![]() |
Sự lười biếng cản trở con người tiến bộ (Ảnh minh họa) |
Trên trang Facebook NEU Confession của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân mới đăng tải "tâm thư" của một quản lý nhân sự trẻ về những bức xúc khi làm việc cùng với những bạn trẻ mới rời ghế nhà trường. Xin đăng nguyên văn như sau:
#8721: Thất vọng với các bạn mới ra trường. Chào các bạn, tôi là K47 của trường, tôi cũng học tập và ra trường như các bạn thôi, cố gắng một thời gian thì tôi đã được lên cấp quản lý. Tôi đã ở 4 vị trí quản lý vì mình từng làm cho 2 công ty, 2 công ty này đều có các dự án nhỏ và tôi đều tham gia với các vị trí như trưởng nhóm, quản lý khu vực và hiện nay đang là quản lý vùng. Tôi nói thật là cực kỳ thất vọng với các bạn sinh năm 93 94, trước đó là 92 là những bạn mới ra trường. Tôi thất vọng vì có những thứ nó thuộc về ý thức và sự chăm chỉ - là những yếu tố của chính bản thân các bạn chưa kể đến kinh nghiệm. Vậy mà không làm được? Tôi không hiểu có mỗi quy định đi làm đúng giờ mà các bạn không thực hiện được là sao? Tắc đường, hỏng xe, phải đi đây đi đó? Là sao? Tắc đường thì đi sớm, xe thì làm gì mà hỏng suốt, lần nào cũng có lý do, từ các bạn học Kinh tế cho tới Thương mại cho tới Ngoại thương... ngay cả việc họp cũng đi muộn. Tôi không hiểu tôi đã nói "các em không biết cứ hỏi, đây là dự án mới nên còn rất nhiều thứ mới" vậy mà có khó khăn không hỏi chậm deadline, rồi không hề chủ động, đến lúc ảnh hưởng đến các bộ phận khác mắng cho thì dỗi xong nghỉ? Tôi không hiểu, có những thứ thuộc về chăm chỉ như tôi giao cho các bạn công việc chăm sóc khách hàng cũ, có quy trình, có cả văn bản về việc giải quyết xử lý tình huống vậy mà có những vấn đề bé như mắt muỗi vẫn để khách hàng phản ánh. Rồi khi phỏng vấn tôi nói rằng công ty sẽ có 1 phần mềm quản lý nhân viên online trên bản đồ là sợ? Bạn sợ gì? Cây ngay không sợ chết đứng sao phải sợ. Có những thứ mới nhắc nhở hôm trước, hôm sau sai được. Tôi đã có rất nhiều bạn trẻ làm ở dưới, những bạn có tôn ti trật tự, có kỷ luật chăm chỉ tôi luôn có những hình thức thưởng các bạn ấy. Có những bạn kêu nhà khó khăn tôi liền đẩy doanh số cho. Có rất nhiều bạn ở lại và có một số bạn tôi còn phải nói rằng "Anh không còn gì để dạy và chỉ các em nữa" khi các bạn ấy muốn nhảy việc vì các bạn ấy giỏi. Tôi biết, giỏi dựa vào doanh số của bạn ấy, giỏi dựa vào mức độ hoàn thành công việc và xử lý sắp xếp công việc. Nhưng tất nhiên, thưởng phải có phạt. Đến lúc đưa ra quy định phạt thì lại kêu lên kêu xuống, lúc vào thì vâng vâng dạ dạ lúc chuẩn bị và nghỉ việc thì lại nói xấu sếp, nói xấu cả đồng nghiệp? Có bao giờ bảo đi làm lại bắt gặp đi với người yêu ngoài đường, lên công ty check-in xong lại đi thị trường hóa ra là ngồi chơi điện tử. Tôi không hiểu các bạn muốn gì, những bạn trẻ, các bạn mới ra trường, ngay cả bản thân mình còn chưa có ý thức, chưa chủ động vậy còn đòi lương cao, đòi quyền lợi, đổ tội cho người khác, không hề chủ động... Có vẻ như chúng ta bị mắc bệnh không biết mình là ai, ở đâu thì phải. Các bạn định đến bao giờ mới làm việc 1 cách tử tế đây? |
![]() |
Tâm thư của quản lý trẻ tuổi về sự ảo tưởng và lười biếng của người trẻ. |
Bài viết có rất nhiều dẫn chứng thực tế nhằm chứng minh sự lười nhác và "ảo tưởng sức mạnh" của những người trẻ hiện nay khiến cho các thành viên của diễn đàn Facebook NEU Confession không thể làm ngơ. "Tâm thư" đã tạo nên một chủ đề sôi nổi trên diễn đàn này, chia làm ba luồng ý kiến chủ đạo, đó là: ủng hộ quan điểm của người viết, bênh vực nhân sự trẻ và những ý kiến khác.
