Hồng Ánh cho thấy nội lực diễn xuất với vai diễn đòi hỏi đa tầng cảm xúc. Xuyên suốt vở kịch, nữ nghệ sĩ khai thác tốt chuyển biến trong tâm lý nhân vật, từ lúc còn là cô gái ngây thơ, đến khi gặp gia biến, lưu lạc và trải qua thăng trầm cuộc đời...
Ở tuổi 47, Hồng Ánh được đánh giá có ngoại hình khá phù hợp để hóa thân cô gái đôi mươi như Thúy Kiều. So với bản gốc, nhân vật mới có chiều sâu hơn về tính cách, mang tính nữ hiện đại. Kiều khi gặp bi kịch không buông xuôi, gục ngã, mà cho thấy sự quyết liệt, chủ động đứng dậy quyết định cuộc đời mình.
![]() | ![]() |
Kiều đi hết một vòng đời được gói gọn trong từng ấy thời gian để tìm lại chính mình, cũng là để mưu cầu hạnh phúc. Những buồn vui, lúc hạnh phúc, khi bi phẫn hay tiếng thét của Kiều khi bị đẩy vào cảnh cùng cực khiến khán giả tin vào câu chuyện, cảm thương cho nhân vật.
Hồng Ánh đã dụng công, nghiên cứu kỹ từng lớp diễn để tạo nên một bản thể Thúy Kiều: mới mẻ và hợp thời đại hơn cho hình tượng vốn dĩ đã quá quen thuộc với khán giả.
Phân đoạn diễn xuất của nghệ sĩ Hồng Ánh và Thanh Thủy
Không dừng ở Kiều, vở kịch mang góc nhìn đa chiều về thân phận phụ nữ thời xưa. Các nhân vật Đạm Tiên, Tú Bà, Hoạn Thư được khắc họa với góc nhìn cảm thông. Đạm Tiên (NSƯT Mỹ Duyên) như chiếc bóng của Kiều, xuất hiện lúc Kiều cô đơn, cùng Kiều giãi bày nỗi lòng.
Đạm Tiên và Thúy Kiều như hình với bóng, vừa là quá khứ vừa là thực tại, giãi bày tâm tình với nhau, vừa để nói lên nét đồng điệu, sự đa cảm mãnh liệt của trái tim khát khao đi tìm hạnh phúc của thân phận phụ nữ.
Trong vở kịch, Hoạn Thư được kể với góc nhìn thấu cảm hơn. Đằng sau một tiểu thư dữ dằn, là một người phụ nữ lắm nỗi niềm, vừa vun vén tổ ấm trong ngoài, lại vừa khao khát níu giữ trái tim của người chồng mình thương yêu.
Vai diễn có nhiều câu thoại đắt giá, như tự nhận là “gái độc không con” để chồng Thúc Sinh thoát tiếng bị vô sinh; Câu nói “Tại sao phụ nữ phải giẫm đạp nhau vì một người đàn ông không ra gì?" khi đối thoại với Kiều hay hành động cởi áo đòi Kiều “chỉ cho cách chiều chồng bằng kỹ năng ân ái của gái lầu xanh”... Ở cuối tác phẩm, Hoạn Thư chấp nhận từ bỏ Thúc Sinh để “sắp xếp lại cuộc đời” được đánh giá là điểm mới mẻ, hợp thời đại.
Chia sẻ với VietNamNet, nghệ sĩ Thanh Thủy nói vui, hạnh phúc vì nhận được vai diễn tốt, tạo thêm niềm hứng khởi làm nghề.
“Tôi yêu nhân vật Hoạn Thư trong vở bởi sự nổi giận hay ác độc đều được kiểm soát. Số phận bất hạnh nhưng cô ấy ứng xử công bằng với cuộc đời, xử lý cái sai rất văn minh. Tôi nghĩ đó là sự nhân bản, tư tưởng vượt qua định kiến mà tác phẩm hướng tới”, chị bày tỏ.
Các nhân vật trên vốn được biết đến bởi nét phản diện, nay được đạo diễn xây dựng với lăng kính bao dung, cảm thông. Ở mỗi lớp diễn, họ có dịp giãi bày tâm tư, hoàn cảnh để mỗi nhân vật đều là vai chính trong câu chuyện của mình.
