“Tới Chùa Bà, thôn An Hoà tôi thấy từ những cụ ông 70, 80 tuổi còn có thể sử dụng điện thoại thông minh hướng dẫn chúng tôi quét mã QR trước chùa để tìm hiểu thông tin, đây là một điều khá bất ngờ. Với độ tuổi này, thường thì người ta khó sử dụng điện thoại thông minh nhưng ở đây những cụ ông, cụ bà này làm được. Đây là một sự lan toả mạnh mẽ ”, chị Nguyễn Thị Thu Hà, một du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ.
Để đạt được những điều này, từ nhiều tháng qua, ông Trần Ngọc Cát (70 tuổi, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn An Hòa) cùng nhiều thành viên trong Tổ công nghệ số cộng đồng thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” sử dụng điện thoại di động thông minh, cài và sử dụng các ứng dụng nền tảng số như: VNeID, Bình Định Smartcity, Cổng dịch vụ công quốc gia, hoạt động thương mại điện tử (Postmart, Voso), thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa,…
Ông Cát cho biết, mới đầu khi nghe phổ biến về chuyển đổi số, về điện thoại di động thông minh và các ứng dụng trên thiết bị này, ông như "đi lạc vào đám rừng, nghe lùng bùng hết cả lỗ tai mà không hiểu gì". Nhưng ông tâm niệm, trước hết bản thân mình phải học, phải sử dụng các ứng dụng thành thạo thì mới thuyết phục và hướng dẫn được cho bà con.
Vì thế, ông Cát đã đầu tư sắm cho mình một chiếc điện thoại di động thông minh. Bên cạnh việc được hướng dẫn sử dụng từ các lực lượng cấp xã, ông thường xuyên mày mò, học hỏi để có thể sử dụng thành thạo các nền tảng số trên điện thoại này.
“Tôi học liên tục từ cán bộ xã, học từ người trẻ, học tới đâu thực hành luôn tới đó. Bây giờ tôi đã có thể sử dụng thành thạo tất cả các ứng dụng trên điện thoại rồi. Tôi lấy chính bản thân mình ra làm ví dụ về người cao tuổi cũng có thể sử dụng và thuyết phục người dân. Nhà nào chưa nói, chưa thuyết phục được trong 1 lần thì mình đi 2, 3 lần. Từ chỗ mình nói, cộng theo những điều họ thấy thì họ sẽ hiểu”, ông Cát nói.
Sau khi được ông Cát và các thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng vận động, chia sẻ, đến nay đã có 140/142 hộ dân có ít nhất 1 thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, máy tính với 352/360 người trưởng thành trong thôn sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet; 9/9 hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất buôn bán, may mặc, cơ khí… sử dụng điện thoại thông minh, sử dụng các nền tảng số để quảng bá, buôn bán sản phẩm và đặt mã QR Code để người dân thanh toán trực tuyến.
Thôn thông minh
Không chỉ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, thời gian qua, chính quyền UBND xã Phước Quang cũng đã đầu tư lắp đặt hệ thống hạ tầng mạng wifi miễn phí tại Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn An Hoà để người dân sử dụng.
Đầu tư lắp đặt hệ thống tắt mở điện ở nhà văn hoá thôn bằng ứng dụng thông minh trên điện thoại. Lắp đặt hệ thống camera tại các vị trí ra vào thôn An Hoà, nhà văn hoá thôn với tổng 6 camera để giám sát an ninh trật tự trên địa bàn.
Ban Quân chính thôn An Hoà cũng đã thành lập nhóm Zalo Cộng đồng thôn An Hoà, nhằm chia sẻ các thông tin, các thông báo, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… phục vụ cho việc thông tin, tuyên truyền đến nhân dân trong thôn. Đặc biệt, thường xuyên đưa tin, truyền tải mục đích, ý nghĩa và các tiện ích mang lại của việc cài đặt và sử dụng ứng dụng nền tảng số.
