Nữ diễn viên Yaya Urassaya cũng viết: "Thực ra em đã hét lên là AAHHHEEE và YES, em đồng ý nghìn lần baby". Hai nghệ sĩ có buổi cầu hôn lãng mạn dưới sự chứng kiến của các đồng nghiệp như nữ diễn viên Kimberly Ann, Margie Rasri Balenciaga , Mark Prin Suparat...
![]() ![]() ![]() ![]() |
Nadech và Yaya xác định về chung một nhà sau 12 năm yêu nhau. |
Nadech Kugimiya và Yaya Urassaya đã ở bên nhau suốt 12 năm kể từ khi nữ diễn viên mới bước chân vào giới giải trí. Họ đều là nghệ sĩ độc quyền của đài CH3, Thái Lan, hợp tác với nhau trong nhiều tác phẩm sau đó nảy sinh tình cảm.
Dự án đầu tiên cặp sao đóng chung là Trang trại tình yêu(2010). Cả hai tiếp tục bên nhau trong Trò chơi tình yêu(2011), Trái tim người thừa kế(2012), Ánh dương tình yêu(2014), Sự hoán đổi diệu kỳ(2017), Duyên trời định(tên khác Sứ mệnh và con tim), Thước vải se duyên(2022).
Nadech và Yaya là cặp đôi ăn ý trên màn ảnh và vướng nhiều tin đồn phim giả tình thật. Tới năm 2019, hai diễn viên mới công khai tình cảm trước người hâm mộ trong concert cá nhân.
Theo Daradaily, Yaya và Nadech đều là ngôi sao 9X nổi tiếng nhất Thái Lan với mức cát-xê thuộc hàng khủng. Hai diễn viên gặt hái được nhiều giải thưởng diễn xuất quan trọng, sở hữu nhiều tác phẩm không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà cả ở châu Á. Họ là "vua và nữ hoàng quảng cáo", nắm trong tay hàng chục hợp đồng với các thương hiệu lớn. Giá trị thương mại của cả hai tăng cao khi song hành cùng nhau.
Bên cạnh đó, cả Nadech và Yaya đều có cuộc sống đời tư ít scandal, luôn thân thiện với người hâm mộ và truyền thông. Do đó, hai diễn viên có lượng người theo dõi trên trang Instagram thuộc top cao nhất trong showbiz Thái Lan. Fan của Nadech và Yaya luôn mong mỏi thần tượng sớm về chung một nhà.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Ngọc nữ Thái Lan nhận lời cầu hôn từ bạn trai nổi tiếngTràn lan clip riêng tư từ hệ thống camera bị hacker phán tán trên Internet (Ảnh minh họa)
Từng có nhiều năm “chinh chiến” và nằm vùng trong các group 18+, P.N cho biết, tùy theo nhu cầu của từng người, nhóm quản trị những hội nhóm dạng này sẽ cung cấp các tùy chọn khác nhau. Từ những clip 18+ “home made” cho đến màn khoe thân theo giờ của các “idol”, và gần đây là trào lưu mới về các clip từ những tài khoản camera mà hacker đánh cắp được.
Thói quen “dùng tiền mua vui” của nhiều người…
Hầu hết các hội nhóm này sẽ thu phí tùy theo chất lượng nội dung, từ 100.000 đến 250.000 đồng mỗi lượt gia nhập, P.N tiết lộ. Không chỉ cung cấp nội dung đồi trụy, một số nhóm còn chia sẻ những tài khoản truy cập hệ thống camera IP đã bị hack với mức phí trọn đời vào khoảng 3-4 triệu đồng.
“Mặc dù cũng có một số nhóm miễn phí nhưng hầu hết là scam (lừa đảo – PV), không cẩn thận là tiền mất tật mang như chơi”, P.N cho biết thêm. Ngoài ra, những cộng đồng này hoạt động khá khép kín, hiếm khi công khai và phải có người giới thiệu bảo đảm mới có thể tham gia.
Thông qua sự giới thiệu của P.N, người viết liên hệ với H, quản trị của nhiều hội nhóm 18+ có đông thành viên, để yêu cầu cấp quyền truy cập nhóm chia sẻ các clip từ webcam gia đình. Qua đoạn hội thoại chóng vánh, H cung cấp các tùy chọn hội nhóm trên Zalo, Facebook, IG và cả Onlyfans. Trong đó, Onlyfans là một website dạng tính phí theo tháng, người dùng cũng có thể phải trả thêm phí sử dụng cho mỗi bài viết tùy thuộc thiết lập của chủ sở hữu trang.
Chỉ với 250.000 đồng cho một lần gia nhập, H cam kết mỗi nhóm sẽ duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên H từ chối khi được đề nghị cung cấp số tài khoản mà chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ viễn thông.