![]() | ![]() |
Ê-kíp mang vào vở nhiều yếu tố nghệ thuật, với các màn diễn lẩy Kiều, ngâm Kiều, hát chầu văn, múa… Vở được đầu tư nhiều về cảnh trí, phục trang, hơn 200 bộ quần áo được thiết kế riêng.
Nhạc sĩ Văn Tứ Quý góp sức sáng tạo với 30 ca khúc, đoạn nhạc, lớn, nhỏ, có lời và không lời, sử dụng đàn tranh, sáo, đàn bầu tạo nên giai điệu âm nhạc, mang lại chiều sâu cho vở diễn.
Đạo diễn Quang Thảo nói khi tác phẩm được thành hình, anh cảm thấy thoải mái, thoát được trăn trở, lo lắng những ngày qua.
“Tôi rung động vì tác phẩm, có thể vì hiểu nên thương quý. Nếu nói hoàn hảo thì không đúng tuy vậy nó đã đạt được điều tôi mong muốn. Đâu đó tôi thấy đúng khi chọn kịch bản này để dàn dựng”, anh chia sẻ.
Điều Quang Thảo và ê-kíp áp lực là sự đón nhận của khán giả. Nam đạo diễn nhìn nhận thị hiếu người xem không có thước đo cụ thể, do đó kết quả của tác phẩm đều trông chờ vào ngày công diễn chính thức.
Ở vai trò đạo diễn, Quang Thảo cố gắng dung hòa tính nghệ thuật và giải trí của vở. Điều này góp phần chiều lòng số đông đối tượng khán giả, với mong muốn sẽ thỏa mãn được nhu cầu của mỗi người xem khi rời sân khấu.
Dưới bóng giai nhândự kiến ra mắt tại Nhà hát Bến Thành (TPHCM) trong tháng 12.
Ảnh, clip: HK, Idecaf
"Nếu tôi muốn trừ khử anh tôi chỉ cần hở ra với Dương "cơ bắp" (NSƯT Hồ Phong) hoặc Quân "già" (Vĩnh Xương) nhưng tôi không làm. Tôi biết anh là người gài máy nghe trộm nhưng tôi cũng không nói ra. Bây giờ, bọn chúng chưa biết anh là kẻ thù. Anh lại là người thừa kế của tôi. Chúng nó rất cần anh để thoát khỏi vòng phong tỏa của công an. Anh chỉ cần khéo léo một chút sẽ đưa được tất cả chúng nó lên giá treo cổ mà không nguy hiểm gì cả. Công an là vũ khí của anh, hãy liên hệ với họ", Lê Toàn dặn con nuôi.
Ở một diễn biến khác, cảnh sát chìm K3 (Trương Hoàng) mật báo cho Long (Hà Việt Dũng) về thông tin cuộc nói chuyện giữa Hồng và Dương "cơ bắp". Với những dấu hiệu bất thường của Hồng, Long dự đoán Dương "cơ bắp" có liên quan đến một vụ án năm xưa.
"Hồng tới gặp Dương. Em cảm thấy anh ta kìm nén sát khí, nghi có giấu vũ khí trong người", K3 báo cáo. Long trả lời: "Lý do là gì? Đó không phải tính cách của cậu ta. Có khi nào Dương có liên quan đến một vụ án năm xưa?".
Cũng trong tập này, khi Dương "cơ bắp" dò hỏi về Dũng "kính" (Mạnh Cường), Quân "già" đã trấn an đàn em một cách khéo léo.
"Mỗi người phù hợp với một vai trò. Chú có sức mạnh, chỉ huy được nhiều đàn em, có thể quản được thế lực. Dũng "kính" hoạt động độc lập, giỏi ngoại giao, móc nối với các bên rất tốt nhưng nó chỉ phù hợp làm quân sư thôi, không đủ sức gồng gánh thế lực một phương nên không phải lo", Quân "già" nói. Đúng lúc này, Dương nhận được tin Lê Toàn biến mất.
