Ant Group niêm yết cùng lúc trên hai sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải. Theo Bloomberg, vụ IPO của Ant Group sẽ sớm nâng tài sản của Jack Ma lên 71,1 tỷ USD, biến ông thành người giàu thứ 11 trên hành tinh.
Thông qua gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và nay là Ant Group, ông Ma đã thay đổi ngành công nghiệp Internet Trung Quốc và hàng trăm triệu người dùng trong nước. Theo tác giả cuốn “Alibaba: Ngôi nhà Jack Ma xây dựng” Duncan Clark, đi bất kỳ nơi nào của Trung Quốc cũng nhìn thấy dấu ấn của Alibaba và Ant.
Jack Ma và sự trỗi dậy của Trung Quốc
Jack Ma không chỉ tạo ra một nền tảng mua sắm trực tuyến hay một ứng dụng. Theo Clark, lượng người dùng các sản phẩm của Alibaba và Ant đã tăng nhanh chóng trong 10 năm qua.
Alipay - ứng dụng thanh toán hình thành nên Ant Group – mở đầu là một dự án bên lề của ông Ma nhằm lấp lỗ hổng trên thị trường mua sắm trực tuyến của Trung Quốc. Trước khi Alipay ra đời, các ngân hàng quốc doanh kém hiệu quả cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng nghèo nàn là lựa chọn duy nhất của hầu hết doanh nghiệp và người dùng. Theo Zennon Kapron, nhà sáng lập hãng tư vấn công nghệ Kapronasia, thời điểm ấy, một ông chủ cửa hàng tiện lợi sẽ không buồn đến ngân hàng vay tiền, dù chỉ vài trăm USD, vì vô cùng rắc rối.
Ant đã thay đổi điều đó. Tầm nhìn của ông Ma ngay từ đầu là giúp mọi người làm những việc cần thiết một cách dễ hơn, hiệu quả hơn và cung cấp cho họ công cụ để đạt được mục đích. Thông qua Ant, mọi người có thể đăng ký các khoản vay nhỏ và nhận được quyết định cho vay một cách nhanh chóng. Họ có thể trả tiền chỉ bằng một vài thao tác và đầu tư vào các quỹ chỉ với 1 NDT (hơn 3.000 VNĐ).
Ant giúp Jack Ma giàu hơn
Tài năng của Jack Ma vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc. Chuyên gia Internet Edith Yeung chỉ ra hàng loạt trở ngại có thể ngáng đường Jack Ma: ông thấp bé, lớn lên trong cuộc Cải cách văn hóa Trung Quốc đầy biến động, không có quan hệ, không được học ở trường danh tiếng và thành lập Alibaba 2 năm trước bong bóng dotcom bùng nổ.
Ông Ma đại diện cho “giấc mơ Trung Hoa cuối cùng”. Với một người có xuất phát điểm như ông, đạt tới thành công như vậy là điều vô cùng tuyệt diệu và đáng kinh ngạc. Mọi người nhìn vào ông vì ông cũng giống như bất kỳ ai và đã gặt hái thành công tột định, mang phong cách Silicon Valley.
Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Vụ IPO của Ant còn giúp ông giàu hơn. Ông nắm 8,8% cổ phần trong Ant, tương đương hơn 27 tỷ USD. Bloomberg dự đoán tài sản của ông Ma sẽ sớm vượt Larry Ellison của Oracle.
Màn “chào sân” của Ant cũng đánh dấu lần thứ hai Jack Ma làm rung chuyển thế giới. Ông từng có mặt trên sàn chứng khoán New York khi Alibaba huy động thành công 25 tỷ USD năm 2014, là vụ IPO lớn nhất lịch sử khi đó và chỉ mới bị vượt qua năm 2019. Ant thông báo hôm 26/10 đã huy động được hơn 34 tỷ USD khi niêm yết kép trên hai sàn Hong Kong và Thượng Hải.
Phát biểu tại hội thảo kinh doanh tuần trước, ông Ma thừa nhận “không dám nghĩ tới” việc IPO của Ant từ 5 hay 3 năm trước. Ông gọi đây là “phép màu” rằng vụ IPO lớn như vậy có thể diễn ra ngay tại Hong Kong và Thượng Hải thay vì New York.
