Kính thưa các đ/c UV BCT, các đ/c TW,
Kính thưa các đ/c,
Về các giải pháp công nghệ. Đây là một trong ba mũi tấn công mà TTg CP đã chỉ ra là: Xét nghiệm chủ động, công nghệ bắt buộc và vắc xin.
![]() |
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: VGP |
1- Việt Nam chúng ta có đủ bộ giải pháp công nghệ phòng chống covid từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, giám sát cách ly đến tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin thì sẽ có hộ chiếu vắc xin điện tử để tự do đi lại. Và gần đây là giải pháp đo nồng độ CO2, dòng chảy không khí để giám sát sự thông thoáng trong nhà. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự kết hợp khẩu trang và thông thoáng trong phòng kín sẽ làm giảm một cách rất đáng kể sự lây lan dịch bệnh, hiệu quả của sự kết hợp này là cấp số nhân.
2- Ngày hôm nay, 29/5, Bộ TTTT thành lập Trung tâm công nghệ phòng chống covid, thống nhất một đầu mối toàn quốc về công nghệ, vừa phát triển giải pháp vừa vận hành khai thác các hệ thống CNTT phòng chống covid, đặt tại Cục Tin học hoá.
3- Các ứng dụng CNTT đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu. Đây là bước phát triển quan trọng trong ứng dụng công nghệ và dữ liệu.
4- Vòng đeo tay giám sát cách ly tại nhà bắt đầu triển khai từ 1/6, trước mắt cho công nhân ở các khu công nghiệp.
5)- TTg CP đã ra quyết định giao cho Bộ TTTT và Bộ Y tế quyết định một số công nghệ áp dụng bắt buộc phục vụ công tác phòng chống covid. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc chủ động phòng chống và phòng chống hiệu quả. Các giải pháp công nghệ này thì không chỉ cho covid-19 mà còn có thể sử dụng lâu dài cho các đại dịch truyền nhiễm khác có thể xảy ra trong tương lai. Thông điệp 5K + Vắc xin trở thành thông điệp 5K, vắc xin và công nghệ.
Như vậy là chúng ta đã có thể:
1- Sớm hơn: Sớm phát hiện người nhiễm dịch bệnh thông qua xét nghiệm chủ động, xét nghiệm sàng lọc.
2- Nhanh hơn: Truy vết nhanh hơn thông qua công nghệ, thay vì tuần thì là vài giờ.
3- Chính xác hơn: Phát hiện chính xác những người tiếp xúc gần bằng công nghệ, có thể giảm số F1 đi hàng chục lần.
4- Triệt để hơn: Mỗi nguồn bệnh sẽ tạo ra một mạng lưới những người nhiễm bệnh. Nhiều người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát hiện nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Người được phát hiện nhiễm bệnh thì có thể đã là F1, F2,… Vấn đề quan trọng là khi một người trong mạng lưới những người nhiễm bệnh bị phát hiện thì phải có công cụ phát hiện ra toàn bộ mạng lưới. Công nghệ tiếp xúc gần có thể giải được bài toán này.
5- Bình thường hơn: Với những cách như trên thì ai bị nhiễm thì đi điều trị, ai tiếp xúc gần thì cách ly, những người còn lại thì vẫn đi làm và sống cuộc sống ngày thường và chỉ phải thêm 5K.
6- Lâu dài hơn: Là bằng vắc xin.
Về báo chí truyền thông.
1- Tỷ lệ tin bài về covid là 25%, đang ở mức phù hợp với tình hình, có thể giảm xuống mức 20%. Trong số tin bài về covid thì bài viết về hướng dẫn, tuyên truyền về phòng chống covid là 50%, cần tăng cao hơn nữa đến ít nhất là 70%. Tin bài về giải pháp ổn định, phục hồi kinh tế là 15%, cần tiếp tục tăng để đạt mức trên 30%. Mỗi ngày có 40-45 triệu người tiếp cận thông tin covid, trên báo chí và không gian mạng. Tỷ lệ thông tin sai, xấu độc về covid là dưới 1%.
2- Nhà mạng đã nhắn đi 2 tỷ tin nhắn về phòng chống covid, trên 10 tỷ lượt âm thông báo cảnh giác với covid trên điện thoại. Đó là riêng trong đợt bùng phát thứ 4 này.
3- Hệ thống loa phát thanh phường xã, mỗi ngày phát 2-3 bản tin về phòng chống covid.
