- GS. Phan Huy Lê – một trong những nhà nghiên cứu sử học uy tín của Việt Nam – vừa qua đời vào lúc 13h10 ngày 23/6.
- GS. Phan Huy Lê – một trong những nhà nghiên cứu sử học uy tín của Việt Nam – vừa qua đời vào lúc 13h10 ngày 23/6.
VNPT và MobiFone ký thỏa thuận hợp tác dùng chung hạ tầng 700 trạm phát sóng mới dưới sự chứng kiến của đại diện Cục Viễn thông.
Ngày 7/5/2020, VNPT và MobiFone đã ký thỏa thuận chia sẻ sử dụng chung cơ sở hạ tầng năm 2020 dưới sự chứng kiến của đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT).
Việc ký kết này nhằm hiện thực hóa Chỉ thị 52 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, Cục Viễn thông đã dẫn dắt để các doanh nghiệp bắt tay với nhau. Phía VNPT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai và xác định đây là việc mang lại lợi ích cho các bên.
Ông Thiềm Công Nguyên, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho rằng, hợp tác sẽ mang lại hiệu quả cho cả hai doanh nghiệp, vì vậy, MobiFone sẽ đẩy mạnh việc này.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục Viễn thông nhìn thấy cơ hội các doanh nghiệp tăng cường hợp tác dùng chung cơ sở hạ tầng rất lớn. Việc VNPT và MobiFone ký kết hôm nay để dùng chung 700 điểm thu phát sóng đem lại lợi ích cho cả hai bên và thúc đẩy hợp tác của nhiều doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp có thể hợp tác mạnh mẽ hơn để chia sẻ hạ tầng mức độ cao hơn.
Theo bản ký kết giữa VNPT và MobiFone, hai bên thống nhất ưu tiên tối đa việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng trạm BTS. Cụ thể, đối với cơ sở hạ tầng phát triển mới năm 2020 của VNPT và MobiFone có vị trí phù hợp, hai bên thống nhất phân chia số lượng cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ 50/50 theo từng khu vực (miền Bắc, Trung, Nam) và theo từng tỉnh thuộc các khu vực đó.
Đối với việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng hiện có của mỗi doanh nghiệp, nếu các vị trí cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp này phù hợp với vị trí quy hoạch, yêu cầu về chất lượng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp kia, hai bên thống nhất chia sẻ cơ sở hạ tầng hiện hữu để sử dụng chung.
Việc sử dụng chung hạ tầng hiện có của mỗi doanh nghiệp được thực hiện trên nguyên tắc doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng phải sắp xếp lại thiết bị trên cột anten để bố trí vị trí tối ưu nhất có thể cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp có hạ tầng sẽ đàm phán với chủ cho thuê mặt bằng để đảm bảo cho phép doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng được lắp đặt thiết bị thu phát sóng (indoor và outdoor) và vận hành khai thác trong suốt quá trình sử dụng.
Đối với những vị trí cơ sở hạ tầng hiện có của doanh nghiệp này phù hợp với vị trí quy hoạch của doanh nghiệp kia, nhưng không đảm bảo yêu cầu về chất lượng cơ sở hạ tầng để sử dụng chung, hai doanh nghiệp thống nhất bằng văn bản, đề nghị Cục Viễn thông thông báo tới Sở TT&TT các tỉnh/thành phố phê duyệt triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển mạng lưới của mỗi doanh nghiệp.
Đối với những vị trí không thuộc danh sách chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa VNPT và MobiFone hoặc các doanh nghiệp viễn thông khác, các bên sẽ đề nghị Cục Viễn thông thông báo tới các Sở TT&TT phê duyệt, cấp phép cho các doanh nghiệp để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển mạng lưới của mỗi doanh nghiệp.
Với thỏa thuận hợp tác này, năm 2020, VNPT và MobiFone sẽ sử dụng chung 700 vị trí trạm phát sóng của nhau, qua đó tối ưu hóa chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai bên. Đây cũng là tiền đề quan trọng để VNPT và MobiFone tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động trong các năm tiếp theo.
Thái Khang
" alt=""/>VNPT và MobiFone 'bắt tay' dùng chung hạ tầng 700 trạm phát sóng mớiTất cả các thiết bị hoạt động trên phổ tần 6 GHz cũng sẽ là thiết bị Wi-Fi 6. Các thiết bị cũ sử dụng các tiêu chuẩn như Wi-Fi 5 (802.11ac) sẽ không được hỗ trợ băng tần này. Tất cả các thiết bị hoạt động trên các kênh 6 GHz sẽ nói cùng một ngôn ngữ và có thể sử dụng các tính năng chống tắc nghẽn mới của Wi-Fi 6.