‘Henry Ford của Trung Quốc’
Nhận xét về tầm ảnh hưởng của Jack Ma, Kapron cho rằng ông có thể đứng ngang hàng với Steve Jobs, Bill Gates và Jeff Bezos. Tác giả Clark còn so sánh ông với Henry Ford, doanh nhân người Mỹ nổi tiếng đã thay đổi ngành công nghiệp ô tô. Tương tự Henry Ford, Jack Ma đã thay đổi toàn bộ ngành logistics và bán lẻ với sự ra đời của Alibaba và nay là tài chính với Ant. Cả ba lĩnh vực đều quan trọng, được liên kết với nhau bằng các cách làm mới.
Jack Ma từ chức Chủ tịch Alibaba năm 2019 để tập trung vào từ thiện tại Trung Quốc và châu Phi. Ông cam kết quyên góp 611 triệu cổ phiếu Ant cho các tổ chức thiện nguyện.
Du Lam(Theo CNN)
Tập đoàn công nghệ tài chính khổng lồ Ant Group của Trung Quốc do tỷ phú Jack Ma đồng sáng lập đang chuẩn bị IPO lớn nhất lịch sử. Vậy Ant là gì và dựa vào đâu công ty của Jack Ma mạnh như vậy?
" alt=""/>Jack Ma lại làm nên lịch sử với màn IPO của Ant GroupViệc các bộ, địa phương sớm hoàn thành LGSP, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là rất cấp thiết và không thể trì hoãn. Bởi lẽ, nó phù hợp với nhu cầu thiết yếu của thực tế, xu hướng phát triển trong và ngoài nước, chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế không phải các bộ, địa phương đều có điều kiện để kịp đầu tư/thuê dịch vụ đưa nền tảng quan trọng này vào sử dụng trong giai đoạn 2019 – 2020. Tính đến cuối năm 2019 mới có 21 địa phương và 4 bộ, cơ quan ngang bộ có LGSP, đạt 27%. Vì vậy, với vai trò quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT đã triển khai nền tảng “LGSP as a Service” để một số bộ, ngành, địa phương sử dụng khi chưa có điều kiện xây dựng LGSP của mình.
Ngày 30/10 vừa qua đánh dấu một bước tiến đáng ghi nhận khi Bộ Nội vụ có LGSP và qua đó 100% các bộ, ngành đã có LGSP. Kết quả này, theo nhận định của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tuy chỉ là sự khởi đầu nhưng giá trị mang lại rất đáng kể.
Bởi lẽ, việc 100% các bộ có LGSP và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần cơ bản cho việc phá bỏ các “ốc đảo” dữ liệu của các bộ, ngành; tạo lập nền tảng sẵn sàng cho việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Thông qua đó, giúp cho Nghị định số 47/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước sớm đi vào thực tiễn.
Đặc biệt, việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện cách nghĩ, cách làm mới, đó là đối với những hệ thống mới, các bộ, địa phương chưa hiểu thì cần một hình mẫu. Việc được “dùng thử” LGSP do Bộ TT&TT cung cấp sẽ giúp cho các bộ, địa phương có hiểu biết rõ hơn về vai trò, lợi ích, chức năng, tính năng của LGSP. Từ đó, các bộ, địa phương sẽ đặt ra bài toán chính xác hơn khi đầu tư/thuê dịch vụ cho LGSP của mình.
Việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện tư duy, cách tiếp cận từ cung cấp cái đang có, chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo… sang tư duy phục vụ, chủ động, đột phá, đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương, chủ động tháo gỡ vướng mắc. Và điều này đã và sẽ làm nguồn cảm hứng cho nhiều việc khác tương tự trong thời gian tới.
