Phần thưởng nhận được là một tờ giấy
Cũng rơi vào tình huống tương tự, một phụ huynh có con học lớp 5 kể, con chị cũng lên quận nhận phần thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm 2018-2019. Tuy nhiên, phần thưởng nhận về lại chỉ là một tờ giấy màu.
“Ngay sau đó tôi đã gọi điện thoại cho cô giáo chủ nhiệm của con. Cô nói có thể do nhiều học sinh quá, trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên Phòng GD-ĐT bắt buộc phải làm thế. Phần thưởng thật sẽ được chuyển về trường, còn phần thưởng nhận trên quận chỉ mang tính… hình thức”.
Vị phụ huynh cho biết, bản thân chị cũng thấy điều này rất “kỳ lạ”.
“Hôm về con nói cảm thấy buồn và hụt hẫng. Nhưng mình cũng chỉ biết động viên con”, chị chia sẻ.
Còn phụ huynh có con học ở trường THCS đã hỏi cô giáo chủ nhiệm của con; khi cô hỏi một đại diện của ban tổ chức buổi trao tặng thì được trả lời rằng đó là phần thưởng tượng trưng, tiền thưởng các trường sẽ tới phòng tài chính để nhận và trao. Phòng GD-ĐT có nói sẽ chuyển 300.000 đồng cho cháu.
Các phụ huynh cho biết, điều họ quan tâm không phải là giá trị vật chất của phần thưởng, mà quan trọng là tinh thần của trẻ em. Đáng suy nghĩ hơn cả là khi phản ánh điều này với cán bộ có trách nhiệm, thì phản hồi mà họ nhận được là thái độ khó chịu không đáng có của người làm giáo dục.
Phụ huynh trong câu chuyện trên nói rằng, khi chị phản ánh thông tin tới báo chí thì nhận được cuộc gọi xưng là đại dện của Phòng GD-ĐT "mong chị thông cảm". Lý do kinh phí khen thưởng có hạn nên phòng chỉ ưu tiên quà cho những cháu đi thi cấp thành phố đoạt giải, còn các cháu học sinh đạt danh hiệu cấp trường thì chỉ có giấy khen.
"Thử đặt mình vào vai của các cháu để hiểu trẻ con thất vọng như thế nào sau khi háo hức? Các cháu sẽ nghĩ gì về hành xử của người lớn?" - chị nói.
Thúy Nga
- Ngay sau phản ánh của phụ huynh về việc Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy khen thưởng học sinh là… một tờ giấy, đại diện Phòng đã gửi thư xin lỗi tới các phụ huynh và học sinh.
" alt=""/>Học sinh giỏi hụt hẫng vì phần thưởng… rỗng ruột"Anh là người của công chúng, có học và hiểu biết, sao lại làm vậy trên một di sản nhân loại. Trước khi làm gì, cần cân nhắc để người khác coi trọng"; "Bạn có thể hát hay nhưng kiến thức về văn hóa hạn hẹp quá"... là một số ý kiến bày tỏ sự bức xúc từ cộng đồng mạng.
Sau khi xem những bức ảnh này, nhiều người dân Hội An yêu phố cổ cũng bày tỏ quan điểm phản đối.
Một người dùng mạng yêu cầu nam ca sĩ hãy tôn trọng di sản lịch sử mà người dân luôn bảo vệ và trùng tu hàng ngày. Đáp lại, Đức Tuấn cho biết: "Không phải nhà nào trong phố cổ cũng thuộc di tích. Mái nhà mà tôi đứng chụp không phải là nhà cổ mà được xây dựng nhằm mục đích chụp ảnh. Tôi sẽ nghiên cứu thêm về vấn đề này. Trân trọng".
Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho rằng hành động của ca sĩ Đức Tuấn là khó chấp nhận.
Theo ông Lanh, bức ảnh chụp một người bình thường đứng trên mái nhà đã là không thích hợp đây là di sản văn hóa thế giới, hành vi đó là vi phạm luật di sản.
Phó Chủ tịch UBND TP Hội An chia sẻ thêm, những ngôi nhà trong phố cổ Hội An đều nằm trong quần thể kiến trúc của di sản thế giới nên Đức Tuấn không thể lấp liếm rằng "đây không phải nhà cổ và được xây dựng để chụp ảnh". Ông đồng thời đề nghị nam ca sĩ xem lại hành động, không nên tái diễn dù bất cứ ở đâu, không chỉ riêng Hội An.
Mặc dù là thời gian nghỉ lễ, nhưng không ít phụ huynh có con sắp vào lớp 6 đã bàn tán xôn xao về quy định mới này.
“Con em đã trượt từ vòng công văn rồi” – một phụ huynh dí dỏm.
“Nhà tớ kính nhi viễn chi, tớ nghe còn chả hiểu điểm này nghĩa là sao…”, một phụ huynh xác định rõ không cho con theo đường đua “trường chuyên lớp chọn” ngay từ đầu, thong thả bình luận.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự ngậm ngùi vì con chỉ thiếu một chút so với tiêu chuẩn sơ tuyển. Chẳng hạn, điểm các bài thi lại duy nhất lọt 1 điểm 8, dù trong 5 năm tiểu học, con mình tham gia khá nhiều kỳ thi kiến thức toán, tiếng Anh và có giải thưởng tốt. Hoặc có trường hợp con đủ cả điểm 140, nhưng học bạ của 3 năm từ lớp 3 đến 5 lại có năm chỉ ở mức “hoàn thành vượt trội” chứ chưa đến “xuất sắc”.
Nhiều người bày tỏ sự “tiếc cho các con có tố chất thực sự, có năng khiếu nhưng không may bị 2 điểm 9” và thắc mắc: Khi đã tuyển sinh bằng cả 3 bài kiểm tra năng lực rồi, tại sao không “nới” thêm phần sơ tuyển để cơ hội tham gia của học sinh được nhiều hơn.
Các phụ huynh cũng khuyên bảo nhau “xu thế càng ngày càng có nhiều trường tốt, mang đến nhiều lựa chọn chứ không nhất thiết phải vào bằng được cấp 2 trường Ams”. Khuyên nhau là vậy, nhưng những người có con năm nay đang tìm cơ hội vào lớp 6 vẫn tiếp tục lo lắng, vì "những trường khác đặt ra điều kiện tương tự thì sao?".
Có con đang ở độ tuổi tiểu học, chị Hoàng Vân ở quận Đống Đa xác định “nguyện không nhảy vào cuộc chơi dồn áp lực lên con trẻ, với những đòi hỏi hoàn hảo không tì vết”.
Thậm chí, nhìn vào những tiêu chí tuyển sinh "siêu sao" này, một lần nữa không ít người lắc đầu không đồng tình với chính sách "khuyến ảo", thúc đẩy học sinh lao vào con đường ôn luyện, thi cử sớm từ tấm bé.
“Tại sao lại cứ phải Ams nhỉ? Nếu muốn các con mà giỏi và có nhân cách tốt, có ích cho cuộc sống về sau này thì thiếu gì môi trường để rèn luyện, và quan trọng là lý tưởng trong cuộc sống của phụ huynh chúng ta là như thế nào?” – một phụ huynh nêu vấn đề trên diễn đàn cha mẹ đồng hành cùng các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh.
Song Nguyên
Năm học 2019 - 2020, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ tuyển sinh lớp 6 qua 2 vòng kết hợp xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực.
" alt=""/>Nghỉ lễ, phụ huynh Hà Nội xôn xao với tiêu chuẩn sơ tuyển lớp 6 toàn điểm 10