![]() |
Tàu USS Abraham Lincoln đổi hướng trên biển. (Ảnh: AiirSource Military/ Youtube) |
Mặc dù việc triển khai USS Abraham Lincoln tới vùng biển gần Iran có thể đã được hoạch định từ lâu, song cố vấn Bolton nêu rõ rằng việc con tàu quay trở lại khu vực là phản ứng trước "một số vụ việc và cảnh báo leo thang" của Iran. Ông Bolton không nêu chi tiết cụ thể nhưng một bài viết của Axios tiết lộ Israel đã chuyển cho Mỹ "thông tin về một âm mưu được cho là của Iran tấn công" các lực lượng hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Tạp chí Phố Wall dẫn lời các quan chức Mỹ nói rằng, thông tin tình báo mới "cho thấy Iran đang vạch kế hoạch nhắm tới các lực lượng Mỹ ở Iraq và có thể cả ở Syria, để sắp đặt các cuộc tấn công trên Eo biển Bab el-Mandeb gần Yemen thông qua các nhóm ủy quyền và ở Vịnh Ba Tư bằng chính dàn máy bay không người lái mang vũ khí của mình".
![]() |
Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ |
Theo Business Insider, giới phân tích cho rằng các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đại diện cho trật tự hải quân cao nhất trên biển nhưng không phải nhiệm vụ nào chúng cũng phù hợp. Caitlin Talmadge, chuyên gia về các nghiên cứu an ninh, bình luận trên mạng xã hội Twitter rằng các hàng không mẫu hạm Mỹ vốn "được thiết kế cho các hoạt động trên vùng biển mở".
Giống như một căn cứ không quân nổi với nhiều tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường hoạt động kề cận để phòng thủ, các hàng không mẫu hạm phát huy năng lực tốt nhất khi di chuyển xa tầm tên lửa phóng ra từ bờ.
Một vùng biển "hẹp và hạn chế như Vịnh Ba Tư có thể khiến cho các tàu sân bay dễ bị tấn công từ trên không, trên bộ và trên biển", ông Talmadge viết. Còn những vùng nước nông như Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz lại là sân chơi rộng lớn của các tàu ngầm và tên lửa Iran.
![]() |
Lính Iran tham gia tập trận gần Eo biển Hormuz. (Ảnh: Reuters) |
"Lý tưởng nhất là một tàu sân bay lớp Nimitz có thể hoạt động trong phạm vi thoải mái của các mục tiêu nhưng ở khoảng cách đủ xa để giảm thiểu nguy cơ đe dọa của kẻ thù", Omar Lamrani, một nhà phân tích quân sự cấp cao thuộc hãng tư vấn địa chính trị Stratfor, trao đổi với Business Insider. "Điều này thay đổi dựa vào môi trường hoạt động nhưng thường là ở khoảng từ 300-400 hải lý".
Các tàu sân bay thực sự là lời cảnh báo mạnh mẽ và được nhiều tổng thống Mỹ tin cậy, nhưng theo chuyên gia Talmadge, nó sẽ vô dụng trong tình huống này.
Thanh Hảo
" alt=""/>Điều tàu sân bay đến dằn mặt Iran, Mỹ rơi vào bất lợi lớnHiện Pháo thủcó 77 điểm sau 34 trận, trong khi Liverpool xếp nhì với 74 điểm nhưng chơi ít hơn 1 trận, còn Man City ở vị trí thứ 3 (73 điểm) và mới chơi 32 trận.
Leandro Trossard sớm đưa Arsenal vượt lên ngay phút thứ 4, tuy nhiên, cơn mưa bàn thắng từ chủ nhà ở derby London, chỉ được thực hiện trong hiệp 2, trong đó Kai Havertz và Ben White đều lập cú đúp.
Kai Havertz đã ăn mừng cả 2 bàn thắng vào lưới Chelsea, nơi anh đã có 3 mùa giải, ra sân 139 lần và ghi 32 bàn, bao gồm cả bàn thắng mang về chiếc cúp Champions League thứ 2 cho The Blues vào 2021.
Tiền đạo tuyển Đức chuyển sang chơi cho Arsenal trong một vụ chuyển nhượng hè 2023 trị giá 65 triệu bảng. Tuy có những khó khăn ban đầu nhưng Kai Havertz hiện cũng đóng góp 12 bàn cho Pháo thủ trên mọi đấu trường ở chiến dịch đầu tiên.
Theo OptaJoe, Kai Havertz trở thành cầu thủ đầu tiên chơi từng cho Chelsea và sau đó ghi một cú đúp vào lưới họ ở Ngoại hạng Anh.
