- MU căng thẳng khi Mourinho tranh cãi sếp Ed Woodward. Real Madrid tiếp tục có biến,lịch thi đấu giải ý khi Ramos "đâm" Ronaldo. Di Maria từ chối sang Trung Quốc, mơ về Barca.
- MU căng thẳng khi Mourinho tranh cãi sếp Ed Woodward. Real Madrid tiếp tục có biến,lịch thi đấu giải ý khi Ramos "đâm" Ronaldo. Di Maria từ chối sang Trung Quốc, mơ về Barca.
Trên 90% người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 bệnh viện và 3 khoa Lão khoa để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, bố trí 195 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi. 13 nhân viên y tế cũng được đào tạo chuyên về lão khoa. Hầu hết bệnh viện tuyến huyện đều có các giường điều trị ưu tiên dành cho người cao tuổi điều trị nội trú.
Bên cạnh đó, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và người có công với cách mạng là nhóm đối tượng khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đều được ưu tiên và được phổ biến bằng quy định cụ thể tại các cơ sở y tế.
Người cao tuổi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn hầu hết đều mắc cùng lúc nhiều bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, cơ xương khớp,... Họ cũng là nhóm đối tượng dễ mắc các rủi ro sức khỏe khác, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Thẻ BHYT như là điểm tựa vững vàng để người cao tuổi yên tâm điều trị, giảm tối đa gánh nặng tài chính, góp phần nâng cao chất lượng sống, tuổi thọ và tạo động lực để người cao tuổi phát huy vai trò “tuổi cao gương sáng” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo số liệu Sở Y tế Lạng Sơn, trong năm 2023, toàn tỉnh có hơn 1,4 triệu lượt khám chữa bệnh, 30% trong đó là người cao tuổi. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được quỹ BHYT chi trả khi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đồng thời, việc thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT nội trú đã tạo nhiều thuận lợi cho người cao tuổi tham gia.
Tại khoa Phổi, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn, 65% bệnh nhân là người cao tuổi, đến viện theo định kỳ thường từ 1 đến 4 lần/năm. Chi phí cho mỗi lần điều trị khá tốn kém. Các bác sĩ thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bệnh nhân đăng ký mua thẻ BHYT để được Quỹ BHYT thanh toán, giảm gánh nặng về kinh tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thẻ BHYT đối với người dân, đặc biệt là người cao tuổi, thời gian qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố thường xuyên phối hợp rà soát cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi đủ điều kiện đầy đủ, kịp thời theo quy định; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát triển BHYT đối với người cao tuổi và đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất để người cao tuổi được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Từ đầu năm 2024 đến nay, có thêm hơn 7.400 người cao tuổi ở Lạng Sơn tham gia BHYT, lũy kế toàn tỉnh có khoảng 114.500 người cao tuổi tham gia BHYT, chiếm 16,2% tổng số người tham gia, trong đó 100% người cao tuổi thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội đều được cấp thẻ BHYT.
“Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030” của Chính phủ đặt mục tiêu trong giai đoạn 2022-2025, 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.
" alt=""/>Lạng Sơn: 95% người cao tuổi có thẻ BHYT, 'điểm tựa' trong chăm sóc sức khỏeĐể tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 4/4/2023 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.
Theo đó, năm 2023 là Năm Dữ liệu số quốc gia. Như vậy, mọi sở, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân đều đang trong quá trình chuyển đổi từ dữ liệu truyền thống sang số hóa dữ liệu tiến tới dữ liệu số.
Có chủ trương đúng, có sự quyết tâm nhưng kỹ năng số hạn chế sẽ tạo rào cản cho chuyển đổi số. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số và nâng cao nhận thức kỹ năng số là hết sức cần thiết.
Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn rất nhiều cán bộ khá lúng túng, bỡ ngỡ với chuyển đổi số và những việc cần làm để có thể chuyển đổi số hiệu quả.
Vì thế, tỉnh Nghệ An đã và đang tích cực đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và phổ cập kỹ năng số cho người dân trên địa bàn.
Khóa học online 36.000 người tham gia
Khóa học trực tiếp với 1.000 học viên cán bộ đầu mối nhằm cung cấp các kiến thức về chuyển đổi số, xây dựng và nâng cao năng lực kỹ năng số, định hướng và xác định được lộ trình cũng như chiến lược chuyển đổi số tại các đơn vị cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, hình thành nên giá trị cốt lõi, đội ngũ cán bộ chủ chốt tự tin vào tầm nhìn - sứ mệnh và định hướng của đơn vị trong hiện tại và tương lai.
