
20 năm trước, ông Thiệp từng bị mọi người gọi là "khùng" vì đi trồng những thứ cây không biết đến bao giờ cho gạo, cho tiền thì đến nay sau khi có khu rừng với nhiều loài gỗ quý giá trị cả tỷ bạc, mọi người ai cũng đều cảm phục ý chí, nghị lực của ông.
Do đã điện thoại hẹn trước nên khi chúng tôi đến ông Thiệp đã ra tận quốc lộ 6 đón. Trong ngôi nhà khang trang mới xây, rót ly trà mời chúng tôi, ông Thiệp khoát tay ra khu rừng xanh ngút ngàn đằng sau nhà và nói với giọng thấp thỏm: "Thời tiết khô hạn quá! Đã mấy tuần nay chưa đêm nào tôi được yên giấc. Đêm nào 2 vợ chồng tôi cũng bồn chồn và lo lắng vì sợ thời tiết khô hanh thế này dễ gây cháy rừng. Bởi bao tâm huyết của gia đình tôi đều dồn hết vào cánh rừng với hàng ngàn cây gỗ quý này".
Theo ông Thiệp, đã có người sẵn sàng trả tiền tỷ để mua diện tích rừng trồng toàn các loài gỗ quý như nghiến, lát, tếch...nhưng ông vẫn không chịu bán.
Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, ông Thiệp kể: "Năm 1996, Đảng và Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân sinh sống gần rừng, tôi đã mạnh dạn nhận 18ha để chăm sóc và bảo vệ. Khi đó, rừng ở 2 núi đằng sau nhà chủ yếu đồi trọc, cây bụi và dây leo, những cây gỗ nghiến cổ thụ người ôm không xuể gần như bị phá hết, chỉ còn lại các cây nghiến con to bằng cổ tay".
Ông Thiệp cho biết, lúc mới trồng cây lát chỉ to bằng gần cổ tay, nhưng đến nay, các cây gỗ lát đã có chu vi gần 40cm.
Sau khi được giao rừng, ngày ngày ông Thiệp lại ngược dốc lên núi, cứ chỗ nào trống là ông nhổ thêm cây nghiến và mua thêm cây lát ở ngoài về trồng. Cứ như vậy, ngày qua ngày, ông Thiệp đã trồng được gần 1.000 cây gỗ nghiến; trên 1.300 cây gỗ lát.
"Trước đây, khu núi đá này toàn rừng cây gỗ nghiến, tôi cứ nghĩ trồng xong sẽ sống hết nhưng không biết kiểu gì trong số cây nghiến tôi trồng chỉ sống được một nửa, còn cây lát thì sống gần hết" - ông Thiệp nhớ lại.
Một trong những cây tếch to lớn do chính tay ông Thiệp trồng.
Ông Thiệp cho biết: "Năm 2002, 18ha rừng được giao cho gia đình tôi chính được cấp sổ đỏ. Lúc này, tôi mua thêm cả nghìn cây tếch và cây gỗ lõi thọ về trồng. Sau hơn 20 năm trồng và chăm sóc, đến nay, số lượng cây nghiến, cây lát to nhất cũng đạt chu vi khoảng 40cm; còn lại cây tếch, lát cũng to bằng thân người trưởng thành.
Khu rừng tếch của gia đình ông Thiệp hiện đã to bằng vòng tay người ôm, thân cây thẳng tắp như những cột chống trời.
Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Thiệp ngỏ ý mời chúng tôi ngược dốc lên núi để mục sở thị khu rừng gỗ quý của ông. Khoảng 15 phút leo con dốc thẳng đứng như lên trời, trước mắt chúng tôi là cả khu rừng xanh. Các loài cây gỗ quý đều có thân cây to và đều thẳng tắp như những cột chống trời.
Hiện, ông Thiệp có 1.200 cây lát, 500 cây nghiến và hơn 4.000 cây tếch, cây gỗ lõi thọ.
Sải những bước chân thoăn thoắt ôm lấy một cây to bằng thân người, ông Thiệp tự hào bảo: Toàn bộ khu này là cây lõi thọ, dưới tán tôi trồng cây sa nhân; phía trên khu trồng cây lõi thọ là khu trồng cây tếch,cây lát và ở tít trên đỉnh núi đá kia là cây nghiến. Tất cả những cây này đều có tuổi từ 18 năm trở lên. Khoảng 10 năm nữa, cây lõi thọ và tếch đủ thời gian khai thác, cả khu này giá thấp nhất cũng từ 5 tỷ đồng trở lên.
Từ chỗ chỉ là đồi trọc, đến nay vào tay ông Thiệp, rừng đã được phục hồi và phủ kín màu xanh của nhiều loài cây gỗ quý.
Bên cạnh đó, khu rừng của ông Thiệp thuộc lưu vực sông Đà, mỗi năm, cứ "đều như vắt chanh" ông lại bỏ túi 9 triệu đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ ngành chức năng.
