- Em đang làm công nhân cho một công ty,ỉviệcđihọcnghềcóđượchưởngtrợcấpthấtnghiệmu vs tottenham thời gian làm việc trên 12 tháng, đóng BHXH đầy đủ nên đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Em đang làm công nhân cho một công ty,ỉviệcđihọcnghềcóđượchưởngtrợcấpthấtnghiệmu vs tottenham thời gian làm việc trên 12 tháng, đóng BHXH đầy đủ nên đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước.
Trưa ngày 7/11, tin từ Công an xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết khoảng 21 giờ tối ngày 6/11, nhiều người phát hiện cô H. treo cổ trong phòng trọ. Mặc dù đã được đưa đến Trạm Y tế xã Thanh Trạch để cấp cứu nhưng cô H. đã tử vong trước đó.
![]() |
Trường Tiểu học số 1 Thanh Trạch, nơi cô H. công tác. Ảnh: V.L |
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an xã Thanh Trạch đã đến hiện trường. Lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình cũng có mặt ngay trong đêm đưa thi thể nạn nhân vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới tiến hành mổ tử thi, điều tra làm rõ sự việc.
Theo một công an xã Thanh Trạch cho biết thì “Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ các dấu hiệu thắt cổ, uống thuốc và nhiều vấn đề khác nữa..., nên công an chưa thể thông tin rõ được”.
Được biết, cô H. là giáo viên trường Tiểu học số 1 Thanh Trạch, huyện Bố Trạch và đã công tác ở đây được một năm.
Hải Sâm
" alt=""/>Công an điều tra cái chết trong đêm của cô giáo trẻĐặc biệt, trong năm học sắp tới, ngành Giáo dục sẽ thí điểm triển khai mô hình giáo dục, đào tạo số, tại một số cơ sở giáo dục đào tạo. Triển khai hệ thống quản trị cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn ngành, kết nối liên thông với các CSDL quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục cũng đã chủ động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong quản lý giáo dục. Hiện 100% các cơ sở giáo dục đào tạo đã kết nối Internet tốc độ cao, 90% các trường sử dụng phần mềm quản lý, trong đó hầu hết là phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
Kho học hiệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành đã bước đầu hình thành, với gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, cuộc thi quốc gia “Thiết kế bài giảng điện tử” do Bộ GD&ĐT phát động, đã có hơn 43.000 bài giảng điện tử do giáo viên biên soạn.
Cùng với đó, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý, điều hành. Hầu hết các đối tượng cần quản lý đã được số hóa, gắn mã định danh, với 51.000 trường học mầm non, phổ thông; gần 24 triệu học sinh cùng hơn 1,4 triệu giáo viên.
Từ việc số hóa và gắn mã định danh, ngành Giáo dục đã ứng dụng có hiệu quả trong quản lý giáo dục đồng bộ trên phạm vi toàn quốc về quản lý thừa, thiếu và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên; bước đầu số hóa thông tin phục vụ quản lý sức khỏe học sinh trên cả nước; quản lý điều hành các hoạt động tiếp nhận, phân bổ và bàn giao sử dụng máy tính tới từng học sinh thuộc chương trình “Sóng và máy tính cho em”; theo dõi tiến độ tiêm vắc-xin của học sinh trên cả nước...
Năm học 2021 - 2022 cũng ghi nhận những bước tiến quan trọng của ngành Giáo dục trong xây dựng Chính phủ điện tử. Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã thực hiện kết nối thành công CSDL quốc gia ngành giáo dục với CSDL quốc gia về dân cư; kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,4 triệu giáo viên trên tổng số 1,6 triệu giáo viên (đạt 88%) và khoảng 16 triệu hồ sơ học sinh (đạt 69,5%) trên tổng số 23 triệu học sinh; đến nay đã xác thực được gần 14 triệu hồ sơ giáo viên và học sinh từ CSDL quốc gia ngành với CSDL quốc gia về dân cư.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã kết nối thành công hệ thống phần mềm quản lý thi và hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng với CSDL quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn thông tin và sử dụng ổn định.