Ông trùm Lê Toàn có gặp bất trắc? Diễn biến chi tiết tập 12 phim Độc đạosẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Nhờ động cơ mạnh mẽ và khả năng vượt địa hình ấn tượng, dòng xe này được giới chơi xe offroad ưa chuộng. Tuy nhiên, có những người dùng mua xe chỉ để đi phố, vì trót đem lòng yêu thích thiết kế khỏe khoắn, mạnh mẽ khó tìm thấy ở các dòng xe khác. Từ đó, khái niệm "bán tải cà phê" được ra đời.
Nhu cầu của người dùng đi lên đem lại cơ hội kinh doanh cho các "ông lớn" trong ngành công nghiệp bốn bánh. Thế nhưng, 80% thị phần của phân khúc bán tải đang nằm trong tay Ford Ranger, mẫu xe này đang tiên phong trong việc định hướng khách hàng mua xe bán tải để thể hiện cá tính riêng.
Sự thống trị của Ranger trong nhiều năm liên tiếp khiến các sản phẩm còn lại khá mờ nhạt và dần có dấu hiệu buông xuôi, chỉ cạnh tranh vị trí thứ 2. Tuy nhiên, Mitsubishi Triton vẫn có những nỗ lực đối đầu với "ông vua" này, thông qua thế hệ mới vừa được giới thiệu vào ngày 11/9.
Mitsubishi Triton 2024 được phân phối với 3 phiên bản cùng giá niêm yết dao động 655-924 triệu đồng. Xe tiếp tục được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Vóc dáng bề thế, bắt mắt hơn nhưng đánh mất ưu thế của thế hệ cũ
Ở thế hệ cũ, Mitsubishi Triton có những tệp khách hàng riêng là những người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hoặc chơi offroad. Kích thước gọn gàng từng là ưu điểm của mẫu xe này, với bán kính quay đầu chỉ 5,9m; trong khi thông số của các đối thủ đều vượt mốc 6m, Ranger cũng không ngoại lệ (6,35m).
Tuy nhiên ở thế hệ thứ 6, Triton được phát triển dựa trên khung gầm mới với kích thước thay đổi đáng kể. Đáng chú ý nhất là chiều dài cơ sở tăng 130mm so với đời trước, lên mức 3.130mm.
Sự thay đổi này hứa hẹn đem lại nội thất rộng rãi hơn ở thế hệ mới, nhưng bán kính vòng quay của Triton 2024 lại tăng lên mức 6,2m. Kích thước này tuy vẫn nhỏ hơn một chút so với các đối thủ nhưng chênh lệch không nhiều, bởi vậy xe đánh mất yếu tố được xem là ưu thế cạnh tranh của đời cũ.
Mitsubishi Triton 2024 có chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là 5.360mm, 1.930mm và 1.815mm (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Việc gia tăng bán kính vòng quay tối thiểu không chỉ hạn chế sự linh hoạt của Triton 2024 trong môi trường đô thị, mà còn ảnh hưởng tới khả năng offroad của xe. Góc tới (30,4 độ) và góc thoát (22,8 độ) của xe cũng nhỏ hơn một chút so với đời cũ, bù lại khoảng sáng gầm tăng từ 205mm lên 228mm.
Với những đánh đổi như trên, Mitsubishi Triton 2024 sở hữu một vóc dáng bề thế hơn, tạo điều kiện cho các nhà thiết kế của thương hiệu Nhật Bản phóng tay sáng tạo. Họ gọi phong cách của chiếc bán tải này là Beast Mode (tạm dịch: chế độ quái thú), nhưng vẫn chưa thể chiều lòng số đông.
Trên bản cao nhất, Mitsubishi Triton 2024 được trang bị đèn LED định vị ban ngày, cụm đèn chiếu sáng dạng LED Projector và đèn sương mù LED (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Mỗi người sẽ có quan điểm riêng về yếu tố thẩm mỹ nhưng theo quan sát của phóng viên báo Dân trí,thiết kế của Triton 2024 vẫn tạo tranh cãi trên các hội nhóm người dùng. Có ý kiến cho rằng thế hệ cũ vẫn bắt mắt hơn, nhưng cũng có người nhận định đổi mới là cần thiết, nếu muốn đối đầu với Ranger.
Dù xấu hay đẹp, không thể phủ nhận rằng Mitsubishi Triton 2024 vẫn thành công tạo nên được điểm nhận dạng riêng. Có thể khi đặt lên bàn cân cùng Ford Ranger, vẫn sẽ có người dùng ưa thích phong cách mới của mẫu bán tải Nhật.