Khi anh làm tung lưới sắc xanh, admin của Chelsea trên nền tảng twitter đã không nhắc đến cựu cầu thủ của mình, thay vào đó chỉ ghi: “Bàn thắng cho Pháo thủ” ở bàn đầu và tiếp tục “Bàn thắng cho Arsenal”,…
Cả Man City, Arsenal và Liverpool đều đã bị loại khỏi đấu trường châu Âu nên hiện dồn cả vào cuộc đua khốc liệt Premier League.
![]() |
Một khẩu Davy Crockett. (Ảnh: todayifoundout) |
Khi đó, người Mỹ không hài lòng với siêu pháo hạt nhân M65 mới được phát triển vì nó cần tới hai xe tải rất lớn để chở. Hơn nữa sử dụng loại siêu pháo này trong nhiều trường hợp chiến thuật sẽ không khác gì "giết gà bằng dao mổ trâu". Do đó, giới chức quân đội Mỹ bắt đầu tìm kiếm một loại vũ khí nhỏ hơn.
Thứ họ thực sự muốn là một vũ khí đơn giản có thể phóng đầu đạn hạt nhân mini, chỉ cần vài binh sĩ là có thể mang vác được và có thể được khai hỏa nhanh chóng, đáng tin cậy. Với vũ khí này, sẽ chỉ cần một nhóm binh sĩ là có thể chiến đấu với những lực lượng mạnh hơn của đối phương ngay cả khi tác chiến ở cự ly tương đối gần mà không một loại vũ khí hạt nhân nào khác ở thời đại đó có thể sánh bằng.
Khi đó, vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới mang tên Davy Crockett xuất hiện. Có tin đồn rằng tên của loại vũ khí này được chọn để tưởng nhớ một chính trị gia Mỹ nổi tiếng từng giết chết một con gấu – con vật thường gắn liền với nước Nga.
Mẫu đầu tiên của Davy Crockett, hay còn được gọi là M388, được hoàn thành vào tháng 5/1961. Davy Crokett gồm đầu đạn hạt nhân W54 được bắn từ súng không giật nòng trơn M-28 hoặc M-29. M388 có thể phóng hạt nhân có đương lượng nổ 10 hoặc 20 tấn xa tới 2km từ M-28 và 4km từ M-29.
Đầu đạn W54 tương tự như bom nguyên tử nhưng kích thước rất nhỏ, chỉ nặng vài chục kilogram.
Để đạt khả năng di động tối đa, Davy Crockett có thể được triển khai hoặc bắn từ sau một xe jeep. Davy Crockett thậm chí còn được tách ra thành nhiều bộ phận để 5 binh sĩ mang vác đi bộ.
![]() |
Thiết bị hẹn giờ của vũ khí. (Ảnh: todayifoundout) |
Quy trình chung để bắn một phát đạn hạt nhân hơn 34kg khá đơn giản. Đầu tiên, một phát bắn điểm sẽ được thực hiện để đảm bảo vũ khí có hướng ngắm hợp lý. Sau đó, để đầu đạn hạt nhân được bắn đúng mục tiêu, góc súng sẽ được điều chỉnh dựa theo phát bắn thử. Để điều chỉnh, pháo thủ sẽ dựa vào một quyển sách nhỏ có bảng biểu cùng các con số đã tính sẵn để chọn ra góc chuẩn.
Tuy nhiên, khi bắn thử không dùng đạn hạt nhân thật, M388 lại không hoạt động chính xác. Có lẽ là do cả việc điều chỉnh góc bắn và do đây là loại vũ khí nòng trơn. Tất nhiên, việc M388 bắn đầu đạn hạt nhân khiến cho mức độ không chính xác này cũng không thành vấn đề lắm như đối với các vũ khí thông thường khác.
Có một máy hẹn giờ được thiết lập dựa trên khoảng cách ước tính từ súng tới mục tiêu để kích hoạt đầu đạn hạt nhân. Máy hẹn giờ sử dụng các con số được đưa ra trong cuốn sách có các bảng tính toán sẵn.
Tuy nhiên, máy hẹn giờ lại không phải là thứ kích hoạt đầu đạn hạt nhân. Thứ kích nổ chính là một thiết bị radar đơn giản lắp phía sau M388 để phát hiện đầu đạn hạt nhân cách mặt đất bao xa. Còn có một nút để điều chỉnh độ cao kích nổ dựa trên thông số do thiết bị radar đưa ra.