Song đại diện Cục Tin học hóa cũng nêu rõ, LGSP do Bộ TT&TT cung cấp không thay thế cho LGSP của các bộ, địa phương mà chỉ là giải pháp hỗ trợ, phục vụ kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương hiện đã sẵn sàng thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Ngoài Bộ Nội vụ, Bộ TT&TT còn triển khai LGSP as a Service cho 6 bộ khác và 12 địa phương. Về lâu dài, để bảo đảm sự bền vững, các bộ, địa phương cần chủ động phát triển LGSP của mình để việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền điện tử được hiệu quả, thống nhất dựa trên các nền tảng dùng chung, tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của mình và là đầu mối để kết nối đến những hệ thống thông tin bên ngoài.
Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu
Thời gian qua, việc triển khai các nền tảng tích hợp, dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã có những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể đến nay, có 61 tỉnh, 21 bộ đã kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2020.
Theo thống kê, từ ngày 1/1/2020 đến 29/10/2020, tổng số giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt khoảng 4,2 triệu giao dịch (năm 2019 chỉ là 2,3 triệu), mỗi ngày khoảng 14.000 giao dịch.
Đặc biệt, hiệu quả thu được là rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức. Chẳng hạn, sau 1 năm thực hiện liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã xử lý 1.200.417 hồ sơ liên thông. Việc này giúp cho người dân, công chức, hộ tịch, tư pháp, bảo hiểm xã hội không phải thực hiện 2 thủ tục là khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhập dữ liệu trên 2 phần mềm khác nhau.
Tính theo số lượng giao dịch đã thực hiện, các bộ, ngành, địa phương triển khai tích hợp, chia sẻ dữ liệu hiệu quả nhất thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các bộ: Tư pháp, Giao thông Vận tải, TT&TT, VHTT&DL; các địa phương: Long An, TP.HCM, Nam Định, Hà Tĩnh, Bắc Ninh.
Cục Tin học hóa cho biết, để phát huy hiệu quả của các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong toàn quốc, Bộ TT&TT sẽ đồng hành, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Việc này, theo đại diện Cục Tin học hóa, sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2020. “Quan trọng hơn, sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành theo hướng dựa trên dữ liệu; phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của nhà nước, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trong toàn quốc. Ngoài ra, đây còn là tiền đề thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam giai đoạn tới”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Theo Cục Tin học hóa, kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử của các nước trên thế giới cho thấy vấn đề kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc này giúp các cơ quan Chính phủ trao đổi và sử dụng thông tin một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành trong nội bộ của Chính phủ, giúp hỗ trợ những quyết định dựa trên việc sử dụng thông tin, dữ liệu đầy đủ và nhất quán." alt=""/>100% bộ, ngành đã có nền tảng LGSP, sẵn sàng chia sẻ dữ liệu thông suốtTọa lạc tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP HCM, khu đô thị Celadon City trải dài trên quỹ đất rộng hơn đến 82ha. Điểm nổi bật của dự án này là mảng xanh hiện diện khắp mọi nơi, các khu nhà đều thiết kế với tầm nhìn thoáng mát hướng về thiên nhiên để tối ưu hóa đón gió trời và ánh nắng.
Ông Wyeren Yap - Tổng Giám đốc, đại diện Gamuda Land HCMC, chủ đầu tư khu đô thị Celadon City cho rằng cuộc sống càng hiện đại, yếu tố môi trường xanh sạch càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chọn nơi an cư của người dân thành thị.
Hiện nay nhịp sống đô thị tăng cao khiến người dân chịu nhiều áp lực, không chỉ trong công việc mà cả về hạ tầng giao thông, tiện ích xã hội. Trở về với thiên nhiên là một giải pháp hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng, giúp tái tạo năng lượng để làm việc hiệu quả.
"Nhiều nghiên cứu cho thấy việc phát triển mảng xanh cải thiện chất lượng không khí, giúp cư dân thêm sức khỏe và sự thoải mái. Ánh sáng tự nhiên và tầm nhìn rộng thoáng ra bên ngoài thiên nhiên cũng tạo ảnh hưởng tích cực đến thể chất và tinh thần của người cư trú, đem đến nhiều lợi ích về lâu dài", ông Wyeren Yap nói.
