Tham dự triển lãm CES 2018 đang diễn ra tại Las Vegas Mỹ, lãnh đạo Samsung nói, hãng hiện đang lập kế hoạc ra mắt smartphone gập vào năm sau. Lí do chính khiến đại gia công nghệ Hàn Quốc phải trì hoãn phát hành sản phẩm này là việc các kỹ sư của hãng không thể tạo ra một trải nghiệm người dùng (UX) phù hợp cho khách hàng.
Tuy nhiên, ông Koh quả quyết, Samsung đang tích cực tìm ra các giải pháp cho vấn đề để có thể thương mại hóa smartphone gập vào cuối năm 2019.
Năm ngoái, Samsung đã đệ đơn xin cấp hàng loạt bằng sáng chế liên quan đến điện thoại gập. Xét về phần cứng, công ty có vẻ như đã sẵn sàng chế tạo một thiết bị có thể sản xuất đại trà.
Người hâm mộ đang kỳ vọng Samsung có thể vượt qua trở ngại về UX để sớm tung ra thị trường smartphone gập đầu tiên trên thế giới.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
Bất chấp việc điện thoại gập không còn thịnh hành nữa, Samsung vẫn tiếp tục tung ra thị trường dòng smartphone này, ít nhất tại một số khu vực trên thế giới.
" alt=""/>Samsung hoãn ra mắt smartphone gập sang năm 2019Một fanpage mạo danh Thegioididong.com bị phát hiện
Theo nhận định của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của CNTT, thương mại điện tử tại Việt Nam đã phát triển đáng kể.
Các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến và đang đem lại những giá trị, lợi ích lớn cho doanh nghiệp, người dân. Thông tin từ các cuộc khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử cho thấy, ước tính tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 tăng trên 25% và năm 2018 tăng trên 30% so với năm trước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, thương mại điện tử cũng đang phát sinh nhiều rủi ro làm mất lòng tin với người tiêu dùng.
Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Trong đó nổi lên tình trạng rất nhiều website giả mạo doanh nghiệp uy tín để cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa, dịch vụ lừa dối người tiêu dùng, thậm chí lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã trở thành nạn nhân của vấn nạn website, fanpage giả mạo như VTVCab, VNPT, Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh, website các ngân hàng… Nhiều đối tượng đã mạo danh uy tín của doanh nghiệp lớn để lập web bán hàng, khiến người truy cập lầm tưởng đó là website của doanh nghiệp lớn.
Cũng theo Ban chỉ đạo 389, hiện rất nhiều website, mạng xã hội, các tổ chức tài chính nước ngoài... đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nhưng chưa được kiểm soát đầy đủ, gây thất thu thuế, tạo cơ hội để thao túng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh an toàn thông tin, thanh toán bất hợp pháp xuyên biên giới.
" alt=""/>Giả mạo website, fanpage VNPT, Thế giới di động, Điện máy xanh ... lừa đảo người tiêu dùng