 bắt đầu từ 5h sáng. Sau khi tập thể dục, cụ ông trên 100 tuổi dùng xô xuống ao trước nhà múc nước để tưới cây.</p><p>Ông Nguyễn Đình Long (75 tuổi), con trai cụ Bảng cho biết, cụ Bảng ở tuổi xưa nay hiếm nhưng các sinh hoạt cá nhân như tắm rửa, ăn uống… cụ đều tự làm. Cụ cũng tự tay giặt quần áo, không phiền đến con cháu.</p><table class=)
 |
Cụ Bảng chăm cây trong vườn nhà. |
‘Bố tôi là người chăm lao động. Ở tuổi này, ngoài làm việc cá nhân, cụ còn tưới cây, cuốc đất để trồng cây trong vườn’.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề thuốc, cụ Bảng từng giữ chức trưởng phòng y tế các huyện Gia Viễn, Gia Khánh… ở Ninh Bình. Sau đó, cụ về công ty Vận tải đường sông (thuộc Bộ Giao thông vận tải) công tác. Năm 1980, cụ về hưu.
Sau khi nghỉ hưu, cụ Bảng bắt tay vào việc trồng các cây thuốc nam. ‘Bố tôi cứ đi khắp các đường trong làng, xã và gieo hạt, trồng các loại cây thuốc dọc hai bên đường.
Sau đó, cụ thu hoạch mang về nhà, tự tay làm ra các loại thuốc lá để tặng cho những cụ già cao tuổi, những người ốm đau có hoàn cảnh khó khăn…’, ông Long nói.
Nhiều người thấy cụ gom phân bò, phân trâu trên đường để vun cho các cây thuốc thì trách cụ lọ mọ, tuy nhiên, cụ giải thích ‘Đó là việc có ích, tôi nên làm’.
Trong xã Gia Trấn, nhiều người đau ốm lại đến nhờ cụ Bảng bốc thuốc nam. ‘Có những vị thuốc cụ trồng được nhưng cũng có những vị thuốc cụ phải đi mua về để làm ra bài thuốc. Toàn bộ số thuốc phát ra cụ đều không thu tiền’, con dâu thứ 2 của cụ cho biết.
 |
Những bằng khen cụ nhận được nhờ công tác từ thiện, cống hiến cho cộng đồng. |
Không chỉ làm thuốc nam miễn phí, cụ Bảng còn trích lương hưu để làm từ thiện.
‘Lương của bố tôi gần 4 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, cụ đưa cho các con 1 triệu để lo tiền ăn và sinh hoạt cho cụ. Còn lại bố tôi dùng để đóng góp cho các phong trào khuyến học, tặng quà cho các cháu học sinh có thành tích tốt; ủng hộ xã làm đường, xây dựng nông thôn mới…
Vào dịp lễ Tết, ngày kỷ niệm, cụ lại mua quà tặng các gia đình nghèo khó. Nếu họ ở gần, cụ tự tay mang sang tặng. Nếu xa, cụ nhờ các con cháu mang đi tặng hộ’, ông Long chia sẻ.
Bí quyết của cụ ông 101 tuổi
Bí quyết để có sức khỏe và sống thọ của cụ Bảng chính là lao động và sinh hoạt điều độ.
Cụ nói: ‘Tôi luôn vận động, làm các công việc dù nặng hay nhẹ mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Tôi không muốn ngồi một chỗ để con, cháu phục vụ’.
Bởi vậy, tất cả các công việc trong khả năng, cụ đều cố gắng làm. Ngoài ra, cụ Bảng ăn nhiều rau, hạn chế ăn thịt. Thức ăn cụ ưu tiên là cá, tôm để tăng canxi.
 |
Cụ mong muốn có thêm sức khỏe để làm việc có ích cho cộng đồng. |
‘Nếu ăn thịt, bố chồng tôi sẽ ăn thịt gà, còn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) bố rất hạn chế. Mỗi tháng cụ có 4 ngày ăn chay với các thực phẩm như rau, đậu phụ…’, con dâu của cụ cho biết.
Mặc dù tuổi cao, khả năng nghe kém nhưng cụ rất tích cực đi dự các buổi họp, sinh hoạt của làng xã. Nếu nhận thông báo lịch họp, các con cháu quên báo sẽ bị cụ trách mắng.
Cụ rất ít ốm đau. Lần duy nhất cụ đi viện là cách đây khoảng 7 năm, khi phải mổ nội soi u lành.
Cũng theo các con, cụ Bảng thường giáo dục con cái có lối sống lành mạnh và làm nhiều việc có ích cho xã hội.
‘Bố tôi không đánh con bao giờ. Nếu các con, cháu có lỗi hoặc khiến cụ chưa hài lòng, cụ sẽ giảng giải, phân tích, ít khi nặng lời. Hàng năm, cụ đều trích quỹ khuyến học để tặng thưởng cho các cháu học tốt. Với các cháu chưa có thành tích cũng được cụ tặng quà để động viên’, ông Long cho biết.
Bởi vậy, 6 người con của cụ Bảng đều trưởng thành và thành đạt. Các cháu trong gia đình đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học, có người mang học vị tiến sỹ.
Cụ Bảng lấy vợ từ khi rất trẻ do sự sắp đặt của gia đình. Tuy vậy, họ có cuộc hôn nhân hạnh phúc đến ngày cụ bà khuất núi từ nhiều năm về trước.
