2025-04-23 13:24:12 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:179lượt xem
Phiên đấu giá biển số ô tô sáng ngày 18/12 có 3.500 biển số lên sàn. TheĐấugiábiểnsốsángBiể24h bong đáo kết quả được công bố, phiên đấu sáng nay có rất nhiều biển số giá cao từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, có biển sảnh rồng 38A-567.89 của Hà Tĩnh trúng giá cao nhất lên đến 1,6 tỷ đồng. Cùng một bộ số sảnh tiến (567.89), biển số này có giá thấp hơn đáng kể so với biển 19A-567.89 của Phú Thọ (giá 2,705 tỷ đồng) và biển 30K-567.89 của Hà Nội (giá 12,5 tỷ đồng).
Biển 38A-567.89 trúng giá cao nhất phiên đấu sáng hôm nay.
Biển số có giá trúng cao thứ 2 trong phiên đấu sáng nay là biển có số đuôi thần tài lớn 30K - 679.79 của Hà Nội, đạt giá 1,215 tỷ đồng. Biển lộc phát của Hà Tĩnh: 38A - 568.68 giá cũng rất cao, đạt 1,020 tỷ đồng.
Cũng có không ít biển số đẹp giá rẻ chỉ vài chục triệu đồng. Đơn cử như biển 29C-088.88 (giá 55 triệu đồng); biển 30K - 662.22 (giá 80 triệu đồng); biển 43A - 818.18 (giá 95 triệu đồng);...
Chiều nay, tiếp tục có 3.500 biển số "lên sàn" đấu giá trực tuyến, trong đó có một số biển VIP như: 30K-666.16; 30K-666.28; 37K-279.79; 29K-086.66; 14A-888.66;..
3.500 biển số sẽ lên sàn chiều ngày 18/12.
Theo quy chế đấu giá mới, phiên đấu biển số xe trong đợt 2 này sẽ thay đổi thời gian của một cuộc đấu giá, giảm từ 60 phút còn 30 phút. Người tham gia đấu giá có thể sử dụng số điện thoại của mình để đăng ký tài khoản tham gia đấu giá, có thể sử dụng song song mã số căn cước công dân và mã số thuế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký và đủ điều kiện tham gia đấu giá, biển số được chuyển nhượng cho người đó.
Đấu giá biển số chiều 16/12: Bất ngờ biển Phú Thọ từ 70 triệu vọt lên 3,075 tỷ
Kết thúc phiên đấu giá biển số chiều ngày 16/12, biển số 19A-566.88 của Phú Thọ chốt giá cao nhất lên đến 3,075 tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến cuộc đấu giá biển số này khác thường.
Supachok Sarachat (áo sẫm) là át chủ bài của U23 Thái Lan. Ảnh: Việt Hùng.
Vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của cả 2 là quá lớn đến U23 Thái Lan. Song, không phải vì thế mà đánh giá thấp yếu tố hệ thống của đội bóng này. Khả năng chuyển trạng thái từ tấn công sang phòng ngự của U23 Thái Lan là đáng nể.
Những cầu thủ chỉ 1-2 nhịp để nhận bóng trong tư thế quay lưng trước khi đưa bóng tịnh tiến lên phía trên. Trong khi, U23 Việt Nam đặc biệt yếu khoản này sau khi Phan Văn Đức và Công Phượng quá tuổi, còn Huy Hùng là quân của tuyển quốc gia từ lâu.
Bên cạnh khả năng chuyển trạng thái, tâm lý của Thái Lan cũng cực kỳ vững. Ở chiến thắng 4-0 trước Indonesia, họ có bàn thắng từ tình huống cố định và dồn ép đối thủ để kết thúc trận đấu với cách biệt đậm.