Do đó ngay từ đầu Gamuda Land (HCMC) chú trọng xây dựng Celadon City thành một khu đô thị đầy đủ tiện ích cao cấp và khép kín nhưng vẫn chan hòa với thiên nhiên. Các căn hộ không đơn thuần là nơi ở mà còn đặt trong một quần thể không gian tiện ích đa dạng, khiến cư dân trải nghiệm cuộc sống nghỉ dưỡng thoải mái tại gia mà không phải đi đâu xa.
Điều này cũng phù hợp với tâm lý khách hàng hiện đại, nhất là các gia đình trẻ, những người quan tâm nhiều đến mô hình nhà ở kết hợp nghỉ dưỡng. Đây là nơi họ có thể tận hưởng cuộc sống, hòa mình với thiên nhiên, tránh xa khói bụi thành phố và dành thời gian chăm sóc gia đình, con cái thông qua các tiện ích thiết kế sẵn.
Để kiến tạo Celadon City thành khu đô thị xanh thật sự, Gamuda Land (HCMC) đã dành hơn 16ha ở ngay trung tâm dự án phát triển công viên cây xanh, hồ cảnh quan nhằm điều hòa không khí toàn khu. Trong từng khu nhà, chủ đầu tư cũng bố trí thêm các loại cây xanh cao và thấp tầng, vườn hoa, tiểu cảnh, đường đi dạo để cư dân thưởng lãm và dạo mát.
Các công trình xây dựng đều đạt chuẩn xây dựng quốc tế CONQUAS - hệ thống tiêu chuẩn được phát triển bởi Cục Xây dựng và Công trình Singapore (BCA). Từng căn hộ thiết kế theo hướng không gian mở để đón ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành, có tầm nhìn thoáng đãng ra khu công viên hay cây xanh chung quanh.
"Người già có thể tản bộ trên những con đường dưới bóng cây xanh đón ánh bình minh hay dạo mát buổi chiều tà. Các bậc phụ huynh không phải lo lắng theo kèm khi con mình thoải mái chơi đùa trên bãi cỏ, tìm hiểu về các thảm thực vật. Hay cả nhà cùng thả mình trong bể bơi thư giãn hay cũng như tham gia vào những trận đấu thể thao, tập luyện thể dục ở khu vực riêng", ông Wyeren Yap chia sẻ.
Nhằm mang đến cho cư dân "tiện nghi ngay ngưỡng cửa", ngay trong nội khu Celadon City có hàng loạt tiện ích như siêu thị, nhà hàng, quán cà phê, trung tâm văn hóa, khu giải trí, thư viện, nhà trẻ, phòng gym và spa, khu phức hợp thể thao và nghỉ dưỡng sân thể thao, công viên cây xanh, hồ bơi... Ngoài ra còn có hệ thống trường Quốc tế Á Châu tại khuôn viên dự án, thuận tiện cho việc đi học và di chuyển cho các cư dân nhí.
Khu đô thị Celadon City cách sân bay Tân Sơn Nhất 7km8km, kết nối nhanh chóng với Đại lộ Đông Tây, quốc lộ 1A và tuyến tàu điện ngầm Metro số 2, đường đi Long An, Bình Dương và các tỉnh phía Tây... Từ dự án, cư dân dễ dàng di chuyển vào trung tâm thành phố cũng như khu vực xung quanh, thuận tiện cho việc đi lại, làm việc và học hành cho con cái.
Gamuda Land là nhà đầu tư và phát triển khu đô thị đến từ Malaysia. Năm 2007, Gamuda Land chính thức đặt chân lên thị trường Việt Nam với 2 dự án Gamuda City tại Hà Nội, sau đó là Celadon City tại TP.HCM. Celadon City - Đô Thị xanh dẫn đầu xu thế - với diện tích hơn 82ha tại phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP.HCM, khu đô thị được thiết kế đồng bộ với các tiện ích như AEON Mall, làng văn hóa, trường quốc tế Á Châu, khu phức hợp thể thao và nghỉ dưỡng. Gamuda City - khu đô thị đẳng cấp quốc tế 500ha tại Km1.5 Pháp Vân, Công viên Yên Sở, Quận Hoàng Mai - Hà Nội |
Doãn Phong
" alt=""/>Sống cùng thiên nhiên tại khu đô thị Celadon City