Thành viên Nguyễn Tiến Thành nói: "Công nhận 1 điều từ lúc đi làm thấy nhiều người ý thức kém mà không chịu tiếp thu. Mình ngày trước cũng bướng lắm, nghĩ mình giỏi nhưng tổng kết lại mình chẳng bằng ai, họ giỏi hơn mình họ có kinh nghiệm hơn mình kiếm nhiều hơn mình thì trong lĩnh vực ấy, cứ nghe thôi, cái nào tốt thì sàng lọc tiếp thu chứ cứ gân cổ lên cãi thì cũng chẳng làm bản thân mình giỏi hơn được...".
Thành viên Long Võ Văn chia sẻ: "Tôi cũng thất vọng với các em NEU. Tôi làm quản lý tất cả các nhà hàng, khách sạn, bến xe, có cả các quán trà đá nữa. Ngày kiếm hàng chục triệu là bình thường, còn các cô các cậu ngại cái gì? Tiền nào chả là tiền, tiền sạch là được".
Thành viên Beo Ngoan nhận xét: "Những điều anh này nhắc nhở đều đúng cả, chả hiểu sao nhiều bạn lại chửi anh ấy. Thực ra ai làm việc nghiêm túc đều như anh ấy cả, thấy người thiếu trách nhiệm khó chịu cực kỳ. Anh này chắc làm quản lý sales, nhân viên kém ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lương thưởng của cả công ty, áp lực lắm".
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Sinh viên mới ra trường lười và ảo tưởngTháng 7 vừa qua, thế giới chứng kiến vụ rò rỉ mật khẩu lớn nhất từng bị phát tán trực tuyến. Đó là vụ rò rỉ mật khẩu RockYou2024, chứa 10 tỷ mật khẩu dưới dạng văn bản và 8,2 tỷ mật khẩu chứa ký tự đặc biệt.
Phân tích dữ liệu thu được từ sự cố này, ông Alexey Antonov - Trưởng nhóm Khoa học Dữ liệu tại Kaspersky, cho biết 32% mật khẩu người dùng hiện không đủ mạnh. Dù đã được mã hóa ở dạng “hàm băm”, nhưng những mật khẩu này vẫn có thể khôi phục về dạng văn bản thuần túy. Bằng thuật toán đơn giản, công đoạn khôi phục chỉ mất khoảng 60 phút.
“Để kiểm tra mức độ bảo mật của mật khẩu, chúng tôi đào tạo mô hình ngôn ngữ (language model) dùng các mật khẩu đã lộ làm dữ liệu đầu vào. Kết quả là, có đến 78% mật khẩu có khả năng bị bẻ khóa theo cách kể trên. Chỉ có 7% mật khẩu đủ mạnh để phòng chống các cuộc tấn công lâu dài”, chuyên gia Alexey Antonov nhận định.
Không chỉ sử dụng để dò tìm mật khẩu, trí tuệ nhân tạo đang được các hacker vận dụng vào nhiều kịch bản tấn công. Trên thực tế, ChatGPT có thể bị kẻ xấu lợi dụng để viết các phần mềm độc hại.
Thông qua AI, kẻ xấu khai thác các nội dung lừa đảo, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video để triển khai tấn công phi kỹ thuật. Những mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT-4o đang bị tận dụng để tạo ra kịch bản và tin nhắn lừa đảo vô cùng tinh vi.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ, AI có thể viết ra một email chân thật, chỉ cần dựa vào thông tin trên mạng xã hội. Thậm chí, AI có thể bắt chước văn phong của nạn nhân. Điều này càng khiến hành vi lừa đảo khó bị phát hiện hơn.
Một trong những nguy cơ từ AI là việc kẻ xấu lợi dụng công nghệ Deepfake để mạo danh người khác, từ đó thực hiện các hành vi lừa đảo nhằm trục lợi tài chính thông qua việc gọi điện cho bạn bè, người thân.
Theo chuyên gia Alexey Antonov, ngoài việc lợi dụng công nghệ AI vào những hoạt động phi pháp, kẻ xấu còn có thể tấn công vào cả những thuật toán AI. Điều này được thực hiện thông qua những cuộc tấn công “tiêm lệnh” (Prompt Injection attacks), nhập những câu lệnh độc hại, đi ngược những quy tắc hạn chế vào các mô hình ngôn ngữ lớn. Những “câu lệnh bẩn” sẽ tác động, làm sai lệch nội dung kết quả trả về của trợ lý ảo.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn có thể được sử dụng trong các cuộc tấn công đối kháng (Adversarial attacks). Đó là khi kẻ xấu thêm những trường thông tin ẩn vào hình ảnh, hoặc âm thanh, để gây ảnh hưởng đến khả năng phân loại hình ảnh của hệ thống học máy.
Trong bối cảnh AI dần được tích hợp vào mọi khía cạnh trong đời sống con người, từ Apple Intelligence, Google Gemini cho đến Microsoft Copilot, các chuyên gia cho rằng, việc giải quyết những lỗ hổng AI nên được xem là ưu tiên hàng đầu.