4- Đường dây nóng 1900 và 1800 về giải đáp thông tin covid và khai báo y tế mỗi ngày tiếp nhận trên 5000 cuộc gọi.
5- Bắt đầu truyền thông mạnh về các sàn TMĐT tiêu thụ nông sản cho bà con để đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.
Về định hướng truyền thông thời gian tới, thay vì thông tin gây hoang mang, Bộ TT&TT sẽ hướng truyền thông nhiều hơn vào trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, cách tốt nhất để bảo vệ cộng đồng là bảo vệ chính mình, bảo vệ chính đơn vị mình, về các giải pháp mới, cách tiếp cận mới, cách làm mới, về tinh thần chủ động tấn công, về nâng cao năng lực y tế, xét nghiệm, về đẩy nhanh mua vắc xin, về ủng hộ cho Quĩ vắc xin phòng chống covid-19, về công nghệ bắt buộc, về cách ly tại nhà, về tổ chức lại SXKD, sinh hoạt an toàn, nhà kín thông thoáng hơn, về việc tuy số ca tăng nhưng chúng ra vẫn đang làm chủ tình hình, về sự nỗ lực của chính quyền, cách làm mới, các kinh nghiệm tốt của các địa phương, về việc đẩy mạnh thương mại điện tử để giúp đỡ bà con tiêu thụ nông sản, thúc đẩy thị trường trong nước, củng cố niềm tin cho người dân trong phòng chống dịch, củng cố niềm tin là thế giới sẽ khống chế được dịch vì các tâm dịch lớn nhất trên thế giới đang suy giảm và một số đã được kiểm soát đang trở lại bình thường.
VietNamNet
" alt=""/>Phát biểu của Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về phòng chống dịch Covid"Với những triệu chứng gặp phải, nếu không đến viện kịp thời, người bệnh có thể bị tắc ruột, áp xe, chảy máu, xâm lấn gây nguy hiểm đến tính mạng", Thạc sĩ Nguyễn Vũ, Khoa Ngoại Tiêu hóa, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, chia sẻ.
BS.CKII Phan Thị Tuyết Lan, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa, cho biết u lympho không Hodgkin là một loại của ung thư hệ bạch huyết.
"Trong cơ thể, hệ bạch huyết có nhiệm vụ bảo vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh tật và nhiễm trùng. Tế bào lympho tồn tại ở hạch bạch huyết, lá lách và những cơ quan khác của hệ miễn dịch. Với u lympho không Hodgkin, khối u sẽ phát triển từ tế bào lympho. Với đặc điểm này, khối u có thể xuất phát từ bất kỳ vị trí nào trong cơ thể và lan sang các bộ phận khác", bác sĩ Lan phân tích.
Triệu chứng của bệnh u lympho không Hodgkin
- 60% người bệnh có hạch to, không đau. Hạch thường xuất hiện ở cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, có thể gặp hạch trung thất, hạch ổ bụng.
- Tổn thương ngoài hạch tiên phát chiếm khoảng 40% nghĩa là u xuất hiện đầu tiên, ở ngoài các hạch lympho, như: Dạ dày, amidan, hốc mắt, da…
- Lách thường to độ I/II tuy nhiên, trong u lympho thể lách hoặc giai đoạn muộn của bệnh, lách có thể to độ III/IV.
- Gan to ít gặp hơn và thường kèm theo hạch to và/ hoặc lách to.
- Chưa đến 25% trường hợp có triệu chứng “B" còn gọi là tam chứng B gồm: Sốt, ra mồ hôi đêm, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng không giải thích được nguyên nhân.
- Có thể thiếu máu do hạch xâm lấn tủy xương, tan máu tự miễn, cường lách hoặc hiếm hơn là do hiện tượng thực bào tế bào máu.
- Giai đoạn muộn, thường có biểu hiện chèn ép, xâm lấn của mô lympho. Ví dụ như: Hội chứng trung thất, liệt do chèn ép tủy sống, lồi mắt, tắc ruột nếu u ống tiêu hóa…
Những đối tượng có nguy cơ bị U lympho không Hodgkin cao:
- Có hệ miễn dịch yếu sau khi điều trị bệnh khác bằng phương pháp ghép tạng; hoặc hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm một số loại vi khuẩn như Helicobacter pylori, virus HIV, Epstein-Barr.
- Trên 60 tuổi.
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ.