sư Như Lai mà còn nhắc nhở mỗi chúng sinh luôn hướng về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội hoà bình, hạnh phúc, an lạc đúng như ý nguyện lúc đản sinh của Đức Phật, để khắp nhân gian đều an bình, hòa hợp trong chính pháp của Đức Như Lai.
 |
Diễu hành qua nhiễu tháp. |
Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh chia sẻ tại Việt Nam, lễ Phật đản là lễ hội lớn nhất của tín đồ phật tử trong năm. Vào những ngày này, các tự viện thường tổ chức các sự kiện lớn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, ôn lại truyền thống lịch sử của Đức Phật cũng như nhắc nhở chúng sinh về đại hạnh xuất gia cứu cánh của đức Bổn sư Như lai. Đặc biệt, trong dịp này, các tự viện thường tổ chức lễ tắm Phật.
“Xuất phát từ sự tích khi Đức Phật đản sinh có chín con rồng xuống phun mưa tắm cho Ngài. Sự gột rửa đó vừa là để xóa đi những ô trọc trên cơ thể đồng thời còn truyền tải một thông điệp về việc tẩy trừ mọi phiền não, sân si đang vướng bận trong lòng để hướng về sự thanh tịnh tinh khiết trong mỗi con người.
Để thực hiện Lễ tắm Phật, các tự viện thường bài trí bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật. Ở nước ta, các phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế… chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch. Nước tắm Phật phải là nước thanh tịnh, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện", Thượng toạ Thích Đạo Hiển chia sẻ.
 |
|
 |
|
Cũng theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.
 |
Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh trao quà cho các gia đình nghèo và cận nghèo tại Xã Thượng Yên Công. |
Cùng ngày, Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cũng trao quà cho các hộ gia đình nghèo và cận nghèo của xã Thượng Yên Công (Quảng Ninh) 150 suất quà bao gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, dầu ăn... để cùng nhau vượt qua khó khăn khi dịch Covid-19.
Tình Lê
Ảnh: LAD

Thông điệp ý nghĩa của Phật đản 2020
Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội.
" alt=""/>Nghi thức tắm Phật tổ chức trang nghiêm tại Yên Tử
Năm 2018, một tin vui bất ngờ đến từ ngôi làng nghèo ở thành phố Trạm Giang, Quảng Đông (Trung Quốc). Mỗi người dân trong làng được chuyển đến một ngôi biệt thự mới tinh đã đầy đủ mọi thứ, không cần phải sắm sửa thêm gì.Điều khiến nhiều người tò mò là ngôi làng này từng là một làng nghèo cấp tỉnh, người dân rất chân chất. Việc được sống trong ngôi biệt thự lớn đúng là một giấc mơ của người dân nơi đây.
Tất cả là do người đàn ông giàu có tên Trần Sinh bỏ tiền ra, đầu tư xây dựng cho dân.
 |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. Cha mất từ nhỏ, mẹ là người hết lòng yêu thương chăm sóc con trai. Hoàn cảnh khó khăn khiến Trần Sinh hết lòng học hành, mong ước được vào trường đại học. Trần Sinh trở thành học sinh có thành tích xuất sắc, là niềm tự hào của dân làng và mẹ.
Năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Bắc Kinh. Trước đó, do quá khó khăn, mẹ ông và dân làng phải đi vay mượn khắp nơi mới có đủ tiền cho ông đi tàu lên thành phố nhập học.
Ra trường, ông tìm được công việc ổn định khiến dân làng và mẹ đẻ rất tự hào.
Tuy nhiên, công việc lặp đi lặp lại khiến Trần Sinh cảm thấy nhàm chán, ông quyết định tìm hướng đầu tư mới, bắt đầu tự kinh doanh. Trong vài năm, số tiền Trần Sinh kiếm được khiến nhiều người mơ ước. Không dừng lại ở đó, ông quyết định tiếp tục làm giàu nhờ bước sang ngành nghề mới.
Ông nhìn ra tiềm năng trong ngành bất động sản và lại một lần nữa bỏ vốn đầu tư. Chỉ trong vòng 3 năm, Trần Sinh đã sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD và trở thành đại gia kinh doanh bất động sản ở thành phố Trạm Giang, đồng thời là triệu phú đầu tiên ở ngôi làng nơi ông sinh ra.