Những miếng tấn công của Thái Lan cũng đa dạng. 12 bàn tại giải lần này của Thái Lan đến từ đủ mọi phương án tấn công, từ đơn giản như tạt cánh đánh đầu, cố định, phức tạp như bật tường trung lộ qua cả rừng cầu thủ, đến bất ngờ như phất bóng từ phần sân nhà.
Supachai Jaided đã có 5 bàn cho Thái Lan tại giải lần này. Ảnh: Việt Hùng.
Không phải ngẫu nhiên mà HLV Park Hang-seo nói trong phòng họp báo sau khi Việt Nam thắng nhọc Indonesia 1-0 là Thái Lan chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho giải lần này.
Cả về logic lẫn thực tiễn, U23 Thái Lan đều cho thấy họ xứng đáng chơi sòng phẳng với những đội bóng hàng đầu ở vòng chung kết U23 châu Á sắp tới. U23 Việt Nam, ở một khía cạnh nào đó, cũng chỉ là đối thủ để U23 Thái Lan tập luyện, chứ không phải là ngưỡng để họ giới hạn tham vọng.
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Chúng ta buộc phải thắng U23 Thái Lan nếu muốn đi tiếp. Ngay cả một kết quả hòa cũng nhiều khả năng sẽ làm hỏng kế hoạch tham dự VCK U23 châu Á vào tháng 1 năm sau khi hiệu số của U23 Việt Nam (+1) hiện ở mức thấp so với những đội nhì bảng ở các bảng đấu còn lại.
Trước sức mạnh của U23 Thái Lan cùng việc xác định rõ tham vọng ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, thầy trò Park Hang-seo buộc phải làm nên chuyện ở Mỹ Đình ngày 26/3.
90 phút trước Indonesia đã lật tẩy những điểm yếu của U23 Việt Nam. Đó là vị trí tiền vệ trung tâm khi Trương Văn Thái Quý bị thay chỉ sau 40 phút. Đó là sự lấn cấn trong khâu tấn công khi Đinh Thanh Bình được tung vào sân cuối hiệp một rồi lại bị thay ra vào cuối hiệp 2.
Bùi Tiến Dũng có một ngày thi đấu lóng ngóng. Vị trí hậu vệ biên của Thanh Thịnh và Tấn Tài tỏ ra thiếu hiệu quả trong các pha lên bóng lẫn việc tìm được tiếng nói chung với đồng đội. Trong khi đó, Thái Lan lại tỏ ra đặc biệt mạnh ở khả năng đánh vào nách hàng phòng ngự đối phương.
Trước Indonesia và Brunei, những pha lên bóng vào khu vực hành lang trong của Thái Lan luôn phát huy được hiệu quả. Hai cầu thủ đá bám biên của đội bóng này thường xuyên lẻn ra phía sau hàng phòng ngự đối thủ và đặc biệt thính nhạy trong việc tìm thấy điểm cắt nơi trung phong có chiều cao tốt (1,81m) là Supachai.
HLV Park Hang-seo thừa nhận trong phòng họp báo rằng U23 Việt Nam “có sự chuẩn bị chưa tốt” cho vòng loại U23 châu Á. Ông dành lời khen ngợi và tôn trọng cho Thái Lan, trước khi nói rằng sẽ họp để tìm ra phương pháp “cố gắng” thắng đối thủ.
Tài điều binh khiển tướng của ông Park là cơ hội để U23 Việt Nam có thể làm nên chuyện trước Thái Lan. Ảnh: Minh Chiến.
Những phát biểu của ông Park là tham chiếu rõ ràng cho việc chúng ta gặp khó khăn nhiều hơn là thuận lợi trước trận quyết đấu. Bản thân ông Park cũng ít nhiều lo lắng cho số phận của đội bóng mà ông thừa nhận chỉ có một tuần là tập luyện đủ quân số.
Cơ hội của U23 Việt Nam trước Thái Lan giờ có lẽ chỉ nằm ở việc ông Park luôn biết cách biến bất lợi thành lợi thế trước những đối thủ được đánh giá nhỉnh hơn.