Mâm hợp kim 18 inch chỉ xuất hiện trên bản cao nhất của Mitsubishi Triton 2024. Biến thể này cũng sơn đen nhiều chi tiết ở ngoại thất, nhằm gia tăng tính thể thao (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Nội thất chưa hiện đại bằng Ranger, nhưng có điểm mạnh đáng chú ý
Bước vào bên trong, người dùng sẽ được chào đón bằng một khoang cabin hoàn toàn mới. Phong cách tổng thể hiện đại hơn thế hệ cũ, nhưng chưa thực sự đột phá như Ranger, bởi những đường nét này vẫn đem lại cảm giác quen thuộc, đi theo xu hướng chung của các mẫu xe ngày nay.
Trên bản cao nhất, Mitsubishi Triton 2024 vẫn sử dụng phanh cơ truyền thống, chưa phải phanh tay điện tử như Ford Ranger (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Phía sau vô-lăng có sự xuất hiện của một màn hình LCD 7 inch, hiển thị nhiều thông tin (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Màn hình giải trí 9 inch đặt nổi, có kết nối Apple CarPlay/Android Auto (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động 2 vùng nhưng điều chỉnh tăng/giảm nhiệt độ bằng nút gạt, không thuận tiện như núm xoay (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Phía bên dưới là bàn sạc không dây, giúp Triton 2024 cân sức hơn khi cân đo đong đếm trang bị cùng Ranger (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Trên bản cao nhất, các hàng ghế được bọc da kết hợp với nỉ, sử dụng 2 tông màu. Ghế lái có tính năng chỉnh điện 8 hướng (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Hàng ghế thứ 2 có đầy đủ tựa đầu và bệ tì tay trung tâm. Tuy nhiên, phần lưng khá đứng, không ngả sau như đời cũ, đây cũng là điểm tạo nên nhiều tranh cãi (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Theo trải nghiệm thực tế của phóng viên báo Dân trí, các hàng ghế sẽ là điểm mạnh cạnh tranh của Triton 2024. Phần đệm ngồi dày dặn, êm ái và ôm lưng, không gây khó chịu khi offroad.
Tất nhiên, sự êm ái khi vận hành trên điều kiện địa hình xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của các hàng ghế này, hạn chế tác động từ mặt đường lên lưng người ngồi.
Động cơ mới mạnh mẽ, vận hành thiên hướng offroad
Bên cạnh thiết kế mới và các trang bị, động cơ cũng là điểm mới của Mitsubishi Triton 2024. Trên phiên bản cao cấp nhất, xe sử dụng cỗ máy dầu 2.4L tăng áp kép (Bi-Turbo) hoàn toàn mới, sản sinh công suất tối đa 201 mã lực và mô-men xoắn cực đại đạt 470Nm.
Thông số này chưa bằng Ford Ranger Wildtrak (207 mã lực và 500Nm). Bù lại, Triton 2024 được trang bị hộp số tự động 6 cấp. Hộp số này được đánh giá là vận hành ổn định hơn hộp số 10 cấp của đối thủ Mỹ.
Khoang động cơ của Mitsubishi Triton 2024 có lớp lót cách âm khá dày, hạn chế tiếng ồn vọng vào khoang lái khi vận hành xe ở dải tua thấp (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Theo trải nghiệm thực tế của phóng viên báo Dân trí, động cơ mới đem lại cho Triton 2024 những cảm xúc vận hành thú vị hơn đời cũ. Việc sử dụng công nghệ tăng áp kép giúp hạn chế hiện tượng trễ (lag) như máy tăng áp đơn, đem lại những cú đạp ga dứt khoát hơn, tuy vẫn có độ hẫng nhưng rất nhỏ.
Hộp số của Triton 2024 cho khả năng sang số khá mượt mà ở dải tốc thấp, nhưng khi vận hành từ 80km/h trở lên, người dùng vẫn cần phải nuôi ga một chút để chờ hộp số nhảy cấp, nếu muốn tiếp tục duy trì trải nghiệm mượt mà (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Trong quá trình trải nghiệm offroad với Triton 2024 cùng ông Hiroshi Masuoka (tay đua vô địch giải Dakar Rally vào năm 2002 và 2003), tôi nhận thấy hệ thống treo của mẫu bán tải này đã được cải thiện so với đời cũ, thiên hướng offroad nhiều hơn.
