Đơn kiện về vi phạm bằng sáng chế được gửi tới Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), còn 2 đơn kiện dân sự được gửi tới tòa tại Mỹ và Đức.
"Phải có người hành động để đảm bảo ngành công nghiệp bán dẫn luôn có sự cạnh tranh. Chúng tôi đang nhờ đến tòa án của Mỹ và châu Âu, những nơi quan tâm đến việc bảo vệ ngành sản xuất", ông Sam Azar, Phó chủ tịch của GlobalFoundries cho biết.
iPhone có thể bị cấm bán như năm 2018
Theo Bloomberg, tòa án tại Đức phản ứng rất nhanh trước các sự việc liên quan đến bản quyền. Họ có thể cấm bán sản phẩm ngay trong quá trình xét xử, như trường hợp cấm bán iPhone tại Đức khi tranh chấp bản quyền với Qualcomm năm 2018.
![]() |
Cuối năm 2018, các mẫu iPhone 7 và iPhone 8 từng bị cấm bán tại Đức cũng do tranh chấp bản quyền. Ảnh: CultofMac |
Trong khi đó, ITC, đơn vị có trách nhiệm đảm bảo công bằng thương mại ở Mỹ cũng xử lý rất nhanh, thời gian điều tra thường chỉ kéo dài 15-18 tháng. ITC có quyền cấm bán các sản phẩm tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, ủy ban này sẽ chỉ cấm bán sản phẩm khi không ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Các đơn kiện dân sự tại Mỹ, được gửi tới tòa án ở Delaware và Texas, sẽ có thời gian xét xử lâu hơn, nhưng phán quyết có thể ảnh hưởng rất lớn tới công ty thua kiện.
Những bản quyền mà GlobalFoundries đưa ra kiện bao gồm nhiều công nghệ cơ bản để sản xuất chip bán dẫn. Các bản quyền này được đăng ký tại Mỹ và Đức, bao gồm cả những công nghệ hiện đại nhất như tiến trình sản xuất 7 nm, hiện đã được TSMC áp dụng.
GlobalFoundries yêu cầu TSMC dừng sử dụng các bản quyền công nghệ tranh chấp, hoặc phải xin phép và trả tiền bản quyền sử dụng.
Lý do GlobalFoundries yêu cầu cấm bán các sản phẩm của Apple và các đối tác khác của TSMC như Cisco, Nvidia, Google, Lenovo là TSMC không trực tiếp bán chip đến tay người dùng cuối. Do vậy, cách duy nhất để cấm những chip vi phạm bản quyền là cấm các sản phẩm sử dụng chip.
![]() |
TSMC là công ty gia công chip dùng trong các sản phẩm Apple nhiều năm nay. Ảnh: Cnet |
Những sản phẩm được liệt kê trong đơn kiện bao gồm cả iPhone, AirPods, Apple TV, iPad, các loại hộp chuyển mạch của Cisco, máy tính Lenovo sử dụng chip đồ họa của Nvidia.
Năm 2018, vụ tranh chấp bản quyền giữa Qualcomm và Apple từng có những diễn biến tương tự. Tháng 12/2018, tòa án tại Đức và Trung Quốc đều ra phán quyết dừng bán một số mẫu iPhone vi phạm bản quyền công nghệ Qualcomm. Lệnh cấm này chỉ kết thúc khi hai công ty đạt được thỏa thuận bản quyền vào tháng 4/2019.
Vụ kiện làm ảnh hưởng toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn
GlobalFoundries ban đầu là đơn vị gia công chip tách ra từ AMD. Công ty này có các nhà máy ở New York, Mỹ và Dresden, Đức. Hiện tại GlobalFoundries thuộc sở hữu của chính phủ UAE.
TSMC hiện là công ty đi đầu về công nghệ gia công chip bán dẫn. Họ đã ứng dụng được những công nghệ hiện đại, như tiến trình sản xuất 7 nm đang tranh chấp. Khách hàng của TSMC cũng bao gồm nhiều ông lớn trong làng công nghệ như Apple, Nvidia, Lenovo, Qualcomm, Cisco.
![]() |
GlobalFoundries là công ty gia công chip lớn thứ 3 thế giới, có trụ sở tại Mỹ. Họ có các nhà máy gia công chip tại Mỹ và Đức. Ảnh: GlobalFoundries |
Theo Bloomberg, vụ kiện này có thể làm gián đoạn nguồn cung toàn bộ các sản phẩm bán dẫn, từ smartphone, máy tính đến những loại chip quan trọng cho hạ tầng mạng như chuyển mạch và định tuyến. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng của TSMC. Chưa tính đến vụ kiện mới nhất, ngành bán dẫn đã gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa kết thúc.
Với thế mạnh về tiền và công nghệ, TSMC đang vượt trội hoàn toàn so với những nhà sản xuất chip khác. GlobalFoundries cho biết họ muốn kiện TSMC vì công ty này đã vi phạm bản quyền công nghệ để kiếm hàng chục tỷ USD.