"Mùa hanh khô, cán bộ kiểm lâm lo gấp 10 lần thì tôi lo gấp 100 lần bởi nếu xảy ra cháy rừng tôi là người thiệt hại hơn cả. Ngày nào tôi cũng phải tuần rừng 24/24. Những ngày bận quá thì phải móc hầu bao ra thuê người khác trông coi hộ, nếu xảy ra cháy là mất ăn ngay..." - ông Thiệp bộc bạch.
Trước khi chia tay chúng tôi, đứng dưới tán rừng gỗ quý cao vút tỏa bóng mát, ông Thiệp quả quyết: "Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo vệ tốt khu rừng của mình và trồng mới thêm những diện tích đất trống còn lại để khôi phục những cánh rừng nguyên sinh trước đây. Qua đó, góp phần giữ gìn "lá phổi xanh" chung cho mọi người...".

Cụ ông Sài Gòn hơn 40 năm ăn ngủ cạnh hàng chục ngôi mộ
Chiếc giường ngủ của ông Mỹ đặt cạnh những ngôi mộ, ngăn cách nhau bởi một bức tường.
" alt=""/>20 năm trước chôn những cây vàng trên núi, giờ giàu nhất vùng
, Nguyễn Phong Việt đã trải lòng cùng bạn đọc về thơ, những chất liệu để tạo nên những tác phẩm của anh trong suốt gần 10 năm qua. Theo anh, đó là những nỗi buồn, thậm chí là nỗi đau đớn tột cùng… vì “nếu vui thì đã không có gì để viết” và vì thế “cũng không có thơ cho các bạn đọc”.</p><table class=)
 |
Tập thơ mới của nhà thơ Nguyễn Phong Việt - Mình sẽ đi cuối đất cùng trời - Ảnh: L.Đ.L |
Nhà thơ Phong Việt chia sẻ, những điều anh viết trong thơ chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực với ai đó, cũng có thể nói hộ lòng ai đó, nhưng trên hết là để cho chính anh. “Khi viết ra được nỗi lòng của mình là lúc mình đi qua được những nỗi đau đó”, anh chia sẻ. Và cũng theo nhà thơ, có những thời điểm, anh không ngủ được và phải bật dậy để viết thơ, đó là những lúc 1-2 giờ sáng của cách đây hơn 10 năm, những lúc trải qua những chông chênh, trắc trở.
Có người hỏi Nguyễn Phong Việt, anh có hạnh phúc không, nhà thơ trả lời rằng, có thể lúc này anh chưa phải là người hạnh phúc nhưng là một người bình an khi nhìn lại một quãng đường, nhìn lại tất cả để rồi… tha thứ được cho mọi chuyện, đặt dấu chấm hết cho những mối quan hệ không còn đủ nhân duyên tiếp tục.
 |
Nhà thơ Phong Việt |
Tại buổi giao lưu, trả lời cho câu hỏi “cuối đất cùng trời” là nơi nào, Nguyễn Phong Việt nhẹ nhàng cho biết, đó không phải là không gian vô tận nào đó, mà đơn giản chỉ là một căn nhà có mảnh vườn, mình trú ngụ bình an ở đó, khi đã buông được bớt những nỗi đau, vướng bận, khi có thể sống một cuộc đời đơn giản hơn.
Cũng theo anh Việt, thì hiện tại, anh đã sống giản đơn dần, khi mở tủ đồ ra, chỉ toàn là áo sơ mi trắng, để mình không phải bận rộn nghĩ suy sẽ mặc gì hôm nay; thay vì ăn thức này món kia, thì anh đã hài lòng với chuyện ăn rau, đậu, khoai lang…
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cũng chia sẻ, để hành trình với chữ trọn vẹn, anh sẽ còn ra thêm hai tập thơ cũng vào mùa cuối năm như thế này, dự kiến là “Bao nhiêu thương nhớ cho vừa?”, rồi đến “Đi qua thương nhớ” (phần 2).
Về việc hướng đến nơi cùng trời cuối đất đó, trong tập thơ mới có thể bắt gặp “Thôi mình ngồi xuống đây/ gác lại trăm ngàn giấc mộng dài…”; “Thôi mình ngồi xuống đây/ trước một mái hiên nhà…”.
Khép lại buổi giao lưu, nhà thơ chia sẻ, những ngày Sài Gòn se se, nếu chưa có một người để ôm cho ấm, có thể tự làm ấm mình bằng nhiều cách, cách đơn giản là đi mua một chiếc áo ấm hoặc một chiếc khăn choàng cổ. Đó có lẽ cũng là suy nghĩ tích cực như lời anh viết nơi bìa sách: “Tiếc một đoạn đường đời để cả quãng đời về sau vỡ nát hay buông tay cho mình khóc ngất rồi tự đứng lên…”.
Được biết, Nguyễn Phong Việt là tác giả của các tập thơ bán chạy Đi qua thương nhớ, Từ yêu đến thương, Về đâu những vết thương, Sống một cuộc đời bình thường, Sao phải đau đến như vậy, Chỉ cần tin mình là duy nhất.