“Điện thoại thông minh bây giờ chỉ có 1 triệu mấy một cái, tôi mong bà con sử dụng. Nó có rất nhiều tiện ích, đi ra đường không cần phải đem nhiều giấy tờ, chỉ cần điện thoại thông minh tích hợp các ứng dụng là đầy đủ rồi. Ngoài ra, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các thông tin bão, lũ, thông báo đều được cập nhật lên một cách kịp thời”, ông Cát cho hay.
Để đảm bảo an toàn thông tin, thời gian qua, chính quyền địa phương, Ban Quân Chính thôn An Hoà thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn người dân không được tích hợp các trang mạng không rõ nguồn gốc, không cung cấp các mã OTP cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào….
Ông Đoàn Quốc Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Quang cho biết, quan trọng nhất trong công tác chuyển đổi số hiện nay là hình thành thói quen, thay đổi nhận thức của người dân.
“Quan trọng là phải thay đổi được thói quen và nhận thức của người dân, để từ đó người dân hiểu, nhận thấy lợi ích và sử dụng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, chỉ đạo các Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” chuyển đổi số, nhân rộng mô hình thôn thông minh ra toàn xã”, ông Tịnh nói.
Diễm Phúc
" alt=""/>Bí thư 70 tuổi đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người chuyển đổi sốTại thị trường Việt Nam, giá VinFast VF8 2022 có giá 1,057 tỷ đồng cho bản Eco và 1,237 tỷ đồng cho bản Plus.
Subaru Forester tiếp tục là mẫu xe được giảm giá mạnh nhất nhì thị trường Việt Nam hiện nay. Khách hàng chọn mua Forester bản 2.0i-L sẽ nhận được ưu đãi giảm giá 229 triệu đồng và tặng kèm quà tặng trị giá 25 triệu đồng.
Phiên bản Subaru Forester bản 2.0i-S EyeSight cũng được giảm 200 triệu đồng và hàng loạt quà tặng khác có tổng trị giá 46 triệu đồng.
Ở mức giảm thấp hơn, mẫu xe nhà Hyundai, SUV Creta vừa được thông báo giảm 10 -20 triệu đồng tùy từng phiên bản. Trước đó, mẫu xe này liên tục khan hàng và bán bia kèm lạc 50-60 triệu đồng tại các đại lý.
Động thái giảm giá lần này cho thấy nguồn cung Creta đang dần ổn định tại các đại lý. Hyundai Creta hiện có giá niêm yết 620-730 triệu đồng tại Việt Nam.
Mẫu sedan Kia K3 cũng được giảm giá từ 5 – 30 triệu đồng tại các đại lý. Cụ thể, phiên bản K3 1.6 Deluxe MT đang được áp dụng mức ưu đãi 5 triệu đồng, trừ thẳng vào giá bán. Trong khi đó, các phiên bản còn lại được giảm trừ đồng loạt 15 triệu đồng.
Thậm chí, một tư vấn bán hàng còn cho biết, riêng phiên bản K3 2.0 Premium đang được hưởng mức ưu đãi lên đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng mua phiên bản này còn được tặng khá nhiều quà tặng có giá trị.
Như vậy, sau ưu đãi, giá bán dòng sedan cỡ C Kia K3 chỉ còn dao động khoảng từ 554 triệu - 749 triệu đồng.
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, trong nửa đầu tháng 8 có khoảng trên dưới 10 mẫu xe ô tô được giảm giá với mức giảm cao nhất 270 triệu đồng cho mẫu xe Honda Accord.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 7/2022, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường đạt đạt 30.254 xe, bao gồm: 23.087 xe du lịch, tăng 30% so với tháng trước; 6.945 xe thương mại, giảm 1,8% so với tháng trước và 222 xe chuyên dụng, giảm 57% so với tháng trước.
Sắp hết tháng 7 âm, cùng với việc nguồn cung xe mới dồi dào trở lại sẽ giúp thị trường ô tô quý IV được dự đoán sẽ sôi động và tăng trưởng trở lại.
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!