Vân Anh
Để đảm bảo việc nộp lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022 của thí sinh diễn ra an toàn, thông suốt, tránh quá tải hệ thống, Bộ GD&ĐT phân 3 đợt mở hệ thống thanh toán theo các tỉnh, thành.
" alt=""/>Khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, AI trong lĩnh vực giáo dụcĐó là Trường THCS Đắk P’lao và Trường tiểu học Quang Trung (xã Đắk P’lao, huyện Đắk G’long, Đắk Nông).
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, tặng bút cho các thầy cô giáo các trường tại xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. |
Nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Nông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến dự lễ kỷ niệm, tặng quà cho giáo viên các trường trên. Phó Thủ tướng đã chia sẻ, động viên các thầy cô tiếp tục vượt qua khó khăn, bám trường bám lớp đưa con chữ đến với các em học sinh vùng sâu, vùng xa.
![]() |
Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam xuống thăm thư viện và chứng kiến khó khăn về cơ sở vật chất rất thiếu thốn của trường dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông |
“Dù đời sống các giáo viên nơi đây còn rất thiếu thốn, nhưng không thấy ai than khổ. Nhiều giáo viên nói với tôi rằng không sợ khổ, mà chỉ ước muốn đóng góp sức mình gieo con chữ cho các em, mong các em có những bữa ăn đủ chất. Tôi rất xúc động” - Phó Thủ tướng chia sẻ.
![]() |
Bà Bùi Thị Hương-Giám Đốc Điều hành Vinamilk trao tặng bảng tượng trưng 200 triệu đồng (tương đương hơn 6.000 hộp sữa cho gần 350 em học sinh) đến Trường Tiểu học Quang Trung, tỉnh Đắk Nông |
Dịp này, Vinamilk đã trao tặng hơn 6.000 hộp sữa cho gần 350 học sinh Trường tiểu học Quang Trung với tổng giá trị gần 200 triệu đồng; hỗ trợ Trường THCS Đắk Plao xây dựng thư viện mới giá trị 100 triệu đồng nhằm góp phần nâng cao điều kiện học tập và tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận nhiều kiến thức mới từ các tài liệu, sách báo bổ ích.
![]() |
Phó Thủ tướng đến thăm và động viên giáo viên, học sinh vùng sâu tỉnh Đắk Nông bám lớp bám trường |
Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành của Vinamilk chia sẻ: “Chương trình sữa học đường được Vinamilk triển khai gần 10 năm nay. Sản phẩm của Vinamilk đã được nghiên cứu rất công phu về các vi chất bổ sung cần thiết cho lứa tuổi học đường, với sự tham vấn của nhiều chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước, để đảm bảo cho các em học sinh được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình học tập tại trường. Mong muốn lớn nhất của Vinamilk là mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày, từ đó nâng cao thể chất tầm vóc của người Việt và hướng đến một Việt Nam vươn cao”.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ và chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh trường dân tộc nghèo khó khăn nhất của tỉnh Đắc Nông |
Cũng theo bà Hương, trong 10 năm qua, Vinamilk đã thường xuyên triển khai các chương trình Sữa học đường tại các tỉnh: Bắc Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai… Năm 2016, Vinamilk vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng chương trình và đã dành tặng 6 tỷ đồng cho 6 tỉnh gồm Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh để triển khai Chương trình Sữa học đường. Bên cạnh đó, Vinamilk đã trao tặng cho 14 tỉnh khó khăn gồm: Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, và Ninh Thuận mỗi tỉnh 1 tỷ đồng để thực hiện chương trình sữa học đường.
![]() |
Niềm vui các em học sinh khi nhận quà từ Chương trình Sữa học đường của Vinamilk |
Trong năm 2016, Vinamilk đóng góp cho Chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh tổng số tiền là 20 tỷ đồng, tương đương khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Và tính từ năm học 2007 - 2009 đến nay, khi Vinamilk bắt đầu phối hợp cùng các tỉnh thực hiện chương trình thì tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình là 380 ngàn em với tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
Thu Hằng
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm giáo viên vùng sâu ĐắkNông