2/3 đội hình tạo nên lịch sử ở Thường Châu đã không còn hiện diện ở U23 Việt Nam lúc này, nhưng tinh thần Thường Châu giờ là điều mà ông Park cần hơn bao giờ hết ở các học trò trước cuộc đấu quyết định với Thái Lan.
Những thất bại cay đắng của bóng đá trẻ Việt Nam trước Thái LanTrong hơn 15 năm qua, các đội trẻ của bóng đá Việt Nam nhiều lần phải "ôm hận" trước các cầu thủ đến từ Thái Lan.
U23 Việt Nam thất thế trong xếp hạng các đội đứng nhì. Đồ họa: Minh Phúc.
" alt=""/>Vì sao Thái Lan có thể là ác mộng với U23 Việt Nam?
Dân mạng Việt Nam bày tỏ sự bức xúc khi Công Phượng không được ra sân thi đấu tại đội bóng Hàn Quốc.Ảnh chụp màn hình.
Đến nay, fanpage của đội bóng Hàn Quốc tiếp tục nhận nhiều lần nhận "bão" bình luận từ dân mạng Việt Nam.
Khắp các bài đăng, kể cả thông tin không đề cập gì đến cầu thủ Việt Nam vẫn có đầy rẫy những dòng bình luận tiếng Việt liên tục "kêu gào" đòi cho Công Phượng ra sân.
"Trả lại Công Phượng cho chúng tôi", "Nếu không cho anh ra sân, hãy để anh về nước", "Định lừa 90 triệu dân Việt Nam à?"... là một vài trong những bình luận hô hào.
Trận tiếp theo, bên cạnh thông báo bằng tiếng Hàn, Incheon United đã để kèm theo dòng chữ tiếng Việt: "Vòng 2 chúng ta sẽ gặp đội Gyeongnam FC ngay tại sân nhà. Chúng ta phải giành một chiến thắng trong trận đấu đầu tiên này. Công Phượng sẽ không có mặt trong danh sách đá chính ngày hôm nay".
Phải chăng họ không muốn cổ động viên Việt Nam chờ cầu thủ của mình ra sân rồi cảm thấy "bị lừa" như lần trước?
Sự phẫn nộ, bất bình của người hâm mộ Công Phượng từng được phóng viên Jing-dao lý giải trên tờ Sports Seoul.
"Khi dịch sang tiếng Hàn, tôi thấy các bình luận chủ yếu bày tỏ sự không hài lòng về việc Công Phượng được sử dụng. 'Hãy để Công Phượng ra sân' là nội dung chính. Đa phần là bình luận tiêu cực nhưng cũng có những bình luận mang tính tích cực hơn", Jing-dao viết.
Nam phóng viên bày tỏ lòng cảm thông trước sự gay gắt của cổ động viên Việt Nam nhắm vào HLV Jorn Andersen và Incheon United. Anh cho biết những việc như vậy cũng thường xuyên xảy ra ở Hàn Quốc, khi người hâm mộ nước này ủng hộ các cầu thủ Hàn đang thi đấu ở châu Âu.
Bên cạnh những lời lẽ tiêu cực, khiếm nhã, không ít cổ động viên khác cảm thấy "muối mặt" khi đọc những bình luận không hay, khuyên mọi người nên bình tĩnh và tôn trọng quyết định của những người cầm còi trận đấu.
Candy Nguyenbày tỏ: "Công Phượng đã rất nỗ lực để hòa nhập với đội bóng, hãy gửi đến cậu ấy những lời động viên cổ vũ thay vì chỉ trích CLB mà cậu ấy đã chọn! Đừng làm xấu đi hình ảnh người hâm mộ Việt Nam trong mắt cổ động viên Hàn Quốc, đừng làm mất đi thiện cảm của cổ động viên Hàn dành cho Phượng".