Trang Hạ: ‘Làn sóng dìm hàng trai Tây bắt nguồn từ những phụ nữ cuồng trai Tây’
‘Có một số người phụ nữ châu Á nghĩ rằng cơ hội trong cuộc sống, tình yêu của mình sẽ cao hơn, có giá trị hơn nếu như mình dám hẹn hò với một người đàn ông da trắng và nói tiếng Anh’.
" alt=""/>Nhà thơ Nguyễn Phong Việt ra mắt tập thơ 'Mình sẽ đi cuối đất cùng trời'

 |
Quán tạp hóa của anh Tư Cat Ron. |
Mới sáng mồng 2 Tết, bên kia sông đã vang tiếng gọi, 'anh Tư ơi, cho tui nửa ký bún tàu, một bịch bột nêm và một hũ chao nhé'. 'Chuyến mở hàng đầu năm của tôi đó', anh Trần Văn Liễu, 50 tuổi chủ quán cho biết.
Quán tạp hóa của anh Liễu hay còn gọi là anh Tư Cat Ron khá đặc biệt. Chúng tôi tìm đến phải qua một chặng đường đất đỏ khá dài gần 15km với bụi đất mù mịt. Qua 2 lần đò, vượt qua nhiều xóm dân cư vườn tược xanh tốt, chúng tôi đến bờ sông Cả Tôm. Nơi đây nhìn sang bên kia sông là nhà anh, là quán tạp hóa cung cấp hàng tiêu dùng cho cả một cụm dân cư rộng lớn.
Muốn mua hàng của anh, chỉ cần đến bờ sông nơi có trụ 'ròng rọc' hô lớn những món hàng mình cần. Chỉ trong vài phút, trên sợi cáp, một chiếc giỏ đựng đầy hàng từ từ băng qua sông đến tay người nhận. Khách nhận hàng xong, nhìn miếng giấy trong giỏ, lấy tiền bỏ vào giỏ rồi chuyển qua cho anh.
 |
Cho hàng vào giỏ. |
 |
Giỏ hàng đang vượt sông. |
Chúng tôi vào quán của anh Tư Cat Ron ở ấp Ông Quới, xã Thạnh Phước (H. Thạnh Hóa, Long An). Quán đơn sơ. Mặt hàng chủ yếu là thực phẩm ăn liền như mì gói, bánh kẹo và thực phẩm chưa chế biến như đùi gà, lòng gà, bò viên v.v... Mặt hàng đơn giản nhưng nếu không có quán của anh, bà con phải đi ít nhất 5km mới có nơi bán.
Để hàng đến được người tiêu dùng, anh đã trồng 2 trụ gỗ cao chừng 3m ở 2 bên bờ sông. Nối với 2 trụ là sợi dây cáp bằng thép di động trên 2 ròng rọc. Anh lấy hàng cho vào giỏ treo vào dây cáp rồi kéo cho giỏ hàng chạy qua. Bên kia sông người mua đón nhận lấy hàng xong bỏ tiền vào kéo trả lại cho anh. Anh sống với bà con vùng quê như thế đã 10 năm nay.
 |
Khách đón lấy hàng. |
Chúng tôi hỏi thăm anh về gia đình. Anh cho biết, chị đang đi lấy hàng ở thị trấn Tân Thạnh, cách nhà khoảng 5km. Anh có 2 con trai đã lớn, có thể nhờ vả được. Cả 2 đứa đều có thể điều khiển vỏ lãi (xuồng bằng nhựa) có gắn máy đuôi tôm. Hàng ngày chúng giúp cho anh chị nhiều việc. Gia đình anh không khá giả gì. Tất cả đều trông cậy vào một mẫu (1ha) ruộng một mùa. Nếu không có quán tạp hóa này phụ với thu nhập từ ruộng lúa chắc chắn cuộc sống gia đình anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
'Anh Tư ơi ...', lại một tiếng gọi từ bờ sông bên kia. Anh bước ra. Người mua hàng yêu cầu những món họ cần. Anh ghi nhận rồi lấy hàng cho vào giỏ móc lên cáp, bắt đầu kéo... Những chuyến hàng sang sông đã giúp anh cải thiện được cuộc sống.
'Anh có muốn sống ở thành phố không?', chúng tôi hỏi. Anh nở nụ cười thật tươi: 'Hôm trước tôi đưa bà xã lên Sài Gòn khám bệnh. Mới ở chưa được một ngày tôi đã muốn bệnh. Thôi thì cứ ở đây, có sông nước, có con đò và nhất là có sợi cáp nối ân tình của bà con cùng quê với nhau vui hơn anh ạ ...'.

Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây
Vốn là người nổi tiếng với nhiều giai thoại và là chủ nhân một tòa nhà lớn nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu đang được an nghỉ ở một nơi ít ai ngờ tới.
" alt=""/>Ông chủ tiệm tạp hóa 10 năm kéo ròng rọc bán hàng cho bà con bên sông