Nam ca sĩ kể: “Dù làm việc vất vả nhưng bù lại, tôi có thu nhập rất tốt. Thời đó, mỗi lần đi diễn, tôi phải dùng bao đựng tiền. Tôi để bao tiền trên xe, cứ nhận cát-xê thì cất vào đó.
Đến khi kết thúc chuyến lưu diễn, tôi về công ty, đổ tiền ra đếm không xuể. Thậm chí, tiền để lâu trong bao bị ẩm ướt nhiều”.
Ở đỉnh cao sự nghiệp, anh âm thầm kết hôn với chị Nguyễn Thanh Ngọc. Đến năm 2013, chị Ngọc sinh con đầu lòng.
Lúc vợ chuyển dạ, Quách Thành Danh bận biểu diễn ở Long An và Tây Ninh. Trong lúc di chuyển từ Long An sang Tây Ninh hát, xe của anh gặp tai nạn, lộn mấy vòng trước khi tông vào cây sầu riêng.
Vụ va chạm khiến nam ca sĩ bị rách chân mày, chảy máu khắp mặt. Dù chưa đủ bình tĩnh, anh vội vàng chạy đến nhà dân gần đó, nhờ chở đến điểm hát.
“Chấn thương khiến tôi cứng đơ, biểu diễn không mấy uyển chuyển. Hát xong, tôi nhờ khán giả có ô tô chở về TP.HCM. Trên đường về, tôi tranh thủ hát thêm ở một điểm nữa.
Mình không thể thất hứa với khán giả, còn hát được thì phải cố gắng”, Quách Thành Danh chia sẻ.
Hai năm sau, vợ chồng anh sinh thêm bé thứ hai. Đây cũng là thời điểm người hâm mộ biết nam ca sĩ có vợ con.
Bên nhau 11 năm, nam ca sĩ và vợ vẫn chưa tổ chức lễ cưới. Bởi, cứ cách 1 - 2 năm, chị Ngọc lại mang thai và sinh thêm con.
Xây nhà vườn gần bệnh viện
Đôi lúc, Quách Thành Danh không thể lý giải tại sao mình lại quyết định biến mất khỏi showbiz, sang Mỹ định cư.
"Đó là thời điểm tôi rất đắn đo. Đang kiếm tiền rất được ở đây, chạy sô tối mặt thì một ngày đẹp trời tôi làm thẻ bảo lãnh cho vui, chứ không dự định sang Mỹ sinh sống. 2 năm sau, gia đình tôi thuận lợi có giấy tờ sang bên đó.
Tôi phân vân giữa sự nghiệp của mình và môi trường giáo dục tốt cho các con. Nghĩ cho con cái, tôi quyết định tạm bỏ hào quang qua một bên”, nam ca sĩ kể.
Lúc đó, anh vừa xây xong căn nhà mơ ước ở quận 9, nay là TP. Thủ Đức, TP.HCM. Từ bỏ mái ấm tâm huyết, anh đưa vợ con đến miền đất hứa.
Thế nhưng, vợ chồng anh sớm vỡ mộng. Miền đất hứa không giống như tưởng tượng của vợ chồng anh.
Anh nhớ lại: “Ở Việt Nam, chúng tôi có sự hỗ trợ từ nhiều người giúp việc. Tại Mỹ, vợ chồng tôi chỉ thuê được một người giúp việc.
Thậm chí, một năm rưỡi không thuê được người, hoặc họ làm vài ngày, thấy cực là xin nghỉ”.
Sang Mỹ, nam ca sĩ tiếp tục xây nhà. Mặc dù nhà có sẵn nhưng việc sơn phết, trang trí, làm vườn… cũng khá mất sức. Anh giảm 6kg sau khi sửa sang tổ ấm.
Lúc này, vợ anh bất ngờ mang thai người con thứ 5. Không may, bé mắc phải căn bệnh hiếm gặp, sức khỏe không tốt.
Anh vừa chăm vợ nằm bệnh viện này, vừa chạy lo cho con ở bệnh viện khác. Bốn người con ở nhà cũng một tay anh lo cơm nước.
Quách Thành Danh tâm sự: “Lúc đó, hoàn cảnh của tôi bi đát lắm. Mới ngày nào mình còn là ngôi sao, được mọi người yêu thương. Qua đây, một thân một mình tự cáng đáng hết mọi việc từ nhà cửa, con cái, vườn tược, chăm vợ chăm con.
Mặc dù có gia đình bên Mỹ nhưng mọi người không phụ được nhiều. Chuyện nhà rối rắm khiến vợ chồng tôi phát sinh mâu thuẫn”.
Đến năm thứ tư ở Mỹ, vợ anh nằng nặc đòi về Việt Nam. Có lúc, họ nghĩ đến chuyện ly hôn, chia con. Tuy nhiên, nam ca sĩ đủ tỉnh táo, nhận ra ở đâu cũng được miễn gia đình không ly tán.