Nói cách khác, Wi-Fi 6E là Wi-Fi 6 (còn được gọi là 802.11ax) nhưng được hỗ trợ thêm băng tần 6 GHz.
Những lợi ích mà Wi-Fi 6E mang lại
Trước đó, vào ngày 23/4, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua một đề xuất mở băng tần 6GHz để sử dụng cho Wi-Fi không cần giấy phép. Với việc thông qua đề xuất này, sẽ giải phóng hơn 1.200 MHz băng thông trong băng tần 6 GHz (cụ thể là từ 5,925 – 7,125 GHz)để bổ sung cho các thiết bị Wi-Fi 6E thế hệ tiếp theo. Với tổng băng thông 1.200 MHz được bổ sung thêmlần này, cho thấy một sự gia tăng đáng kể về băng thông dành cho Wi-Fi so với các băng tần được sử dụng hiện nay (70 MHz trên băng tần 2.4GHz và 500 MHz trên băng tần 5GHz).
Khả năng tận dụng băng tần 6 GHz cho hoạt động Wi-Fi không cần giấy phép được gọi là Wi-Fi 6E sẽ mang lại tốc độ kết nối nhanh hơn và dung lượng được cải thiện khi so sánh với cả Wi-Fi trong băng tần 2,4 GHz và 5 GHz. Việc mở ra băng tần này với tốc độ kết nối nhanh hơn và dung lượng mạng lớn hơn sẽ rất lý tưởng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và đặc biệt là các thiết bị thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường.
Hơn nữa, với việc sử dụng công nghệ ăng-ten tiên tiến đa người dùng - đa đầu vào và đa đầu ra (MU-MIMO: Multi-user - Multiple input and Multiple output)và phương pháp Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA: Orthogonal Frequency Division Multiple Access) cho phép phân chia các kênh vô tuyến thành một số lượng lớn các kênh con, với mỗi kênh mang dữ liệu dành cho một thiết bị khác nhau kết hợp với băng tần 6 GHz sẽ tạo ra một số trường hợp sử dụng cả trong nhà và trong không gian doanh nghiệp.
Đánh giá về việc mở rộng băng tần 6 GHz cho Wi-Fi, Tiago Coleues - Giám đốc điều hành của Liên minh băng rộng vô tuyến (WBA) cho biết: “Việc mở rộng băng tần 6 GHz cho Wi-Fi có thể cung cấp nhiều dung lượng Wi-Fi hơn so với tất cả các băng tần khác đồng thời sẽ mang lại tốc độ cao hơn, độ trễ thấp và mức độ dịch vụ tương đương với mạng 5G và có thể hỗ trợ các ứng dụng kinh doanh, công nghiệp và tiêu dùng tiên tiến với chi phí thấp”.
Trong khi đó, FCC cho rằng việc mở ra băng tần 6 GHz cho Wi-Fi sẽ mang lại lợi ích cho người dùng và tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ trong các công nghệ vô tuyến thế hệ tiếp theo, bao gồm 5G. Một nghiên cứu của giáo sư Columbia Raul Katz cho thấy rằng động thái này có thể tạo ra hơn 180 tỷ USD doanh thu của Hoa Kỳ vào năm 2025.
Gary Shapiro, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành của Hiệp hội công nghệ tiêu dùng cho biết: “Việc thông qua băng tần 6 GHz cho Wi-Fi lần này sẽ tạo cơ sở cho các công ty công nghệ cung cấp kết nối thế hệ tiếp theo vào thời điểm chúng tôi cần nhất. Mở băng tần 6GHz có nghĩa là có nhiều phổ tần hơn để cung cấp cho các thiết bị Wi-Fi mà chúng tôi dựa vào đó để hoạt động, hòa nhập với xã hội và thậm chí khai thác trong lĩnh vực điều trị y tế từ xa”.
Ngành công nghiệp nhận định như thế nào về sự phát triển của Wi-Fi 6E?
Vào tháng 1 vừa qua, Liên minh Wi-Fi đã công bố ký hiệu Wi-Fi 6E mới cho các thiết bị được trang bị để hoạt động trong băng tần 6 GHz.
Nhà sản xuất và cung cấp thiết bị bán dẫn toàn cầu Broadcom đã nhanh chóng sản xuất các loại chipset Wi-Fi 6E cho các điểm truy cập Wi-Fi và điện thoại di động, và hy vọng rằng các nhà sản xuất sẽ nhanh chóng để đưa những chipset đó vào thiết bị mới trong những tháng tới.
