Thời điểm đó, ông Hoàng nhờ người tạp vụ tên Liên ở công ty tìm giúp một người giúp việc ở quê, nhanh nhẹn để chăm sóc vợ. Khi nghe ông chia sẻ, người phụ nữ này xin được làm thêm giúp việc cho gia đình. Hằng ngày, 4h chiều, Liên lại từ công ty về nhà nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện với bà Thảo.
Một lần, vợ vào viện ở lại qua đêm. Ông Hoàng chăm vợ tới gần nửa đêm mới về nhà. Ngày hôm đó trời mưa, Liên tới nhà dọn dẹp nhưng không về được nên ngủ lại. Và họ đã vượt qua giới hạn. Sau đó, Liên xin nghỉ việc. Ông Hoàng thuê cho người phụ nữ này một căn hộ nhỏ và tìm cho cô công việc khác.
Một thời gian sau, ông Hoàng thường xuyên về nhà trong tâm trạng buồn bã, hay ngồi trầm tư. Thấy chồng có biểu hiện bất thường, bà Thảo gặng hỏi. Không muốn giấu vợ, người đàn ông này chia sẻ Liên đã mang thai 4 tháng. Khi nghe ông tâm sự, bà biết rằng đó là con của chồng mình nhưng vẫn khuyên ông đi làm xét nghiệm ADN.
Ông Hoàng tìm tới trung tâm xin tư vấn xét nghiệm ADN cho đứa trẻ trong bụng mẹ. Khi nghe tư vấn viên giải thích về việc phải lấy mẫu nước ối ở bệnh viện mang tới. Lo lắng gây nguy hiểm cho em bé, họ quyết định chờ đến khi đứa trẻ chào đời.
Sau khi Liên sinh con gái, ông Hoàng xin mẫu cuống rốn, mang đi làm xét nghiệm ADN. Kết quả hai người có cùng huyết thống tới 99,9999%.
Nhìn vào kết quả xét nghiệm, bà Thảo vui vì chồng mình không bị lừa. Người phụ nữ cũng ngỏ ý để chồng đón mẹ con Liên lên Hà Nội tiện chăm sóc tốt hơn bởi bà quan niệm "con gái cũng là máu mủ của gia đình".
Bà cũng dặn chồng: “Mình phải giữ lại tờ kết quả xét nghiệm, sau này có gì con gái cũng được thừa kế từ cha". Nghe những lời này của vợ, ông Hoàng lảng sang chuyện khác, nước mắt như trực trào ra khi vợ mang bệnh vẫn luôn nghĩ cho mình.
Vài ngày sau, ông Hoàng tìm tới trung tâm xin thêm tờ kết quả để giữ riêng cho con gái nhỏ. Ông chia sẻ câu chuyện của mình với các giám định viên bởi trong lòng luôn cảm thấy hối lỗi với vợ và càng thương bà nhiều hơn.
Nằm trong khuôn khổ hoạt động của chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú mang tên “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2023, chuỗi diễn đàn người bệnh ung thư vú được tổ chức dành riêng cho những “chiến binh hồng” trên toàn quốc.
Năm nay chuỗi chương trình được Quỹ tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và TP.HCM nhằm tư vấn, cập nhật những thông tin chính thống về chẩn đoán và điều trị, giải đáp các thắc mắc của người bệnh trong và sau điều trị, đồng thời đây cũng là dịp để người bệnh và các nhân viên y tế cùng gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, truyền cho nhau sự mạnh mẽ, lạc quan trong chặng đường điều trị.
Tại sự kiện, người bệnh đã được cập nhật những tiến bộ mới nhất trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị ung thư vú. Ngoài ra, người bệnh cũng được các chuyên gia tư vấn về tâm lý, sức khỏe tình dục cũng như cách chăm sóc da trong trong quá trình điều trị.
Chính thức phát động từ 2013 đến nay, chiến dịch “Chung tay vì phụ nữ tôi yêu” thuộc Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng là một trong những chương trình thường niên hiếm hoi tại Việt Nam có quy mô tổ chức bài bản và uy tín về tầm soát ung thư vú cho phụ nữ.
Qua hơn 10 năm thực hiện, chiến dịch đã khám tầm soát miễn phí cho hơn 72.000 phụ nữ trên toàn quốc. Hàng nghìn phụ nữ đã được hướng dẫn cách chăm sóc ngực, cách phát hiện bệnh sớm, cách phòng bệnh hiệu quả và giải đáp những thông tin liên quan đến căn bệnh ung thư vú thông qua chuỗi chương trình “Bác sĩ tư vấn (Dr Talk)” do Quỹ tổ chức. Ngoài ra, các hoạt động như thắp sáng tòa nhà màu hồng, diễu hành xe buýt 2 tầng nhằm nâng cao nhận thức phát hiện sớm bệnh ung thư vú cũng đã được đông đảo người dân quan tâm và hưởng ứng tích cực.