Thế nhưng, vì muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, ông quyết định chuyển sang kinh doanh đồ uống và lập công ty riêng. Trải qua quá trình thử nghiệm, những lon nước táo đầu tiên của công ty đã được ra mắt. Sản phẩm của công ty ông được người tiêu dùng đón nhận.
Dù vậy, ông vẫn chưa thực sự hài lòng. Trần Sinh quyết định đầu tư sang lĩnh vực thịt lợn sạch. Ông cùng một người em của mình quyết định mở công ty chuyên cung cấp thịt lợn sạch và một lần nữa được đón nhận nhiệt tình.
 |
Những ngôi biệt thự doanh nhân Trần Sinh xây cho người dân trong làng |
Tháng 8/2009, ông và người em của mình còn thành lập “Trường dạy nghề bán thịt lợn” để đào tạo những tài năng chăn nuôi lợn chuyên nghiệp và những người bán thịt chất lượng cao.
Thương hiệu thịt lợn chất lượng của Trần Sinh cũng ngày càng lớn mạnh. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, ông còn tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và trở thành doanh nghiệp kinh doanh và chăn nuôi lợn nội địa lớn, nổi tiếng khắp nơi.
Khi sự nghiệp thăng hoa, Trần Sinh không quên những khó khăn mình đã trải qua. Ông nhớ về ngôi làng và những người dân đã quyên góp tiền giúp ông đi học. Ông đã từng tự nhủ sau này khi thành công sẽ trả ơn dân làng.
Năm 2014, Trần Sinh chia sẻ: "Tôi không thể có được thành công ngày hôm nay nếu không có sự ủng hộ của dân làng. Tôi sẽ tặng mỗi gia đình một biệt thự rộng 300m2, giúp cả làng thoát nghèo. Đây là phần thưởng tôi muốn dành tặng cho lòng tốt của họ".
Trần Sinh không chỉ chi tiền xây biệt thự, ông còn xây dựng các trường mẫu giáo và trường học địa phương. Ông đồng thời trợ cấp lương cho giáo viên địa phương bằng tiền của mình, hi vọng có thể thu hút nhiều giáo viên giỏi.
Không chỉ giúp dân làng có nhà, có điều kiện phát triển học thức, Trần Sinh còn giúp họ trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Điều này giúp người dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, việc xây dựng 258 căn biệt thự cho các hộ gia đình đã khiến người dân nảy sinh tranh cãi. Có người muốn sở hữu hai căn có người lại không biết nên ở căn nào. Điều này khiến cho Trần Sinh hết sức buồn lòng, có khoảng thời gian 2 năm ông không về quê. Chính quyền địa phương đã phải họp người dân để thảo luận, phân chia các căn biệt thự.
 |
Doanh Nhân Trần Sinh vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh. |
Vào ngày 4/6/2018, người dân đã tổ chức buổi lễ tân gia lớn để chào mừng cả làng chuyển đến nhà mới. Trần Sinh cùng mẹ và vợ cũng đến dự lễ tân gia. Trước lời mời nồng nhiệt của dân làng, Trần Sinh đã đứng lên phát biểu: "Rồi tôi cũng sẽ già đi, cũng sẽ về với tổ tiên. Với tôi, việc có thể xây dựng biệt thự cho mọi người, giúp người dân nuôi lợn là điều rất hạnh phúc. Tôi hi vọng mọi người có thể chăm lo cho thế hệ con cháu của mình, để họ có điều kiện học hành, phát triển, thành công".
Hiện nay, người dân trong làng được sống trong những ngôi biệt thự lớn, mọi hộ gia đình đều có cuộc sống sung túc, con cái của họ được học hành tử tế.
Trần Sinh cũng vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh.
Thanh Tú(Theo Sohu/163)

Cuộc sống bế tắc của thần đồng đỗ đại học năm 10 tuổi ở Trung Quốc
Đậu đại học khi mới 10 tuổi và tốt nghiệp ở tuổi 13, Zhang Yiwen rơi vào khủng hoảng và cô đơn, phải trở về làm trợ giảng cho cha mẹ với mức thù lao bèo bọt.
" alt=""/>Đại gia về quê xây biệt thự tặng cả dân làng