Tháng 4 vừa qua, Quách Thành Danh đưa vợ con về Việt Nam sinh sống. Sau nhiều đắn đo, anh quyết định xây nhà mới ở vùng ven TP.HCM.
Căn nhà vườn khang trang, được xây trên mảnh đất rộng 1.200m2, chi phí khoảng 35 tỷ đồng. Đây là mảnh đất mà anh mua trước khi sang Mỹ.
Căn nhà vườn rộng rãi, có đủ không gian cho các con anh vui chơi. Khuôn viên nhà có hồ cá koi, cây xanh, chim chóc…
“Ngoài ra, tôi còn một lý do đặc biệt khi quyết định xây nhà ở đây. Con trai thứ 5 của vợ chồng tôi mắc nhiều chứng bệnh. Nhà gần bệnh viện cũng giúp chúng tôi an tâm”, Quách Thành Danh cho biết.
Anh kể, từ lúc chuyển về nhà mới, không khí trong lành phần nào cải thiện sức khỏe của bé. Trước đó, bé phải thở máy vào ban đêm nhưng hiện tại, bé không phải thở máy nữa.
Nam ca sĩ tiết lộ, nhà vườn của gia đình tọa lạc ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Căn nhà cách trung tâm thành phố khoảng 27km nhưng lại gần bệnh viện Nhi đồng.
Nhà mới cũng là nơi anh dự định tổ chức đám cưới với bà xã sau 11 năm bên nhau.
Nam ca sĩ hy vọng, gia đình sẽ tìm được bình yên, hạnh phúc sau bao thử thách, biến cố ở nước ngoài.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là dạng thức độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ xa xưa mà còn là biểu tượng văn hóa thiêng liêng của lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, được phát triển, nâng cao thành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.
Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng này giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Do đó, ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Namđược thực hiện nhằm góp phần truyền bá tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tới bạn bè quốc tế; đánh giá rõ thêm các di tích Đền thờ Vua Hùng trên phạm vi cả nước để có kế hoạch trùng tu, tôn tạo nơi thờ tự cho trang nghiêm và xứng tầm; sưu tầm, chuẩn hóa điển tích, trình tự nghi lễ thờ cúng Hùng Vương để tạo sự thống nhất trong cả nước; xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát huy di sản.
Các bài viết trong cuốn sách tập trung làm sáng tỏ lịch sử hình thành và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam thông qua kho tàng di sản Hán Nôm, các văn bản thư tịch cổ và kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học; sự tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức người Việt và các tộc người thiểu số trên nhiều vùng, miền của Tổ quốc và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Các bài viết cũng khẳng định vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước.
Đồng thời, cuốn sách đặt trọng tâm vào vấn đề tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tư cách một Di sản văn hóa thế giới, những biến đổi trong Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam, việc khai thác di tích và Lễ hội Đền Hùng trong hoạt động du lịch bền vững và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và bảo tồn di sản văn hóa nhân loại. Mỗi bài viết đều thể hiện sự tâm huyết, thành kính của các tác giả đối với Quốc Tổ, Quốc lễ của dân tộc.
Một ngày cuối tháng 9, chị Ánh nhận được cuộc gọi từ một cô bạn học cùng lớp đại học hiện đang sinh sống ở một tỉnh giáp ranh Hà Nội. Người bạn vui mừng thông báo hôn lễ của mình sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10.
Vì khá quý mến người bạn này, chị Ánh nói sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về chung vui cùng bạn trong ngày trọng đại. Dẫu sao, chị và người bạn này đã không gặp nhau một thời gian dài nên chị khá háo hức.
Tuy nhiên, để đề phòng tình huống không thể về dự đám cưới như đã hẹn, chị Ánh vẫn "rào trước" với bạn rằng, nếu bản thân có việc đột xuất thì mong nhận được sự thông cảm từ bạn.
Buổi tối cùng ngày, lướt Facebook, chị thấy người bạn đăng tải bài viết với nội dung mời cưới. Ngoài thông báo rõ thời gian tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới, tiệc trà bánh… người bạn còn ghi thêm số tài khoản của bản thân.
"Tôi ngầm hiểu bạn ấy đăng tải số tài khoản là để tiện cho ai không về được thì gửi tiền mừng. Lúc đó, tôi băn khoăn không biết có phải bài viết của bạn "nhắm" tới những vị khách ở xa như tôi? Tự dưng tôi thấy bớt háo hức hẳn", chị Ánh chia sẻ.
Trên mạng xã hội thời gian qua, nhiều cô dâu, chú rể khi đăng tải các thông tin về lễ cưới của bản thân, ngày giờ ăn hỏi, đón dâu… cũng ghi công khai số tài khoản ngân hàng. Có cô dâu thậm chí còn ghi luôn hai, ba số tài khoản.
