Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land chia sẻ, doanh nghiệp có niềm tin rằng, những khó khăn mang tính ngắn hạn.
“Chúng ta đã có hành động rồi. Giờ, từ phía doanh nghiệp là cần nỗ lực để vượt khó. Từng hành động được minh chứng qua thực tiễn khi sửa đổi luật liên quan thị trường bất động sản. Chúng tôi hy vọng năm 2023 cũng như thời gian tới, sẽ có những bước cải thiện tốt hơn”, bà Hương nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, hàng loạt những động thái của Chính phủ đã tháo gỡ ba vấn đề lớn nhất của thị trường bất động sản là vốn, trái phiếu doanh nghiệp và điểm nghẽn pháp lý.
Trong đó, theo ông, điểm nghẽn về tín dụng và trái phiếu đã có những văn bản có giá trị, dù tác động của những văn bản này mang lại chưa nhiều, nhưng đã có những hiệu quả nhất định.
Đối với điểm nghẽn lớn nhất là pháp lý, các bộ, ngành cũng đang rất khẩn trương vào cuộc xây dựng các dự thảo để trình Thủ tướng ký.
Đặc biệt, Nghị định 10 được Thủ tướng ký duyệt, theo ông Đính, đây là văn bản đầu tiên, đã tác động trực diện vào những điểm nghẽn về pháp lý, giải quyết khó khăn, điểm nghẽn của phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
“Khi niềm tin của các nhà đầu tư đang yếu đi, chúng tôi cho rằng Nghị định 10 có thể tạo cú hích cho phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong giai đoạn tới”, ông Đính nói.
Cũng theo Chủ tịch VARS, trong quý II sẽ có nhiều các văn bản có tính quyết định đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý. Từ đó, tạo động lực cho các chính quyền địa phương có cơ sở, điều kiện để phê duyệt các dự án, nhất là những dự án đã gần hoàn thành nhưng vẫn đang chờ các quy định. Khi đó, thị trường có thể sẽ đón nhận các nguồn vốn mới.
“Phần lớn những điểm nghẽn, khó khăn của thị trường bất động sản trong quý II sẽ được tháo gỡ. Một phần trong hàng nghìn dự án đang vướng pháp lý sẽ được giải quyết, khơi thông. Tôi hy vọng, thị trường sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực hơn vào khoảng cuối quý II năm nay”, ông Đính nhận định.
Mắc phải căn bệnh thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) khiến từ nhỏ H Dung đã còi cọc, ốm yếu. Năm 2019, con thường xuyên phải đi bệnh viện vì thiếu máu, sau đó mới được phát hiện căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Quê ở Đắk Lắk, cuộc sống vốn chẳng dư dả nên thời gian đầu, mẹ con xin bác sĩ Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho thẩm phân phúc mạc, mỗi tháng chỉ đi tái khám, mua thuốc và dịch 1 lần, sau đó ở nhà tự thay dịch. Người mẹ nghèo muốn tranh thủ thời gian rảnh ít ỏi để đi làm mướn, dẫu chỉ kiếm vài chục ngàn đồng thì cũng đỡ đần chồng tiền ăn cho cả gia đình.
Nhưng chỉ khoảng 1 năm sau, cơ thể H Dung không còn đáp ứng được phương pháp thẩm phân, 2 mẹ con phải khăn gói vào thành phố ở trọ để cho con gái chạy thận đình kỳ tại bệnh viện. Lúc này, tiền viện phí, thuốc thang, ăn ở... chắt bóp lắm cũng lên tới 6-7 triệu đồng mỗi tháng. Một mình người cha ở quê đi làm mướn không lo xuể, phải bán bớt đất để vợ con trang trải.
Tuy nhiên, căn bệnh hiểm nghèo dai dẳng khiến bao nhiêu tiền của trong nhà, rồi cả tiền vay mượn cứ lần lượt hết sạch, nợ nần chất đống. Nhất là trong và sau đợt dịch Covid-19 kéo dài hồi năm ngoái, chị H Ruên chẳng thể kiếm được công việc lặt vặt ở gần bệnh viện nữa, cuộc sống 2 mẹ con lâm vào bế tắc. Có thời điểm, cô bé H Dung đáng thương phải ăn cơm với cà pháo để cầm hơi.
Thương cho hoàn cảnh đáng thương của con, đông đảo bạn đọc VietNamNet đã gom góp tấm lòng, giúp cho con có điều kiện chữa bệnh lâu dài. Mới đây, nhận 83.720.555 đồng từ đại diện Báo VietNamNet, chị H Ruên và cả H Dung chẳng giấu được niềm vui. Người mẹ Ê Đê chân chất cười tươi và gửi lời cảm ơn đến quý bạn đọc hảo tâm, những người đã yêu thương con gái chị và giúp đỡ để gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ngoài số tiền được ủng hộ qua Báo VietNamNet, một số nhà hảo tâm cũng đã giúp đỡ riêng cho 2 mẹ con chị, vì vậy, toàn bộ số tiền gần 84 triệu đồng đã được chị đóng vào tạm ứng viện phí để điều trị dần cho con gái.
Khánh Hòa
Theo Reuters,các nhân viên y tế ở Gambia đã lên tiếng báo động vào tháng 7, sau khi hàng chục trẻ em bắt đầu bị ốm do các vấn đề về thận. Những cái chết đã làm các bác sĩ bối rối trước khi ghi nhận điểm trùng hợp: các bệnh nhân dưới 5 tuổi trở bệnh từ 3 đến 5 ngày sau khi uống một loại siro paracetamol bán tại địa phương.
Giám đốc Dịch vụ y tế của Gambia, Mustapha Bittaye, cho biết, những vấn đề tương tự đã được phát hiện trong các loại siro khác nhưng đang chờ xác nhận kết quả.
Ông Bittaye thông tin, số người chết giảm dần trong những tuần gần đây và sản phẩm của Maiden Pharmaceuticals đã bị cấm. Tuy nhiên, một số loại siro vẫn đang được bán trong các phòng khám tư nhân và bệnh viện.
Cơ quan Quản lý dược phẩm của Gambia đã yêu cầu ngừng bán bất kỳ sản phẩm nào được WHO liệt kê.
Maiden Pharmaceuticals sản xuất thuốc tại các cơ sở ở Ấn Độ, sau đó bán trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.