Ở những cú bay "phớt" cùng dải tốc độ cao, Triton 2024 vẫn tiếp đất một cách nhẹ nhàng nhờ hành trình nhún của bộ phuộc dài, không gây xóc nảy, hạn chế hiện tượng "đấm lưng" người ngồi khi offroad.
Bản cao nhất của Mitsubishi Triton 2024 có tới 7 chế độ lái, phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau. Hệ dẫn động trên phiên bản này là loại 2 cầu chủ động Super Select 4WD-II, vốn được đánh giá cao về khả năng offroad từ thế hệ trước (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Tuy nhiên, khi vận hành on-road với mặt đường đẹp, hệ thống treo của Mitsubishi Triton 2024 lại đem lại cảm giác khá bay bổng. Ở những góc cua, xe có độ lắc ngang khá lớn.
Đây có thể là điểm trừ với những người dùng có nhu cầu mua "bán tải café". Họ sẽ có thiên hướng ưa chuộng những mẫu xe có hệ thống treo cứng, để cảm nhận tốt mặt đường hơn.
Cũng cần phải nói rằng Mitsubishi Triton 2024 được trang bị vô-lăng trợ lực điện trên bản cao nhất, đem lại cảm giác dễ chịu hơn khi cầm lái, nhưng vẫn có độ siết nhất định (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Có cơ hội cải thiện doanh số nhưng chưa đủ để "chiếm lĩnh mọi lãnh địa"
Nhìn chung, khách hàng của Mitsubishi Triton 2024 vẫn sẽ là những người dùng có nhu cầu mua bán tải để chở hàng hoặc offroad. Mẫu bán tải này vẫn có khả năng "vợt" được thêm khách mua xe để chơi, khi sở hữu nhiều trang bị mới đặc biệt là hệ thống an toàn chủ động (trên bản cao nhất).
Gói công nghệ MMSS trên Triton 2024 gồm các tính năng như: cảnh báo và giảm thiểu va chạm trước, kiểm soát hành trình thích ứng, cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo điểm mù, đèn pha tự động và cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Tuy nhiên, những yếu tố này có lẽ chưa đủ để giúp Triton mới rung chuyển vị thế của Ford Ranger. Đối thủ Mỹ không chỉ sở hữu thiết kế bắt mắt, trang bị tiện nghi và an toàn ấn tượng hơn mẫu xe Nhật Bản, mà còn có lợi thế ở việc đa dạng phiên bản.
Giới chuyên gia nhận định, Mitsubishi Triton 2024 có giá bán hấp dẫn, nhưng vẫn cần có nhiều biến thể hơn nếu muốn tiếp cận được với số đông người dùng. Mẫu xe này không có bản số sàn (MT), hệ dẫn động 4 bánh và vô-lăng trợ lực điện chỉ có trên bản cao nhất là những rào cản của Triton mới.
Trong khi đó, bản tiêu chuẩn của Ford Ranger và Toyota Hilux đã có hệ dẫn động bốn bánh, đi kèm hộp số sàn.
Dẫu vậy, những nâng cấp mới hứa hẹn đem lại cơ hội cải thiện doanh số cho Triton, trong bối cảnh đang có dấu hiệu "thất thế" trước Toyota Hilux. Xét doanh số cộng dồn 8 tháng đầu năm 2024, Triton vẫn đang ở vị trí thứ 2 trong phân khúc bán tải, với tổng cộng 1.281 xe được bán ra thị trường.
Tuy nhiên, kể từ khi Toyota Hilux 2024 được ra mắt Việt Nam (tháng 5), Triton không còn bán chạy thứ 2 phân khúc xe bán tải hàng tháng, doanh số mỗi tháng thường dưới mốc 100 chiếc.
Trong khi đó, Ford Ranger đang là một trong những mẫu xe bán chạy nhất toàn thị trường, với 10.293 chiếc được tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm 2024.
" alt=""/>Trải nghiệm Mitsubishi Triton 2024: Có điểm mạnh nhưng liệu đủ đấu Ranger?