Vijay Nagarajan, Phó Chủ tịch tiếp thị cho bộ phận kết nối và truyền thông vô tuyến của Broadcom cho biết: “Chúng tôi hy vọng bộ thiết bị đầu tiên sẽ xuất hiện trên thị trường vào nửa cuối năm nay. Bạn sẽ thấy một loạt các thiết bị, cả về phía cơ sở hạ tầng, phía khách hàng và nhiều thứ hơn nữa sẽ phát triển hơn nhiều vào năm 2021”
Qualcomm cũng không nằm ngoài cuộc chơi, đã có những dấu hiệu sẵn sàng nhảy vào băng tần 6GHz.Ông Dean Brenner, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách về chính sách công nghệ và chiến lược phổ tần của Qualcomm cho biết: “Qualcomm hoàn toàn ủng hộ kế hoạch của FCC trong việc phân bổ băng tần 6GHz cho các hoạt động không được cấp phép. Vào tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã trình diễn một bộ đầy đủ các sản phẩm Wi-Fi 6E sẵn sàng để bắt đầu sử dụng băng tần mới này”.
Liên quan đến vấn đề này, Chuck Robbins, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành của Cisco cũng cho rằng, hiện tại các mạng Wi-Fi sử dụng phổ tần không cần cấp phép đang hỗ trợ những nhân viên tại hiện trường trong những trường hợp khẩn cấp, các bệnh viện, chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth), học từ xa và làm việc từ xa ở mức độ chưa từng có và quyết định của Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) Ajit Pai nhằm giải phóng toàn bộ tiềm năng của Wi-Fi kết hợp với mạng 5G đưa ra vào thời điểm rất quan trọng.
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Apple cũng ủng hộ động thái này và cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của FCC về việc mở băng tần 6GHz cho Wi-Fi và các mục đích sử dụng khác. Nó sẽ tạo ra một thế hệ mạng Wi-Fi tiếp theo và sẽ giúp chúng tôi tạo ra trải nghiệm sản phẩm mới, sáng tạo cho khách hàng của mình”.
Giám đốc Công nghệ vô tuyến của Facebook - Bruno Cendón thì cho rằng: “Đây rõ ràng là một trong những thông báo về lĩnh vực vô tuyến quan trọng nhất trong một thời gian dài. Băng tần 6GHz sẽ là trợ thủ đắc lực cho các ứng dụng thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR)”.
Eric McLaughlin, Phó Chủ tịch nhóm máy tính khách hàng đồng thời là Tổng Giám đốc của nhóm giải pháp vô tuyến tại Intel nhận định rằng các thiết bị Wi-Fi 6E mới sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2020 và ngành công nghiệp đã chuẩn bị cho kỷ nguyên thiết bị hỗ trợ băng tần 6GHz trong nhiều năm qua.
“Intel, Broadcom và các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp khác đã kêu gọi nguồn vốn gần hai năm trước để bắt đầu phát triển và chi hàng triệu đô la cho việc chuẩn bị sản phẩm”, McLaughlin cho biết thêm.
Trong một tuyên bố của mình, Intel cho biết họ sẽ ra mắt chip Wi-Fi 6E vào tháng 1 năm 2021.
Phó Chủ tịch tiếp thị Kevin Robinson của Liên minh Wi-Fi nói với RCR Wireless News rằng, Liên minh rất vui mừng về quyết định của FCC trong việc mở ra băng tần 6 GHz cho Wi-Fi không cần cấp phép. Theo ông, việc phê duyệt Wi-Fi 6E là chưa từng có và sẽ không lâu nữa việc sản xuất các thiết bị Wi-Fi 6 có thể hoạt động trong băng tần mới, rộng hơn sẽ phát triển nhanh hơn dự kiến, các thiết bị tích hợp Wi-Fi 6E sẽ có mặt trên thị trường rất nhanh, dự đoán sẽ có hơn 300 triệu thiết bị Wi-Fi 6E được tung ra thị trường vào năm 2021.
Ông Kevin Robinson kỳ vọng các loại thiết bị như các điểm truy cập sẽ được tung ra thị trường trong quý 4 năm nay, trong khi đó các loại điện thoại thông minh hàng đầu sẽ được hỗ trợ Wi-Fi 6E vào năm tới. Ngoài ra, Liênminh Wi-Fi cũng sẽ ra mắt chứng nhận cho các thiết bị Wi-Fi 6 hoạt động ở băng tần 6 GHz vào đầu năm 2021.
Phan Văn Hòa (tổng hợp)
Mới đây, Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã đưa ra chuẩn mới có nhiều ưu việt hơn so với Wi-Fi 6 có tên gọi Wi-Fi 6E.
" alt=""/>Liên minh Wi