Trong vài năm qua, Apple đã cố gắng phát triển modem 5G riêng để không còn phụ thuộc vào Qualcomm. Tuy nhiên, theo ông Kuo, nỗ lực này “có thể đã thất bại”. Khảo sát mới nhất của ông gợi ý việc phát triển đã bị đình trệ, đồng nghĩa Qualcomm tiếp tục là đối tác cung ứng chip 5G duy nhất cho iPhone ra mắt năm 2023. Trước đây, ông Kuo tin rằng iPhone 2023 sẽ dùng modem 5G “của nhà trồng được” thay vì của Qualcomm.
Như vậy, Qualcomm được dự đoán cung ứng 100% chip cho iPhone 2023, thay vì chỉ 20%. Ông Kuo tin rằng, Apple vẫn sẽ nghiên cứu chip 5G nhưng cần thêm thời gian để hoàn thành và đáp ứng yêu cầu để sử dụng cho iPhone và các thiết bị khác.
Không rõ vì sao Apple không thể nghiên cứu thành công modem cho iPhone năm sau. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, công ty luôn muốn tránh lệ thuộc vào một đối tác duy nhất, trong đó có Qualcomm. Apple từng có cuộc chiến pháp lý khốc liệt với Qualcomm và dự định dùng chip 5G của Intel trong iPhone 2020, song cuối cùng điều đó không xảy ra vì Intel không sản xuất kịp thời hạn mà Apple đặt ra.
Sau đó, Apple dàn xếp vụ kiện vào năm 2019 và từ đó tới nay, modem 5G của Qualcomm liên tục xuất hiện trong iPhone, iPad. Apple cũng bắt tay tự nghiên cứu chip 5G, thậm chí còn mua lại bộ phận modem của Intel để đẩy nhanh quá trình phát triển. Năm 2021, Qualcomm dự đoán chỉ cung ứng 20% modem dùng trong iPhone 2023. Dù vậy, với những gì đang diễn ra, dường như Qualcomm sẽ tiếp tục sản xuất chip cho ít nhất hai thế hệ iPhone nữa.
Du Lam (Theo MacRumors)
Apple đứng đầu danh sách các doanh nghiệp thu lời nhiều nhất, tiếp đó là Google và Microsoft.
" alt=""/>Nghiên cứu modem 5G thất bại, Apple vẫn phải lệ thuộc QualcommLễ ra mắt tên mới của ĐH Kindai – trước kia là ĐH Kinki
ĐH Kinki thuộc tỉnh Osaka được đổi thành ĐH Kindai và nhà trường đã tổ chức một lễ công bố tên trường mới. Các vận động viên của trường cũng mặc đồng phục có in tên mới này trong buổi lễ ra mắt.
Quyết định đổi tên trường được đưa ra từ cách đây 2 năm. Vì trường này chuyên đào tạo về ngoại ngữ và nghiên cứu quốc tế, nên người ta cho rằng cái tên Kinki sẽ gây khó chịu cho sinh viên nước ngoài.
Hiệu trưởng nhà trường – thầy Hitoshi Shiozaki cho biết: “Tôi thấy không thoải mái lắm về những tiếng cười khúc khích khi tôi giới thiệu bản thân tại các hội thảo quốc tế.
Kindai là tên viết tắt của tên trường này trong tiếng Nhật – Kinki Daigaku.
Mei Ichinose, nữ sinh viên 19 tuổi có bố là người Anh rất ủng hộ cái tên mới này. “Bà nội đã nhìn tôi ngơ ngác khi tôi nói ‘ĐH Kinki””.
Hiệu trưởng Shiozaki khẳng định trong lễ ra mắt rằng Kindai sẽ “tiếp tục nỗ lực để trở thành một trường đại học toàn cầu hóa”.
Trường này cũng cho biết từ Kinki xuất phát từ từ Kinai – một quận rất lớn ở phía Tây Nhật Bản mà trước đó bao gồm cả các tỉnh Nara, Kyoto, Osaka và Hyogo.
Kinki trong tiếng Nhật có nghĩa là “thủ đô và những khu vực xung quanh”, nhưng trong tiếng Anh, nó lại đồng âm với từ “kinky” – nghĩa là “lập dị”, “đỏng đảnh”.
EIA là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, chuyên cung cấp các khóa học về khởi nghiệp lớn nhất thế giới về lĩnh vực công nghệ mới. Chương trình khởi nghiệp của EIA được phát triển bởi các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học và các công ty lớn trên thế giới như: ĐH Berkeley, ĐH Stanford, Google, IBM, ĐH Bách khoa Turin (Italy), ĐH Nice (Pháp)… Đến nay chương trình đã thu hút hơn 4000 học viên đến từ 75 quốc gia.
![]() |
Các học viên từ khắp nơi trên thế giới tham gia khóa học khởi nghiệp |
Sau khóa học kéo dài 3 tuần tại Châu Âu, ngoài kiến thức và mạng lưới quan hệ với các nhà khởi nghiệp trẻ trên toàn thế giới, học viên còn có cơ hội nhận phần thưởng trị giá 10,000 Euro dành cho nhóm có đồ án khởi nghiệp xuất sắc nhất.
Điều kiện tham gia khóa học: sinh viên từ 18 đến 30 tuổi, đam mê khoa học - công nghệ, có tinh thần khởi nghiệp; có chứng chỉ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 trở lên, học lực khá - giỏi. Học viên có thể chọn học tại thành phố Nice, Pháp hoặc Turin, Italy.
Thông tin liên hệ: Trung tâm Đào tạo Quốc tế - ITEC, Trường ĐHKH Tự nhiên TP.HCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP. HCM.
ĐT: 08 3830 3625 / Hotline: 090 7171 140(Ms. Tiên)
Thu Hằng
" alt=""/>Hè 2016 đến châu Âu học khởi nghiệp