Không ít dân mạng Hàn Quốc cũng tỏ ra mệt mỏi trước nhiều lời chỉ trích bằng tiếng Việt.
"Người hâm mộ Việt Nam đừng làm tôi thất vọng nữa. Đây mới chỉ là trận đầu tiên thôi mà. Son Heung-min của chúng tôi khi mới ra nước ngoài thi đấu cũng đâu được ra sân ngay. Các bạn cần phải biết chờ đợi", một tài khoản Hàn Quốc bình luận.
Mới đây, sau trận cuối bảng K vòng loại U23 châu Á ngày 26/3, trang cá nhân cầu thủ số 9 Supachai cũng bị dân mạng Việt "làm loạn" vì tiền đạo Thái Lan đã có pha phạm lỗi với hậu vệ Đình Trọng.
Nam cầu thủ xứ chùa vàng phải nhận thẻ đỏ từ trọng tài ngay lúc đó. Song nhiều cư dân mạng vẫn cảm thấy bất bình.
Họ vào trang cá nhân thả "phẫn nộ" và để lại lời lẽ chửi bới bằng tiếng Việt dưới các bài đăng công khai của anh. Trên tài khoản Instagram của Supachai, tình trạng tương tự cũng xảy ra.
Tiền đạo Thái Lan phạm lỗi với Đình Trọng bị dân mạng Việt Nam vào trang cá nhân "làm loạn". Ảnh: Việt Hùng.
Nhiều bình luận của fan Việt còn xuất hiện trên các page đăng tải kết quả trận đấu này như Thailand Football, Fox Sports Asia...
Nổi bật lên giữa hàng trăm bình luận trên trang Thailand Footballlà dòng thắc mắc của một dân mạng người Thái: "Làm cách nào mà có nhiều bình luận của người Việt Nam trên một trang bóng đá Thái Lan thế này?".
Đó có lẽ cũng là câu hỏi chung của những cầu thủ, trọng tài người nước ngoài, sau khi kết thúc trận đấu, mở trang cá nhân của mình lên và thấy ngập tràn những dòng bình luận bằng tiếng Việt.
Chuyện cổ động viên Việt Nam tìm Facebook các trọng tài, cầu thủ, fanpage đội bóng nước ngoài, cho mình quyền "đòi lại công bằng" cho cầu thủ đội nhà nhanh chóng trở thành "thói quen" mà dường như sau trận đấu nào cũng có.
Thậm chí, người ta còn lập các tài khoản giả mạo để lừa dân mạng vào "tương tác".
Còn nhớ năm ngoái, trọng tài Christopher Beath - người điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ngày 20/1/2018 - đã phải khóa tài khoản Facebook sau trận đấu vì cổ động viên Việt Nam tìm vào chửi bới quá nhiều.
Trong trận đấu này, "vị vua áo đen" đã thổi quả penalty trong một tình huống được cho là không thật sự rõ ràng, khiến U23 Iraq có bàn gỡ hòa 1-1. Quyết định của ông Beath gây nhiều tranh cãi trên mạng. Ông nhận nhiều chỉ trích trên mạng vì bị cho rằng quyết định thổi phạt đền không đúng.
Phần lớn những lời bình kèm theo đó dành cho trọng tài người Australia có nội dung không tốt đẹp, thậm chí chửi rủa, xúc phạm cá nhân.
Việc cổ động viên Việt Nam tìm kiếm trang cá nhân trọng tài, cầu thủ đối phương để bình luận tiêu cực thường xuyên diễn ra. Ảnh chụp màn hình.
Bóng đá vốn là môn thể thao đặc biệt - môn thi đấu tập thể thu hút sự quan tâm của hàng triệu người - nên sẽ luôn "đem lại nhiều cung bậc cảm xúc, khó tránh khỏi sự cực đoan, thái quá", TS Đỗ Anh Đức - Trưởng Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV - nói với Zing.vn.
