Bệnh nhân nam thấy nuốt vướng, ăn đồ lỏng bị sặc tìm không ra bệnh, đến khi được các giáo sư hội chẩn mới phát hiện bị ung thư thực quản.Trước sự thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại, ô nhiễm môi trường, dư lượng chất bảo quản trong thức ăn, ăn uống không khoa học trở thành nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Những căn bệnh này xuất hiện ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính.
 |
Hình ảnh nội soi thực quản ông D bị ung thư.
|
Ngoài ra, những yếu tố, nguy cơ do thói quen sinh hoạt như nghiện rượu, hút thuốc, ăn nhiều dầu mỡ, ăn ngọt, ăn cay có ảnh hưởng lớn đến một số bệnh.
Trường hợp bệnh nhân Nông Đặng D (50 tuổi, Bắc Giang) là điển hình. Ông vốn có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào 30 năm và uống nhiều rượu (300 ml/ngày).
Ba tháng nay, bệnh nhân D. thấy nuốt vướng, nghẹn đặc, sặc lỏng, đau vùng sau xương ức hầu họng, ăn ngủ kém, sút 4 kg trong 3 tháng, đại tiểu tiện bình thường nên đến khám tại bệnh viện MEDLATEC.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm thêm các yêu cầu về cận lâm sàng gồm xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, siêu âm và chụp X quang thực quản, dạ dày, tim phổi. Kết quả X quang đã nghi nhận bệnh nhân bị lao xơ hang phổi.
Khi tiến hành nội soi tiêu hóa nghi ung thư thực quản 1/3 trên viêm trợt niêm mạc dạ dày. Kết quả CT-scanner đã cho thấy đã di căn các hạch trung thất và làm sinh thiết cho kết quả là ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
Ca bệnh này đã được các giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) uy tín tham gia hội chẩn như PGS. TS Hoàng Công Đắc - Chuyên ngành Ngoại khoa, nguyên PGĐ bệnh viện E; GS. TS Trần Văn Sáng - Chuyên Khoa Hô hấp, PGS. TS Tạ Văn Tờ - Chuyên ngành Giải phẫu bệnh học, Bệnh viện K; TS. Mai Thị Hội - nguyên Trưởng Khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức…
Các chuyên gia đã đưa ra kết luận bệnh và hướng điều trị cụ thể.
PGS. TS Hoàng Công Đắc - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ: “Thật đáng tiếc trường hợp bệnh nhân Nông Đặng D phát hiện muộn. Nếu bệnh nhân đến sớm và không bị lao phổi hoặc lao phổi đã được điều trị ổn định thì ung thư thực quản có thể được mổ điều trị bệnh tiệt căn là cắt bỏ khối u. Sau mổ bệnh nhân có thể ăn uống qua đường miệng, chất lượng cuộc sống tốt.
Nhưng vì phát hiện muộn, u đã di căn ở các hạch trung thất, không có khả năng cắt bỏ khối u, nạo vét các hạch di căn nên chỉ là điều trị triệu chứng như đặt stent hoặc mở thông dạ dày để cho ăn. Chất lượng cuộc sống thấp”.
PGS Đắc khuyến cáo: “Cơ thể con người là một khối thống nhất, khi một bộ phận của cơ thể bị bệnh, sức đề kháng giảm, các bộ phận khác có bệnh mãn tính tiềm tàng có nguy cơ cùng bùng phát sẽ làm khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Để phòng tránh bệnh tốt nhất, mỗi người nên kiểm tra định kỳ mỗi năm 1-2 lần để phát hiện sớm các bệnh tiềm tàng như ung thư, lao, tiểu đường, viêm thận mãn,…”.
Xuất phát từ lợi ích của người bệnh được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác để điều trị kịp thời, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức triển khai chương trình “Hội chẩn bệnh nhân tự nguyện miễn phí” theo các chuyên khoa tổ chức hàng tuần tại MEDLATEC.
Chia sẻ về ý nghĩa tổ chức Hội chẩn bệnh nhân tự nguyện miễn phí, BS Nguyễn Thị Kim Len - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ: “
Chia sẻ về ý nghĩa tổ chức Hội chẩn bệnh nhân tự nguyện miễn phí, BS NguyễnThị Kim Len - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho hay: “Tham gia chươngtrình này, người bệnh có cơ hội được chẩn đoán nhanh chóng, chính xác nhất,trường hợp người bệnh phải chuyển viện thì Bệnh viện MEDLATEC sẽ chuyển thẳngngười bệnh đến bệnh viện đúng tuyến nên bệnh không phải làm thủ tục.
Hơn nữa, làchương trình hội chẩn bệnh nhân miễn phí song cam kết đặt lợi ích của khách hànglàm mục tiêu phát triển nên MEDLATEC luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, kịp thờivà chất lượng chuyên môn cao của đội ngũ Giáo sư, chuyên gia đầu ngành tâmhuyết, giàu kinh nghiệm và kiến thức uyên thâm. Hy vọng rằng chương trình củaMEDLATEC hợp tác với các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành sẽ mang hy vọng cho bệnhnhân, đặc biệt bệnh bị bệnh hiểm nghèo qua hội chẩn”.
Phóng viên có hỏi cụ thể hơn về điều kiện để được miễn phí hội chẩn, thì được biết: Bệnh nhân chủ động và tự nguyện đăng ký hội chẩn giáo sư qua điện thoại hoặc website của bệnh viện. Sau đó sẽ được sắp xếp lịch để khám và hội chẩn miễn phí.
Một điều đáng lưu ý là nếu phải sử dụng các dịch vụ khác ngoài khám, hội chẩn thì bệnh nhân vẫn phải trả phí dịch vụ.
Kim Mi
Ðể dự phòng ung thư thực quản cần tránh các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc lá, giảm uống rượu, tránh các thực phẩm có hại, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý thực quản. Tăng cường các yếu tố bảo vệ bằng cách ăn nhiều rau quả và chất xơ, bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng cần thiết đặc biệt là vitamin A, B2, C, E, selen. Với bệnh nhân có bệnh lý khác ở thực quản cần định kỳ 6 tháng – 1 năm nội soi dạ dày thực quản một lần để kiểm soát, phát hiện sớm các biểu hiện của UTTQ, từ đó có phương pháp điều trị sớm đem lại tiên lượng tốt cho bệnh nhân. |
" alt=""/>Được giáo sư hội chẩn mới phát hiện ung thư
Điều khiển xe buông cả 2 tay hay dùng chân điều khiển; điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh... sẽ có mức phạt nặng đối với chủ phương tiện.Vừa gọi điện vừa lái xe bị phạt 100 - 200 nghìn đồng
Nghị định Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cũng tăng mức phạt đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
 |
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100 - 200 nghìn đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60 - 80 nghìn đồng).
Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100 - 200 nghìn đồng.
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với lỗi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
Điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh
Theo quy định tại điểm c, khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì hành vi điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe 2 bánh hay 2 bánh với xe chạy 3 bánh bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
 |
Điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh. |
Điều khiển xe gắn máy lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ
Theo nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
(Theo Bizlive)
Giật mình với loạt xe sang 5-6 tỉ vô tư gắn biển xanh" alt=""/>Những lỗi vi phạm 'ngớ ngẩn' khi bạn điều khiển xe gắn máy