Sản phẩm là ví dụ cho việc đi theo phong trào “tận hưởng thời gian một mình” đang phổ biến ở quốc gia mặt trời mọc. Khách hàng mục tiêu là những người ở riêng, sống đơn thân xa gia đình.“Đây là vật dụng rất phù hợp với nhu cầu của những người chỉ sống một mình ở Tokyo như tôi”, Yoshi Ikeda, một nhân viên văn phòng chia sẻ.
 |
Những nồi cơm điện tí hon đang trở thành cơn sốt ở Nhật Bản. Ảnh: AFP. |
Ngày càng nhiều người Nhật Bản sống một mình
Nhu cầu đối với những đồ dùng nhà bếp cho một người đã tăng vọt trong thời gian giãn cách xã hội. Tình trạng khẩn cấp ở nhiều khu vực khiến việc ăn ngoài cùng bạn bè, người thân trở nên bất khả thi.
Theo số liệu điều tra mới nhất, tính trong năm 2015, gần 35% dân số Nhật Bản sống một mình. Ở Mỹ và Anh, con số này thấp hơn, lần lượt là 28%, 30%.
Xứ Phù Tang từ lâu đã được biết đến là một trong những quốc gia có người dân "cô độc" nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình tăng và tỉ lệ kết hôn giảm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
 |
Hơn 1/3 dân số Nhật Bản đang sống một mình. Ảnh: Shutterstock. |
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sự thịnh vượng của một quốc gia và tỷ lệ dân sống đơn thân. Ở Mỹ và Bắc Âu, số người trưởng thành sống một mình đã tăng gấp nhiều lần trong những thập kỷ qua.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn lo ngại rằng đại dịch sẽ làm tăng tỉ lệ tự tử. Hơn 44 triệu người sống đơn thân sẽ cảm thấy bị cô lập hơn khi thiếu giao tiếp xã hội thường ngày.
Đối tượng khách hàng được ưu tiên
Số người sống đơn thân ngày càng tăng đã tác động đến thị trường hàng hóa, dịch vụ của Nhật Bản. Bằng chứng là các sự lựa chọn tiêu dùng của họ đã trở nên đa dạng hơn.
Ngày 14/12/2020, nhà sản xuất đồ gia dụng Thanko đã cho ra mắt hộp cơm bento tích hợp nồi cơm điện 2 tầng. Sản phẩm đã lập tức tạo nên cơn sốt trong cộng đồng người tiêu dùng đang sống một mình.
Được thiết kế để nấu một khẩu phần duy nhất, nhà sản xuất mang đến thông điệp "biến nỗi lo thừa cơm trở thành dĩ vãng". Tính đến giữa tháng 1, hơn 50.000 nồi cơm điện đa năng này đã được bán ra khắp Nhật Bản.
 |
Sản phẩm tích hợp này đã nắm bắt được nhu cầu mới của người dùng Nhật Bản. Ảnh: Thanko. |
Lisa Kobayashi, 30 tuổi, đã mua một hộp cho người chú độc thân của cô. "Tôi muốn chú ấy bỏ thói quen mua cơm đông lạnh từ cửa hàng tiện lợi và chuyển sang tự nấu cơm ở nhà, như thế sẽ tốt hơn”, cô nói.
Các dụng cụ nấu ăn khác đi theo xu hướng này có thể kể đến như: vỉ nướng thịt, nồi lẩu, máy làm takoyaki. Thậm chí, các nhà sản xuất nội thất còn cho ra mắt kotatsu cỡ đơn (một loại bàn thấp phủ chăn của Nhật) phù hợp cho các căn hộ một người ở.
Trong mảng dịch vụ ăn uống, các nhà hàng ở Nhật Bản đã nắm bắt được xu hướng này từ lâu. Kiểu hàng quán với không gian dành cho một người hay ohitorisama vốn đã rất phổ biến trên khắp đất nước.
Một ví dụ khác là cuối năm ngoái, Pizza Hut đã thêm vào thực đơn của mình combo một người ăn có tên “My Box”. Phần ăn có giá 700 yen (6,7 USD) bao gồm một pizza mini, khoai tây chiên và gà viên.
 |
Combo dành cho một người mới nhất của Pizza Hut Nhật Bản. Ảnh: Pizza Hut Japan Ltd. |
Trong thời gian ra mắt thử nghiệm vào tháng 11/2020, combo này đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Doanh số bán hàng cao gấp 3 lần so với bất kỳ chương trình khuyến mãi nào của Pizza Hut trước đây.
Hơn một năm từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt ở xứ Phù Tang. Những bữa ăn cùng người thân, bạn bè dường như khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Ngày 13/1, chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định cấm tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh. Các nhà chức trách ban bố tình trạng khẩn cấp ở 11/47 tỉnh thành, bao gồm cả Tokyo.

Dùng nồi cơm điện làm món sườn kho
Nồi cơm điện là thiết bị nhà bếp với chức năng chính là nấu cơm, nhưng đây còn là một thiết bị vô cùng đa năng nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Ví dụ như dùng nồi cơm điện làm món sườn kho thơm ngon lại dễ dàng!