Lần thứ 2 tham dự diễn đàn người bệnh ung thư vú tại Hà Nội, chị Minh Hương (47 tuổi) chia sẻ: “Đây thực sự là một buổi sinh hoạt người bệnh hữu ích, giúp cho những người bệnh như chúng tôi cập nhật và chọn lọc được những thông tin bổ ích về điều trị bệnh, và đặc biệt là ngày mà những bệnh nhân chúng tôi được gặp gỡ, chia sẻ và truyền niềm tin cho nhau”.
Ông Lennor Carrillo - Tổng Giám đốc Roche Pharma Việt Nam chia sẻ: “Roche tự hào được đồng hành cùng ngành y tế và người bệnh Việt Nam trong các chương trình cải thiện chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Chúng tôi vô cùng vui mừng trước những chuyển biến tích cực từ chương trình hợp tác Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu mang lại trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú tại Việt Nam”.
Ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu ở nữ giới. Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), trong năm 2020 có tới hơn 2,2 triệu phụ nữ được phát hiện ung thư vú và có tới gần 685.000 trường hợp tử vong. Tại châu Á, hiện chiếm tới 45% số ca ung thư vú toàn cầu và số ca mắc ung thư vú dự kiến sẽ tăng 20,9% và tỷ lệ tử vong tăng 27,8% trong giai đoạn 2020-2030. Theo Y văn thế giới, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Mặc dù trong những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư vú đã được triển khai tại các tỉnh/thành phố nhưng vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ Việt Nam vẫn chưa chủ động trong việc tự đi khám sàng lọc bệnh ung thư vú. |
Nguyễn Hoàng
" alt=""/>Người bệnh ung thư vú ‘không chiến đấu một mình’Trong nhiều năm, thủ phạm vẫn là ẩn số. Nhưng mới đây, cảnh sát công bố bằng chứng ADN đã giúp tìm ra kẻ giết Yvonne. Đó là Bruce Charles Cantelon.
Tuy nhiên, Cantelon tự sát vào năm 1974, 19 tháng sau cái chết của nạn nhân Yvonne. Vào thời gian đó, gã đàn ông 26 tuổi này đã thực hiện một số hành vi bạo lực đối với phụ nữ và bị giam giữ. Hắn có các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tại cuộc họp báo, cảnh sát cho biết nếu Cantelon vẫn còn sống, hắn sẽ bị buộc tội giết người. Phó cảnh sát trưởng Alvaro Almeida đánh giá vụ việc quá tàn ác.
Ông Almeida nói: “Tôi rất vui khi có thể thông báo kết quả cho gia đình của nạn nhân. Tôi không thể tưởng tượng được họ đã trải qua cảm giác khó khăn như thế nào khi phải sống suốt những năm qua với sự mất mát như vậy mà không biết thủ phạm”.
Theo CBC, trong nhiều năm, hàng chục điều tra viên vẫn tìm cách giải mã vụ án. Ủy ban Cảnh sát Khu vực York đã hai lần treo thưởng 50.000 USD nhưng vô ích.
Thay vào đó, chính công nghệ phả hệ di truyền điều tra (IGG), có thể xác định họ hàng của nguồn ADN tại hiện trường, đã hỗ trợ cảnh sát.
Thông cáo báo chí của cảnh sát viết: “Sau khi sử dụng mọi biện pháp điều tra truyền thống, vào năm 2022, chúng tôi chuyển sang IGG. ADN của nghi phạm tìm thấy tại hiện trường vụ án được bảo mật trong hơn 50 năm. Hồ sơ ADN được tải lên cơ sở dữ liệu phả hệ công cộng”.
Cùng với việc xem xét hồ sơ lưu trữ và bằng chứng thu thập được, cảnh sát thu hẹp phạm vi tìm kiếm quanh những người thân của Cantelon. Cuối cùng, họ phát hiện kẻ giết người chính Cantelon.
Các nhà điều tra tiết lộ họ không thấy có mối liên hệ nào giữa nạn nhân Yvonne và Cantelon cũng như không thể suy đoán về động cơ giết người.
Tại cuộc họp báo, gia đình Leroux cho biết sự ra đi của Yvonne không bị lãng quên. Cái chết của cô đã tác động sâu sắc tới họ qua nhiều thế hệ.
Đại diện gia đình cho biết: “Vụ việc vẫn là tâm điểm trong các cuộc họp mặt và mang lại những trải nghiệm mà chúng tôi không mong muốn xảy ra với bất kỳ ai. Thật không may là tin này đến muộn vì nhiều thành viên trong gia đình vừa mới qua đời. Trong hơn nửa thế kỷ, chúng tôi đã sống trong thắc mắc”.
Thám tử Jonathan Nauman cho hay người thân của Cantelon đã hợp tác với cảnh sát dù đó cũng là điều khó khăn với họ.