Không giống như các loại vũ khí hạt nhân khác, M388 là một vũ khí hạt nhân không thông minh. Một khi đã thiết lập máy hẹn giờ và đầu đạn hạt nhân được bắn ra, nó hoặc là phát nổ hoặc là trở nên vô dụng. Không thể hủy bỏ kích nổ sau khi phóng đầu đạn.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng khai hỏa Davy Crockett không hề mất nhiều thời gian. Ông Thomas Hermann, từng là binh sĩ trực tiếp sử dụng Davy Crockett, cho biết họ đã được huấn luyện và cứ 2,5 phút họ có thể bắn một đầu đạn hạt nhân.
Dù là loại hạt nhân có năng lượng thấp nhưng loại vũ khí này cũng tạo ra một vụ nổ ước tính lớn như các thiết bị nổ phi hạt nhân có sức nổ lớn cùng thời kỳ. Tuy nhiên, không giống nhiều loại vũ khí cùng thời, M388 lại tương đối nhỏ và có thể mang vác. Điều quan trọng hơn là vũ khí này có sức công phá trên diện rộng sau vụ nổ đầu tiên. Đặc điểm này rất hữu ích khi khai hỏa quanh các tuyến đường quan trọng mà binh sĩ kẻ thù phải đi qua. Vụ nổ ban đầu không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng cho binh sĩ và phương tiện của kẻ thù xung quanh đó mà phóng xạ sẽ gần như chắc chắn gây chết người cho bất kỳ ai trong trong bán kính 400m. Không chỉ thế, phóng xạ sẽ còn tồn tại lâu xung quanh địa điểm nổ, khiến một số tuyến đường không thể qua lại trong vài ngày.
Bản thân Davy Crockett cũng cực kỳ không an toàn với những người điều khiển nó. Các binh sĩ kích nổ đầu đạn hạt nhân có thể an toàn trong khoảng cách từ 2 đến 4km trong vụ nổ. Tuy nhiên, trong thế giới thực, kẻ thù có thể ở gần hơn và một số binh sĩ cùng phe cũng có thể ở gần hơn.
Một yếu tố quan trọng nữa là hướng gió. Khi không có gió, vùng nguy hiểm phóng xạ ngay sau vụ nổ là trong vòng 457m. Tuy nhiên, gió có thể dễ dàng thổi những phóng xạ nguy hiểm này tới hướng của chính người bắn. Do đó, các đội bắn M388 được hướng dẫn chỉ bắn khi được một quả đồi hoặc những vật thể tương tự che chắn nhằm giảm phơi nhiễm phóng xạ.
Do đó, lường trước được việc sẽ khó yêu cầu binh sĩ vận hành vũ khí này, sổ tay hướng dẫn sử dụng có lưu ý rằng chỉ huy nhóm binh sĩ điều khiển M388 cần làm cho binh sĩ có cảm giác rất khẩn cấp và liên tục tìm kiếm mục tiêu hạt nhân. Sổ tay cũng nói rằng nếu đầu đạn hạt nhân không nổ vì một lý do nào đó, các binh sĩ cần chờ nửa giờ và sau đó đi thu hồi đầu đạn, sẵn sàng kích hoạt bằng radar.
![]() |
Hình ảnh chính thức của đầu đạn hạt nhân W54 nhỏ nhất thế giới. (Ảnh: Wikipedia) |
Dù có mặt ở khắp nơi, từ Tây Đức tới Hàn Quốc với số lượng hơn 2.000 viên đạn hạt nhân và 200 khẩu súng được triển khai, Davy Crockett chưa bao giờ thực sự được sử dụng trong thực chiến. Quân đội Mỹ có bắn thử một lần bằng đạn thật trong Chiến dịch Sunbeam có mật danh thử nghiệm là “Little Feller I” vào ngày 17/7/1962. Đầu đạn hạt nhân bay 2,7km và được kích nổ thành công ở độ cao 9m so với mặt đất. Vụ nổ có đương lượng nổ ước tính 18 tấn thuốc nổ TNT. Đây là lần cuối cùng Mỹ kích hoạt hạt nhân trên không ở cự ly gần mặt đất. Năm 1963, Mỹ thông qua Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân trong không khí, ngoài không gian và dưới nước.
Chỉ trong vòng vài năm, Davy Crockett đã trở thành đồ cổ. Năm 1967, quân đội Mỹ bắt đầu rút dần vũ khí này và ngừng sản xuất hẳn vào năm 1971.
Theo Báo Tin tức
" alt=""/>Vũ khí hạt nhân nhỏ nhất thế giới chưa bao giờ được sử dụng