" alt=""/>Đằng sau cơn sốt nồi cơm điện bé bằng bàn tay ở Nhật Bản
25 năm kiên định với hành trình phát triển bền vững tại Việt NamSuốt hành trình hiện diện trong 25 năm tại đất nước hình chữ S, FrieslandCampina Việt Nam (FCV) chủ sở hữu nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn nhân sự, đóng góp cho ngân sách quốc gia… FCV còn được ghi nhận như một FDI hàng đầu trong ngành sữa có những đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục, tiên phong phát triển ngành sữa và bảo vệ môi trường bền vững.
 |
Ông Berend van Wel, Tổng giám đốc FCV đại diện tập đoàn nhận giải thưởng “Doanh nghiệp bền vững 2020” lần thứ tư liên tiếp. |
Nỗ lực bền bỉ của FCV đã được ghi nhận và vinh danh qua giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển bền vững 2020” - do VCCI và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức theo chỉ đạo của Chính phủ. Đặc biệt, giải thưởng danh giá này đã đến với FrieslandCampina trong một năm 2020 nhiều cột mốc ý nghĩa: Đánh dấu chặng đường 25 năm hiện diện tại Việt Nam và công bố sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội”.
Sứ mệnh mới là lời cam kết mạnh mẽ về một lộ trình dài hơi và kiên định vì một Việt Nam phát triển bền vững và toàn diện trong nhiều thập kỷ tới.
Bảo vệ môi trường bền vững vì thế hệ hôm nay và mai sau
Năm 2020 chứng kiến nhiều nỗ lực ấn tượng của FrieslandCampina Việt Nam trong việc duy trì chuỗi sản xuất hiệu quả và bền vững thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường. Cụ thể, công ty đã tiết kiệm được 6 triệu kWh điện vận hành; giảm gần 4.000 tấn CO2 thải ra môi trường; tiết kiệm 45 triệu lít nước sản xuất; hơn 98% chất thải được tái sử dụng... tại các nhà máy ở Bình Dương và Hà Nam.
FrieslandCampina Việt Nam đang hướng đến mục tiêu 100% không rác thải chôn lấp trong vài năm tới. Từ năm 2019, FCV cũng thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong lĩnh vực bao bì tái chế. Điển hình là nhãn hàng Friso, tiên phong thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy với mục tiêu giảm 2,3 tấn nhựa thải ra từ ống hút mỗi năm.
Nâng cao cuộc sống người dân Việt Nam, đặc biệt là các nông hộ chăn nuôi bò sữa
FCV theo đuổi tăng trưởng xanh qua các chương trình hành động cụ thể từ đồng cỏ đến ly sữa, chuỗi cung ứng, cung cấp việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn nuôi bò sữa đối tác của tập đoàn thông qua Chương trình Phát triển ngành sữa (DDP).
 |
Tính đến 2020, hơn 7.500 hộ nông dân Việt Nam đã tiếp cận 15.000 đợt tập huấn từ chuyên gia Hà Lan, phát triển đàn bò sữa 35.000 con và nâng cao sinh kế, chất lượng cuộc sống. |
Từ chăn nuôi tự phát, các nông hộ nay đã đạt trình độ chăn nuôi bò sữa theo chuẩn chất lượng Hà Lan, tự tin cạnh tranh sòng phẳng với sữa nhập khẩu từ EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Tạo nền tảng dinh dưỡng và thế chất cho trẻ em vươn cao, vượt trội
Nỗ lực vì các thế hệ tương lai trẻ em vươn cao và vượt trội, FrieslandCampina đầu tư vào giáo dục kiến thức dinh dưỡng lành mạnh, sân chơi vận động đạt chuẩn cho hàng triệu trẻ em khắp đất nước.
Năm 2020 được ghi dấu bằng cột mốc hợp tác chiến lược giữa FrieslandCampina và bộ Giáo dục và Đào tạo với chương trình “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” với các kế hoạch hành động trong 5 năm và tổng kinh phí tài trợ 55 tỷ đồng. Theo đó, chương trình sẽ xây dựng 1.250 góc dinh dưỡng, 65 sân chơi vận động cho hơn 1,5 triệu học sinh từ 1.500 trường tiểu học.
 |
Riêng 2020, bất chấp Covid-19, đã có 290.000 học sinh của gần 200 trường tiểu học được thụ hưởng từ chương trình. |
Trước đó, FrieslandCampina đã ghi dấu sâu đậm với Quỹ học bổng Đèn Đom Đóm, Chương trình Uống sữa - Vận động - Khỏe mạnh... gieo những “hạt giống” giáo dục bền vững đầu tiên, đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em trên khắp cả nước.
 |
Ông Berend van Wel - Tổng Giám đốc FCV cho biết ngay từ lần đầu khởi công nhà máy đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1996, tập đoàn đã trăn trở về xác lập chiến lược phát triển bền vững ở nước sở tại. |
Có thể thấy rằng FCV là một trong những FDI hàng đầu ngành sữa thành công với định hướng phát triển bền vững, tạo lập được nhiều thành tựu ấn tượng trong 25 năm qua, đặc biệt là năm 2020 nhiều thử thách.
Ngọc Minh
" alt=""/>Phát triển bền vững