Không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài, các nền bóng đá phát triển, không hiếm gặp những trường hợp cổ động viên la lối, chửi rủa cầu thủ, trọng tài đối phương, và kể cả đội nhà, nếu trận đấu diễn ra không như mong đợi của họ.
Một ví dụ là mới đây, cầu thủ Marcos Alonso đã buộc phải khóa tính năng bình luận Instagram khi liên tục bị người hâm mộ quá khích dùng lời lẽ chửi bới, nhất là sau trận thua 6-0 trước Manchester City ngày 24/2.
Từ ngày 16/1 đến nay, đã có 8 bài đăng được hậu vệ trái Chelsea tắt tính năng bình luận.
Ở Việt Nam nói riêng và trong làng thể thao thế giới nói chung, các hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến thể thao fair-play như đốt pháo sáng, ném đồ vào cầu thủ, ném đá xe bus chở đội bóng... đều đáng bị xử phạt bằng các chế tài. Nhưng đối với những hành vi quấy rối trên mạng xã hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có hình thức xử lý nào cụ thể và hiệu quả.
Vì đâu người hâm mộ có tâm lý bất bình, 'làm loạn'?
Sau những trận thua của đội nhà, dù kết quả có thuyết phục hay không, luôn có một bộ phận người hâm mộ Việt tìm kiếm lý do để "đổ lỗi", hơn là nhìn nhận thế trận một cách khách quan. Dường như sự thất vọng của họ cần nơi nào đó để "trút" vào.
Bằng chứng là nhiều lần tuyển Việt Nam thua, dân mạng đã không ngần ngại "chĩa mũi dùi" công kích về phía cầu thủ đội nhà.
Kể cả những người được coi là "người hùng", "thủ môn quốc dân" như Nguyễn Quang Hải, Bùi Tiến Dũng hay Đặng Văn Lâm cũng từng trở thành "nạn nhân" chịu sự chỉ trích từ dân mạng.
"Quang Hải đừng bao giờ sút 11 m nữa", "Quả đá 11 m ấy làm mình quá thất vọng", "Có thế mà cũng không bắt được bóng nữa", "Đừng cho Chinh 'chân gỗ' vào sân trận sau"... là loạt bình luận của những người được coi là "fan phong trào".
Có khá nhiều người bình luận, phán xét như thể mình là huấn luyện viên đội bóng, nhưng không hề đưa ra được lập luận hợp lý mà lại chăm chăm công kích cá nhân và đổ lỗi cho cầu thủ.
Nhiều dân mạng chửi bới cầu thủ vì hùa theo đám đông. Ảnh chụp màn hình.
Nguyễn Phương Phương - quản trị viên diễn đàn mạng - cho rằng: "Việc đông đảo dân mạng cùng nhau 'làm loạn' là tâm lý đám đông không chỉ trong bóng đá mà trong tất cả sự kiện khác diễn ra hàng ngày trên mạng xã hội. Tức là sao? Là nhiều lúc họ chẳng cần biết cụ thể sự việc ra sao, cứ thấy người ta chửi là mình chửi theo, hùa vào bất chấp hậu quả".
Cụ thể ở đây trong bóng đá, dân mạng hay có thói quan thấy bạn bè của mình chia sẻ link Facebook của một đối tượng nào đó lỡ gây ra bất công cho đội nhà trong trận cầu vừa qua. Thấy hay đó, vui đó, vậy là vào góp vui mấy câu, mặc dù thậm chí không hề xem trận đấu diễn biến ra sao.
Nhưng khách quan mà nói, chúng ta cũng không thể khẳng định việc CĐV "ném đá" trên mạng đều là hùa theo đám đông. Bởi bản thân ai cũng xem mình là fan trung thành, cuồng nhiệt và "máu lửa", không ai nhận mình là a-dua bao giờ.