Chỉ chưa đầy 5 phút sau, người viết đã được phê duyệt gia nhập vào một nhóm có cái tên sặc mùi 18+ - “Động D.Đ”. Từ đây, một thế giới “thượng vàng hạ cám” của đủ các thể loại nội dung người lớn bắt đầu mở ra, có thể bắt gặp không ít các clip được trích xuất từ camera gia đình với đủ kiểu nội dung khác nhau. Từ cảnh thay đồ và thậm chí là cả những cảnh trong phòng ngủ mà nhân vật trong những clip này hồn nhiên không biết rằng bản thân mình đã trở thành nạn nhân của “những kẻ biến thái”.
Trở thành sự ám ảnh
Bất an là tâm lý chung của nhiều người khi phát hiện bản thân và gia đình trở thành nạn nhân của nạn hack tài khoản camera. Chị H.Y, chủ một cửa hàng thời trang nữ ở Hà Đông (Hà Nội), từng có khoảng thời gian trầm cảm sau khi biết hệ thống camera an ninh tại cửa hàng của chị đã bị các đối tượng xấu âm thầm thâm nhập trong một thời gian dài.
Những hình ảnh riêng tư trong cửa hàng, bao gồm cả khu vực thay đồ của khách đều đã bị kẻ xấu theo dõi từ 3 tháng trước và chỉ được phát hiện sau khi lắp đặt lại hệ thống ở địa điểm mới. Cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra sự cố, chị H.Y càng cảm thấy lo lắng hơn khi không biết phải xử lý ra sao, bởi không chỉ khách hàng mà cả uy tín và tình hình kinh doanh của cửa hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tại sự kiện Security World 2021 mới đây, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã cho hay, hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép và để lộ, mất dữ liệu cá nhân trên mạng diễn ra khá phổ biến.
Theo ông Lâm, thời gian vừa qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân với số lượng lớn, tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép đã được phát hiện. Gần đây, A05 đã phối hợp với Công an một số đơn vị, địa phương phá đường dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn.
Trao đổi với ICTnews, ông Vương Trọng Nhân, chuyên gia Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nhận định: Tình trạng mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân tràn lan trên mạng hết sức nguy hiểm. Nó là nguồn cơn của vô số phiền toái mà không ít người đang gặp phải. Nạn nhân của những cuộc mua bán này trong cuộc sống hàng ngày sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng từ nhỏ đến lớn, thậm chí có cả những nguy cơ liên quan đến tống tiền, bắt cóc...
Sự phổ biến của hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân trên mạng, theo đại diện Bộ Công an, đã và đang đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh dữ liệu quốc gia, uy tín của các doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nhóm PV
Đây là mạng xã hội cho cộng đồng doanh nghiệp và hiện được rất nhiều người dùng tại Việt Nam sử dụng.
" alt=""/>Hack camera giám sát, rao bán hình ảnh và video trên các group 18+Công chức, viên chức được biên chế dễ nảy sinh tâm lý “yên vị”, giảm năng suất lao động, khó khuyến khích tối đa sức sáng tạo, mà hiện tượng “công chức cắp ô” hiện nay là điển hình. Việc bỏ biên chế Nhà nước, chuyển sang các chế độ hợp đồng ngắn, trung và dài hạn, sẽ là một động lực mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
Bên cạnh đó, việc làm này giúp gia tăng tính linh hoạt, dân chủ, cạnh tranh và chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc, đồng thời, góp phần hạn chế những tiêu cực trong tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân sự.
![]() |
"Xét một cách thực tế nước ta hiện nay thì đối với giáo viên, việc biên chế hay không chưa tác động nhiều đến chất lượng và ý thức của người đứng trên bục giảng" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, nhất là các nước phát triển, cơ chế này đã được vận hành từ rất sớm và đã chứng minh được tính tích cực, hiệu quả vượt trội. Ngay cả các quan chức cấp cao của họ, hầu hết cũng là một dạng công chức làm việc theo hợp đồng. Hôm nay còn là quan chức Nhà nước, ngày mai hết nhiệm kỳ hoặc vì lý do nào đó thì lại trở về làm dân, là điều rất bình thường.
Ngành giáo dục lĩnh ấn tiên phong?
Câu hỏi đặt ra là “Vì sao chúng ta không tiến hành xem xét đồng bộ việc bỏ biên chế đối với cả công chức lẫn viên chức mà chỉ đặt vấn đề đối với viên chức trong ngành giáo dục?”.
Tình trạng chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay có nhiều vấn đề cần báo động, phải được cải cách để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, nên những thay đổi của nó đều phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.
Chúng ta đã có quá nhiều bài học đắt giá trong cải cách giáo dục mấy năm gần đây, như: Dự án Ngoại ngữ quốc gia với khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng kết quả đạt được rất hạn chế; Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) với tổng kinh phí hơn 1900 tỷ đồng, đến nay gần như thất bại; Đề án về sách giáo khoa từng gây ra nhiều tranh cãi; và nhiều đề án cải cách cứ loay hoay với chuyện thi cử. Hơn nữa, xét một cách thực tế thì đối với giáo viên, việc biên chế hay không chưa tác động nhiều đến chất lượng và ý thức của người đứng trên bục giảng. Đây chưa phải là nguyên do dẫn đến sự tụt hậu của ngành giáo dục hiện nay.