GlobalFoundries cho rằng việc cấm bán các sản phẩm sử dụng chip do TSMC gia công sẽ không làm ảnh hưởng tới người dùng, bởi vẫn còn nhiều lựa chọn khác như Samsung, Sony, LG. Theo đơn kiện, những nhà sản xuất này sẽ đảm bảo nguồn cung và lựa chọn của người tiêu dùng không bị giới hạn.
Samsung và GlobalFoundries có thỏa thuận về chia sẻ công nghệ sản xuất chip. Đây cũng là 2 công ty gia công chip đứng ngay sau TSMC về doanh thu trong quý I/2019, theo TrendForce.
Phía TSMC cho biết công ty này chưa biết gì về vụ kiện và các chi tiết liên quan.
"TSMC luôn tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự phát triển tất cả các công nghệ của mình", đại diện của TSMC, bà Elizabeth Sun cho biết.
Theo Zing
Apple có thể khai tử tùy chọn iPad với màn hình 9,7 inch trong năm nay.
" alt=""/>Apple có thể bị cấm bán iPhone, mảng chip bán dẫn rúng độngNhững chiếc bàn là thông thường luôn hoàn thành tốt công việc của chúng khi ở nhà. Nhưng bạn hầu như chẳng thể mang chúng đi đâu vì chúng quá to và cồng kềnh. Ấy thế mà với Ovo, bạn có thể bỏ gọn chiếc bàn là lợi hại này vào túi sách đi làm và mọi chiếc ba lô du lịch khác. Nghe thật tuyệt phải không nào?
Được thiết kế nhằm mục đích tiện lợi cho việc di chuyển, bàn là Ovo sở hữu kích thước vô cùng nhỏ gọn, tròn ủng rất dễ cầm nắm và chỉ nặng khoảng 0.7kg. Vì thế, chúng ta có thể bỏ Ovo vào cốp xe máy, ghế sau ô tô, trong vali du lịch hay trong chính chiếc túi xách đi làm mà không sợ bị chiếm quá nhiều diện tích.
Tuy bé nhỏ như vậy nhưng sức là của Ovo không hề "yếu" một chút nào cả. Bàn là Ovo cho phép chúng ta làm phẳng quần áo theo 2 cách đặt là trên mặt phẳng như truyền thống, hoặc là thẳng bằng hơi nước. Nhờ vậy mà chiếc máy bé nhỏ này có thể sử dụng cho nhiều loại vải và kiểu dáng quần áo khác nhau rất linh hoạt.
Để sử dụng Ovo, chúng ta cần đổ đầy nước vào bình chứa trước, sau đó cắm phích, đợi 60 giây để nước trong bình đủ nóng. Bất chấp kích thước nhỏ nhắn của mình, chiếc bàn là đa năng này thực sự sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên với lực hơi nước mạnh mẽ của nó. Dù là ủi bằng hơi nước hay ủi ép khô, thì những nếp nhăn đáng ghét trên quần áo cũng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ trong vòng vài phút, chẳng hề thua kém bất kì chiếc bàn là fullsize nào khác.
Để tăng hiệu quả khi là quần áo, bàn là Ovo có đi kèm một miếng đệm chịu nhiệt nhỏ. Do đó bạn có thể là quần áo ở mọi nơi mà không phải lo tìm khăn vải lót. Tuy nhiên, miếng lót này khá nhỏ nên nếu bạn cần là phẳng một mặt vải lớn, thì tốt nhất nên treo lên và là phẳng bằng phun hơi nước nóng thôi.
Ngoài ra do kích cỡ bé hạt tiêu nên bình chứa nước của bàn là Ovo khá nhỏ, chỉ nhỉnh hơn 100ml một chút xíu. Vì vậy, người dùng sẽ phải chăm đổ nước cho chiếc bàn là này nhiều hơn so với khi dùng bàn là cỡ lớn. Theo kinh nghiệm chia sẻ của những người đã trải nghiệm bàn là Ovo thì để sử dụng khoảng 20 phút phun hơi, chúng ta sẽ phải châm 3 lần nước cho bình chứa.
Thêm vào đó, thiết kế dây cắm cũng không được dài lắm, chỉ rơi vào khoảng 1,9m nên chúng ta chỉ có thể sử dụng bàn là khi đứng gần ổ cắm chứ không thể đứng cách xa. Điều này khá là bất tiện với cách là ủi truyền thông vì thông thường chúng ta cần ủi quần áo trên cầu là hoặc một mặt phẳng như bàn, giường...
Mặc dù vậy, bàn là Ovo vẫn được rất nhiều người ưa dùng và đánh giá cao vì tính lưu động của nó. Trong những chuyến công tác hoặc du lịch dài ngày, khi mà không phải ở đâu cũng có sẵn dụng cụ là ủi, một chiếc bàn là mini thực sự trở nên hữu ích trong việc giữ gìn hình ảnh gọn gàng là lượt của bạn. Với giá bán ra 49 USD (khoảng 1,1 triệu đồng) thì chiếc bàn là này cũng không phải quá đắt nếu bạn thực sự là người thường xuyên di chuyển muôn nơi.
Xem thêm và mua sản phẩm tại đây.
Theo GenK
" alt=""/>Áo quần bảnh bao 24/7 nhờ bàn là mini bỏ túi, chỉ nhỏ bằng đúng lon nước uống