"Các cá nhân có xu hướng tìm đến những quan điểm giống mình và tập hợp thành đám đông, để củng cố cho sự tự tin và thỏa mãn về 'sức mạnh' mà họ đang sở hữu, và 'yên tâm chặt' là hành vi và phát ngôn của mình không phải chịu trách nhiệm gì cả", TS Đỗ Anh Đức phân tích.
Có nhiều trường hợp phơi bày sự hiếu thắng, hiếu chiến bất chấp lý lẽ của một số đám đông người hâm mộ - đây là điều đáng lên án. Nhưng cũng có trường hợp tiết lộ cái ẩn ức của họ về sự "không-có-công-bằng-tuyệt-đối" trong thể thao nói chung, và bóng đá nói riêng.
Và rằng, có một niềm tin đầy "tự ti" bấy lâu về việc đội nhà Việt Nam của chúng ta thường xuyên bị "xử ép" trong nhiều trận cầu quốc tế.
Ngoài ra, cũng phải đề cập đến cái mâu thuẫn khó tránh khỏi, thậm chí là hai cực đối kháng, giữa một bên là tình yêu thể thao của đa số người hâm mộ về cơ bản là vô tư, trong sáng và rất cảm tính, với một bên là những toan tính, chiến lược luôn phải thực dụng, duy lý và vị lợi ích.
Khi người ta nghi ngờ hoặc "linh cảm" về sự thiếu trong sáng nào đó, chẳng hạn như cố tính giữ chân cầu thủ yêu thích của họ quá lâu không cho ra sân, thì họ có thể phản ứng, bức xúc.
Bên cạnh đó, anh Đức cho rằng cái cần quan tâm ở đây là cơ chế nào khiến những bức xúc, nổi loạn, lăng mạ dễ dàng được thổi bùng lên và liệu có một căn tính văn hóa nào chi phối điều này, dẫn đến mức độ "làm loạn" ở các nhóm xã hội khác nhau thì khác nhau hay không.
Theo Nguyễn Phương, cổ động viên "gây rối" trên mạng xã hội là thực trạng khá đáng buồn, nếu không muốn nói là lệch lạc về mặt nhận thức và cư xử của một bộ phận không nhỏ dân mạng Việt Nam.
Đặc biệt trong thời đại 4.0 này, các kênh digital (kỹ thuật số) như Facebook, Twitter... ngày càng phát triển mạnh, nó trở thành con dao hai lưỡi. Chúng ta có thể nhờ nó để quảng bá hình ảnh đất nước thì cũng có thể vì nó mà làm bộ mặt của nước nhà tệ đi rất nhiều.
Cổ động viên quấy rối cầu thủ, đội bóng, dùng lời lẽ lăng mạ trên mạng xã hội rất khó kiểm soát, trở thành "vấn nạn" đau đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tháng 10/2018, tiền vệ đội tuyển nữ quốc gia Anh - Karen Carney (31 tuổi), người ghi bàn thắng duy nhất giúp Chelsea giành chiến thắng trước Fiorentina trong khuôn khổ Champions League - đã nhận được loạt tin nhắn dọa từ fan.
Nội dung tin nhắn đe dọa cô sẽ bị giết và hiếp dâm vì đã để lỡ một số pha ghi bàn cho đội nhà trong hiệp 2.
Sự việc nghiêm trọng đến mứcLiên đoàn bóng đá Anh (FA) đã phải yêu cầu cảnh sát và các công ty công nghệ vào cuộc, tìm ra thủ phạm giải quyết.
Vẫn biết rằng cảm xúc, hành vi quá khích của người hâm mộ thể thao là không tránh khỏi. Nhưng chúng ta không cổ súy cho những hành vi không đẹp, cả trong thực tế hay trên mạng xã hội. Hãy là người hâm mộ bóng đá có hiểu biết và bày tỏ tình yêu ấy một cách văn minh.
" alt=""/>'Hở ra là làm loạn' trên mạng, CĐV Việt đang ngày càng xấu xí