Giáo dục là ngành đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng bao trùm lên toàn xã hội. Những sai lầm đối với ngành giáo dục cũng đồng nghĩa sai lầm đối với toàn xã hội, tác động đến thế hệ tương lai. Bỏ biên chế trong ngành giáo dục, vì thế, cần có một lộ trình dài hơi. Nếu tiến hành vội vàng sẽ rất dễ bị chi phối bởi “ý chí cải cách” và “tư duy nhiệm kỳ”.
Việc bỏ biên chế Nhà nước tốt nhất cần nghiên cứu tiến hành đồng bộ, triệt để đối với tất cả các ngành có ngạch công chức lẫn viên chức, để tránh sự vênh nhau trong cơ chế vận hành và quản lý về sau. Đồng thời, cũng là đảm bảo công bằng xã hội. Còn nếu chưa thể tiến hành đồng bộ ngay thì ngành giáo dục cũng không nên được lựa chọn làm tiên phong, mà phải là một ngành khác ít “nhạy cảm” đối với xã hội hơn.
Nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm triển khai, trước mắt chỉ nên tiến hành thử nghiệm trong quy mô hẹp, nếu không sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.
Những thách thức và hệ lụy khi triển khai
Luật Công chức, Viên chức được Quốc hội ban hành, do đó, việc này Bộ GD-ĐT không thể tự quyết mà phải đưa ra diễn đàn Quốc hội để thảo luận và xem xét trên nhiều mặt, kể cả việc điều chỉnh Hiến pháp và pháp luật cho tương thích.
![]() |
Bỏ biên chế trong ngành giáo dục cần có một lộ trình dài hơi. Nếu tiến hành vội vàng sẽ rất dễ bị chi phối bởi “ý chí cải cách” và “tư duy nhiệm kỳ”. (Ảnh: Thanh Hùng) |
Một khi đã bỏ biên chế, tức là chính thức đưa ngành giáo dục vào vận hành theo cơ chế thị trường, “sân chơi” giữa các trường công và các trường tư gần như được san phẳng. Những thách thức sẽ không chỉ đến với phía giáo viên, mà ngay cả với phía nhà tuyển dụng và sử dụng nhân lực. Ngành giáo dục của chúng ta liệu đã sẵn sàng trước những thách thức đó?
Nhiều giáo viên giảng dạy ở các vùng khó khăn, ngay cả ở thành thị, lâu nay cố gắng theo nghề là vì “cái biên chế” ấy. Nay không còn nữa liệu họ có bỏ việc?
Ngành giáo dục khi không còn sức hấp dẫn về “tính ổn định” nữa thì lấy ưu thế gì để thu hút những người có thực tài?
Chắc chắn chỉ lòng yêu nghề không thôi là chưa đủ. Liệu chính phủ có thể cải cách tiền lương để đạt đến mức hấp dẫn và cạnh tranh cho nghề giáo như ở nhiều nước khác?
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, “Việc sắp xếp này không phải giảm biên chế hay tiết kiệm tiền mà mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục, trên cơ sở cơ cấu lại, tổ chức lại những gì bất hợp lý; tháo gỡ những tắc nghẽn, thậm chí có nhiều việc không cần đến tiền”.
Nhưng sẽ có rất nhiều vấn đề cần đặt ra về chế độ, cơ chế, chính sách và khía cạnh pháp luật khi triển khai chủ trương này. Bởi vì, các giáo viên được vào biên chế Nhà nước đã phải trải qua cả một quá trình công tác, phấn đấu, vượt qua các kỳ thi cử, sát hạch, xét chọn,…, chứ không phải ngẫu nhiên. Cho nên, không thể nói bỏ là bỏ ngay, cào bằng họ với những người mới vào nghề được.
Hơn nữa, cùng thi vào biên chế như nhau nhưng những người lên làm lãnh đạo thì vẫn nằm trong biên chế (công chức), trong khi các giáo viên (viên chức) bị chuyển trở lại làm hợp đồng, liệu có công bằng? Rồi, “ai” sẽ trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các giáo viên? Với cách cơ cấu và thiết chế của tổ chức công đoàn như ở ta hiện nay, tổ chức này khó mà đảm nhiệm được trọng trách ấy.
Thiết nghĩ, việc trước mắt có thể làm ngay là ngừng biên chế thêm, chấm dứt tất cả các đợt thi cử, xét tuyển giáo viên vào biên chế. Nếu tiến hành thử nghiệm thì nên xây dựng cơ chế để khuyến khích giáo viên “tự nguyện” chuyển từ biên chế sang diện hợp đồng, nhằm phòng tránh những rủi ro và xung đột có thể nảy sinh.
Nguyễn Thức Tuấn(Nghiên cứu sinh tại Ba Lan)
" alt=""/>Bỏ biên chế: Vì sao chỉ triển khai trong ngành giáo dục?