1. Cha mẹ chọn món. Trẻ con ăn giống như người lớn
Khi 2 cô con gái của Karen tới trường học ở Pháp, thực đơn toàn là những món ăn người lớn rất đậm vị. Cô cũng kể về việc nhìn thấy một em bé 9 tháng tuổi vui vẻ gặm miếng phô mai. Trẻ con Pháp ăn 3 bữa/ ngày, cộng thêm một bữa ăn nhẹ vào lúc 4 giờ chiều. Cha mẹ là người chọn món và không có bất cứ sự thay thế nào.
2. Cả nhà ăn cùng nhau và cùng làm cho bữa ăn trở nên đặc biệt
Karen giải thích rằng, bọn trẻ rất hưởng ứng những ‘bữa tiệc’ trưa bày biện kiểu Pháp diễn ra hằng ngày. Tức là chúng sẽ có những chiếc đĩa xinh xắn, chiếc khăn ăn bằng vải, thậm chí là cả nến nữa.
‘Người Pháp không bao giờ ăn mà không có khăn trải bàn’ - cô viết. Có lẽ sự cầu kỳ và tinh tế vốn có của người Pháp trong bữa ăn khiến trẻ con cảm thấy thích thú và hứng thú với việc ăn uống hơn.
3. Đồ ăn không phải là phần thưởng, hình phạt hay thứ để hối lộ
Rất nhiều phụ huynh ‘dụ dỗ’ con bằng cách hứa cho chúng ăn món mà chúng thích, hoặc phạt bọn trẻ bằng cách không cho chúng ăn món đó nữa.
Thế nhưng, việc lấy đồ ăn làm phần thưởng có thể dẫn đến việc khi đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ liên hệ tới cảm xúc ngày nhỏ khi được ăn món ăn đó. Karen cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tôn trọng thức ăn, thay vì chỉ tìm tới đồ ăn khi buồn chán, mệt mỏi.
4. Ăn rau
Người Pháp thường ăn rau vào đầu bữa khi bọn trẻ đang đói nhất. Họ thường trộn các loại rau với gia vị: salad cà rốt nghiền, dựa chuột trộn dấm, củ cải đường trộn cam…
5. Không cần phải thích nhưng phải thử
Bữa ăn không nên là một cuộc chiến. Cha mẹ Pháp không hay càm ràm. Nếu một đứa trẻ không muốn ăn, họ sẽ chỉ lấy chỗ thức ăn đi mà không bình luận quá nhiều. Họ cũng sẽ không năn nỉ hay yêu cầu đứa trẻ phải ăn, và cũng không khen chúng khi ăn. Cha mẹ chỉ cần giữ cho cuộc hội thoại theo chiều hướng tích cực và không tập trung vào đồ ăn, để đứa trẻ tự nguyện muốn ngồi ở bàn ăn.
Nhưng nếu đứa trẻ của bạn không muốn ăn món gì đó, chúng ít nhất sẽ phải nếm thử - người Pháp quan niệm như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ con phải ăn thử món mới từ 7-15 lần trước khi chúng sẵn sàng ăn nó. Vì thế, nếu ban đầu đứa trẻ không thích một món nào đó, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ thích.
6. Không ăn vặt. Đói giữa các bữa cũng chẳng sao.
Chúng ta luôn lo lắng bọn trẻ sẽ bị đói, nhưng sự thật là đói một chút cũng chẳng sao cả. ‘Đói là cách kích thích ăn uống tốt nhất’ – người Pháp nghĩ như vậy. Và khi đói, bọn trẻ sẽ ăn những món chính nhiều hơn thay vì ăn đồ ăn vặt. Đói cũng là cách để bọn trẻ học cách xử lý cơn đói. Nếu không, khi lớn lên, chúng sẽ có thói quen ăn ngay một thứ gì đó khi đói thay vì đợi đến bữa tiếp theo.
7. Ăn thật chậm
Theo luật của Pháp, trẻ em phải có ít nhất 30 phút cho bữa ăn trưa ở trường. Việc ăn uống không chỉ là ăn uống, mà còn là lúc giao lưu với bạn bè.
Dĩ nhiên, việc chạy quanh nhà để cho trẻ con ăn uống là việc không được khuyến khích. Theo người Pháp, dạy trẻ kiên nhẫn ngồi ăn trong suốt bữa ăn và trò chuyện với người thân là một kỹ năng sống quan trọng.
Mẹ Nhật đã làm gì để tạo ra những đứa trẻ có kỷ luật, biết kiểm soát cảm xúc và luôn nghĩ cho người khác?
" alt=""/>7 quy tắc dạy con ăn như người Pháp: Ai cũng muốn học theoVì lương thấp và rảnh rỗi hơn vợ, chồng tôi xung phong đưa đón con, chợ búa, nấu nướng và làm các việc nhà. Tôi về nhà chỉ việc tắm gội, ăn uống và nghỉ ngơi.
" alt=""/>Không quan trọng chuyện trinh tiết nhưng quyết không “vượt rào”![]() |
Quang cảnh đám hỏi Duy Mạnh - Quỳnh Anh. |
Các cầu thủ Văn Toàn, Hồng Duy, Văn Thanh ra Hà Nội từ hôm trước để kịp tham dự lễ ăn hỏi của đồng đội và ăn bữa cơm chia vui tại quê nhà chú rể ở Đông Anh (Hà Nội).
![]() |
Văn Thanh, Hồng Duy trò chuyện cùng mọi người bên ngoài hội trường đám hỏi. |
Ông Đoàn Quốc Thắng - bố cầu thủ Văn Hậu cũng có mặt tại đám hỏi. Mặc dù được gia đình Quỳnh Anh trân trọng mời vào phía trong ngồi, cùng theo dõi đám hỏi. Tuy nhiên, ông Thắng từ chối, xin phép ngồi phía ngoài, nhường ghế cho gia đình nhà trai và các vị khách khác.
![]() |
Bố Văn Hậu xuất hiện tại đám hỏi. |
Chia sẻ với VietNamNet, ông Thắng cho hay: 'Nhận được lời mời của gia đình nhà gái và cầu thủ Duy Mạnh, hai vợ chồng tôi rất vui. Tuy nhiên, do bận công việc, bà xã tôi ở nhà, chỉ một mình tôi đến. Tôi bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội từ sáng sớm.
Hôm qua, Văn Hậu bên Hà Lan cũng gọi điện về nhắc bố thu xếp công việc, cố gắng có mặt đúng giờ. Con cũng gửi lời chúc phúc đến vợ chồng Duy Mạnh'.
![]() |
Ông Thắng vui vẻ chào hỏi mọi người. |
Một số hình ảnh khác tại đám hỏi:
![]() |
Kết thúc lễ ăn hỏi, Duy Mạnh và Quỳnh Anh thay trang phục để chuẩn bị làm lễ xin dâu. Sau đó, cô dâu Quỳnh Anh sẽ lên xe hoa về nhà chồng. |
![]() |
Chú rể Duy Mạnh tiến vào nhà gái cùng dàn bê tráp |
Mẹ vợ cầu thủ Duy Mạnh sở hữu nhan sắc mặn mà. Ngày ăn hỏi con gái, bà xuất hiện rạng rỡ trong bộ áo dài cắt may cầu kỳ.
" alt=""/>Bố cầu thủ Văn Hậu cũng có mặt trong đám hỏi Duy Mạnh