Có người chia sẻ rằng, ngày cưới họ rất bận rộn trong khi những người bạn ở xa không tới dự được liên tục nhắn tin hỏi số tài khoản. Để tiết kiệm thời gian, họ đăng bài viết ghi rõ số tài khoản, ngân hàng thụ hưởng để bạn bè gửi tiền mừng.
Việc các cô dâu, chú rể công khai số tài khoản khi mời cưới lập tức gây ra không ít tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng, đây là biểu hiện của lối sống công nghiệp, thực dụng.
Theo chị Lương Thị Hiên (34 tuổi, Long Biên, Hà Nội), cô dâu, chú rể không nên công khai số tài khoản như vậy. Bởi nếu khách mời có tâm, thật lòng muốn chúc mừng thì họ sẽ tìm cách để gửi quà hoặc nhắn tin riêng, hỏi qua bạn bè thân thiết để biết số tài khoản.
Mời cưới như vậy sẽ dễ bị hiểu nhầm là đang mong chờ tiền mừng nhiều hơn là tình cảm từ anh em, bạn bè. Nếu khách là những người đã kết hôn đọc được những dòng thông báo ấy, họ lại thấy bản thân như đang bị "đòi nợ".
"Nếu không tới dự đám cưới được, tôi thường chủ động nhắn tin riêng, hỏi người mời từ mấy hôm trước. Cũng có khi tôi nhờ bạn bè đến dự ghi phong bì sau đó chuyển trả người đó", chị Lương Thị Hiên nói.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, anh Dương Tuấn Minh (khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội) lại cho rằng, nên thông cảm cho cô dâu, chú rể vì hôn sự là chuyện trọng đại nhất của đời người.
Ngày này, cả hai đều bận rộn chuẩn bị, tiếp đón khách khứa, hoàn thành các lễ nghi… nên không thể có thời gian trả lời riêng tin nhắn từng người. Họ còn trẻ nên nghĩ công khai số tài khoản nhận tiền mừng là tiện lợi mà không mất thời gian của cả hai.
Cũng liên quan đến việc mừng cưới thời 4.0, cách đây ít lâu, vào tháng 7/2022, một đám cưới ở Giao Thủy, Nam Định cũng gây xôn xao dư luận khi chú rể và cô dâu có những ý tưởng đặc biệt.
Chú rể M. Q thay vì để khách mừng tiền qua hình thức truyền thống như trước kia thì đã thêm phương án hiện đại khác là quét mã QR. Như vậy, khi đến dự, khách chỉ mất vài chục giây là đã hoàn thành xong việc mừng cưới.
Gần đây nhất tại Bắc Giang, một cặp đôi cũng đã in và đặt mã QR tài khoản ngân hàng của chú rể tại cổng và bàn mừng cưới. Khách hàng đến chỉ cần quét mã QR, chuyển tiền mừng cho cô dâu, chú rể thay vì dùng tiền mặt theo phương thức truyền thống.
Một số ý kiến cho rằng, thời đại công nghệ mới, việc mừng tiền qua chuyển khoản, quét mã QR rất tiện lợi. Mừng theo cách này sẽ tiện cho cả cô dâu và chú rể trong khâu kiểm soát ai mừng và số tiền bao nhiêu.
Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng cho hay, xưa nay việc mừng cưới luôn được người Việt thực hiện một cách ý nhị và tinh tế, gửi gắm qua những chiếc phong bì và lời chúc phúc bên ngoài.
Theo thời gian, đám cưới có nhiều thay đổi trong các nghi lễ tổ chức, hình thức mời khách, mừng cưới… Có nhiều người không chỉ ghi số tài khoản trên trang cá nhân mà còn in thẳng vào thiệp mời.
TS Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, việc công khai số tài khoản cá nhân khi mời cưới là không nên. Làm như vậy là mất đi sự tinh tế trong giao tiếp, ứng xử.
"Khách mời đọc được những thông tin ấy sẽ cảm nhận việc mừng cưới như một sự bắt buộc. Họ ngầm hiểu rằng, cô dâu chú rể có ý rằng "đây là số tài khoản, nếu anh/chị không đi được thì có thể gửi tiền mừng". Như vậy, đám cưới tổ chức là vì vật chất chứ không phải vì tinh thần.
Một số ý kiến sẽ bao biện rằng đó là sự tiện lợi của công nghệ thông tin, của xã hội hiện đại, là xu hướng của giới trẻ. Tôi nghĩ rằng, cuộc sống có thể tiếp thu sự tiên tiến để đổi mới, nhưng đổi mới thế nào để không làm thay đổi bản chất của nét văn hóa, đổi mới thế nào để không bị đứt gãy với quá khứ thì mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần phải lưu tâm", TS Nguyễn Ánh Hồng nhấn mạnh.
Theo Dân trí
" alt=""/>Mời bạn dự đám cưới, cô dâu chú rể ghi luôn số tài khoản chuyển tiền mừng