‘Hiện tại, cuộc sống của tôi không còn gì để nuối tiếc. Tôi chỉ muốn những năm cuối đời sức khỏe ổn định để làm thêm những công việc có ích’, cụ nói.

Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng
Việc buôn bán ế ẩm, hằng ngày ông Phương dẫn bò đi chăn, bà Xuyến phải bán rau củ, thịt cá tại nhà kiếm thêm thu nhập.
" alt=""/>Bí quyết giúp cụ ông 101 tuổi vẫn cuốc đất, trồng cây ở Ninh Bình
Theo thông tin từ Ban quản lý (BQL) Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử, thời gian qua BQL di tích và Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho du khách đến với Yên Tử trong thời gian này. |
Ban quản lý khu Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử đã tổ chức đo thân nhiệt, giảm giá vé để du khách hoan hỉ lễ Phật. |
Cụ thể, các đơn vị đã phối hợp đưa vào hơn 10 máy đo nhiệt độ để kiểm soát cho tất cả du khách; lắp đặt máy kiểm tra thân nhiệt từ xa theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh; trang bị dung dịch xịt tay sát khuẩn, bổ sung thêm tủ thuốc đặt tại các điểm thường trực trên dọc tuyến hành hương; các trạm sơ cấp cứu được tăng cường bác sỹ, y tá, bổ sung thuốc, dụng cụ y tế nhằm đảm bảo điều kiện để phòng chống dịch; chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động của BQL, các nhà hàng, cơ sở dịch vụ tại Khu di tích thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khi làm nhiệm vụ và phát miễn phí hàng ngàn khẩu trang y tế cho du khách.
 |
Tới chiêm bái Phật Hoàng Trần Nhân Tông, du khách được đắm chìm trong không gian văn hoá đậm nét của Việt Nam. |
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã phối hợp phun, khử trùng, vệ sinh, tẩy rửa, sát khuẩn theo quy định tại tất cả các điểm chùa, bến xe, nhà ga, hệ thống cabin cáp treo, nơi ở và làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động các đơn vị, nhà hàng, cơ sở kinh doanh tại di tích; tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh như treo pano, phướn thả, dán áp phích, đặt standy với thông điệp phòng chống dịch tại các địa điểm công cộng trong toàn khu vực, tổ chức truyền thông và đề nghị các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không đầu cơ, tích trữ các thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 để trục lợi; hệ thống loa phát thanh tại tất cả các điểm chùa, bến xe, nhà ga, cổng vé, nhà hàng kinh doanh trong khu di tích.
 |
Mỏi mệt, du khách có thể thiền học thiền và thở - đây là trải nghiệm tuyệt vời để bạn giải phóng khỏi những cảm xúc tiêu cực, bắt đầu cảm nhận được sự an lạc hay yên tĩnh trong nội tâm. |
Khu giáp danh Tây Yên Tử thường xuyên phát nội dung tuyên truyền, hướng dẫn du khách thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe; duy trì đường dây nóng 24/24h nhằm tiếp nhận, giải đáp, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng chống.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng BQL Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử chia sẻ, mặc dù có những khuyến cáo về dịch Covid-19, nhưng nhiều du khách châu Âu vẫn chọn Khu Danh thắng Yên Tử để vãn cảnh. Với họ, nơi đây là điểm đến an toàn, văn minh, lịch sự và hiếu khách.
Anh Peter, đến từ đất nước Tây Ban Nha chia sẻ: "Không phải chúng tôi không lo về dịch Covid-19, nhưng mình biết cách phòng tránh thì vẫn an toàn cho sức khỏe. Khu Danh thắng Yên Tử tuyệt đẹp, nhất là khu nghỉ dưỡng, chúng tôi được nghỉ ngơi và còn được chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc hết sức độc đáo, đẳng cấp, mang đậm tính phương Đông. Tôi sẽ chọn nơi này để thực hiện bộ ảnh cưới độc đáo vào cuối năm nay".
Còn chị Anna đến từ Pháp cho biết: "Đến đây chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt, hết sức văn minh, chuyên nghiệp. Ngay từ cổng Khai Tâm, đoàn của chúng tôi đã được đo thân nhiệt từ xa bằng thiết bị hiện đại. Tiếp đến, nhân viên khách sạn phát khẩu trang và xịt khuẩn rửa tay cho du khách. Chúng tôi được hướng dẫn viên hướng dẫn về các phương pháp phòng tránh dịch Covide-19 bằng tiếng Anh".
 |
Du khách còn được ngắm mai vàng Yên Tử nở sau Tết vô cùng rực rỡ. |
Đặc biệt, trong thời gian này, giá vé cáp treo 1 chặng lên hoặc xuống chỉ còn 100.000 đồng; riêng vé cáp treo khứ hồi 2 tuyến giảm từ 350.000 đồng/ vé xuống 200.000 đồng/vé, áp dụng từ ngày 19/2 đến ngày 30/6/2020.
Huy động tối đa nhân lực, trang thiết bị y tế cần thiết, triển khai đồng bộ các biện pháp, BQL Di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tập trung cao độ, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người dân, du khách trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tình Lê

Khách du lịch châu Âu vẫn đổ về Việt Nam
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành du lịch. Tuy nhiên, lượng khách châu Âu đến Việt Nam vẫn tương đối ổn định.
" alt=""/>Yên Tử: Giảm giá vé cáp treo, đo thân nhiệt đảm bảo an toàn cho du khách