Ngoài khoá học trực tiếp, khóa học online với 36.000 người tham gia để tiếp cận được với nguồn tri thức về chuyển đổi số đã được số hóa thành các học liệu, dưới sự hướng dẫn đôn đốc của 1.000 học viên cán bộ đầu mối qua nền tảng học trực tuyến OneTouch.
OneTouch là nền tảng học trực tuyến mở đại trà do VTC NetViet vận hành.
Khóa học trực tuyến cho 36.000 người chia theo 8 đợt học, mỗi đợt khoảng 4.500 cán bộ, công chức, viên chức tham gia. Học viên phải hoàn thành Khóa học trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp tài khoản.
6 chuyên đề được các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chuyên ngành có kinh nghiệm về đào tạo chuyển đổi số thiết kế nội dung gồm: Tổng quan về chuyển đổi số, Kinh tế số, Xã hội số, Kỹ năng số trong cơ quan nhà nước, An toàn thông tin trong chuyển đổi số và Hướng dẫn sử dụng nền tảng OneTouch.
Chương trình học tập đã được đóng gói sẵn, chia sẻ miễn phí cho học viên có thể học bất cứ lúc nào và ở đâu thông qua nền tảng học trực tuyến.
Khóa học cũng nhằm phổ cập, nâng cao nhận thức kỹ năng số của nhân dân địa phương về chuyển đổi số, tạo động lực thúc đẩy quá trình xây dựng chính quyền số tỉnh Nghệ An.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Nghệ An: Khóa học chuyển đổi số 36.000 người tham giaNăm 2023, 100% các cơ sở y tế trên địa bàn đã ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý điều hành và quản lý dữ liệu thông tin khám chữa bệnh. Các phần mềm sử dụng đã đáp ứng tiêu chí kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán BHYT với các hệ thống thông tin của Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã có 5 đơn vị triển khai bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy, gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, Trung tâm y tế huyện Hải Hà, Trung tâm y tế huyện Tiên Yên.
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, 100% cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên đã triển khai thực hiện quản lý, sử dụng sổ điện tử (sổ theo dõi và đánh giá học sinh/ sổ gọi tên và ghi điểm, sổ đăng bộ, học bạ, sổ chủ nhiệm, sổ sinh hoạt chuyên môn) thay thế cho hồ sơ giấy.
100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý nhà trường để quản lý toàn diện học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài sản.
100% các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên có kế hoạch, quy chế tổ chức dạy học trực tuyến được xây dựng lồng ghép trong Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2022-2023...
Từng bước hình thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh
Ngày 5/2/2022 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Quảng Ninh triển khai xây dựng với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 30% GRDP của tỉnh, là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”.
Với sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, Quảng Ninh đã thực hiện công tác chuyển đổi số toàn diện theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch 59/KH-UBND của UBND tỉnh, với quyết tâm cao, có lộ trình cụ thể, mục tiêu rõ ràng, sản phẩm cụ thể, tỉnh Quảng Ninh vừa ghi nhận thêm những thành tựu nổi bật như: Tỷ lệ thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thuộc top đầu cả nước, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình là một trong những địa phương đứng đầu cả nước, tỷ lệ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cao nhất cả nước…
Thời điểm hiện tại, Quảng Ninh đang đứng thứ 11 trong toàn quốc về tổng điểm xây dựng chính quyền số, các hệ thống thông tin của tỉnh được kết nối chặt chẽ với hệ thống thông tin của các bộ, ngành, các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ chuyển đổi số đồng bộ, thống nhất.
Tỉnh cũng đang đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống cấp và quản lý mã số vùng trồng, vùng nuôi thủy sản; số hóa cơ sở dữ liệu ba loại rừng; truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP; đồng thời, thí điểm triển khai mô hình chợ 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt; nộp thuế điện tử qua hệ thống điện tử (etax)...
Với mục tiêu trở thành tỉnh chuyển đổi số toàn diện, điển hình, Quảng Ninh đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tiên phong tổ chức triển khai chuyển đổi số dữ liệu đất đai, tạo cơ sở xây dựng nền hành chính hiện đại, đổi mới phương thức phục vụ, bảo đảm gắn kết ứng dụng số với cải cách hành chính, qua đó, thực hiện thành công mục tiêu của tỉnh về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Công Duy
" alt=""/>Quảng Ninh chuyển đổi số toàn diện: Cơ quan ‘không giấy tờ’ phục vụ dân sinh