Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma.
Căn phòng chỉ rộng chừng 20 mét vuông với đủ các loại thiết bị, chai lọ thí nghiệm mà cảm giác của người đi vào là chỉ cần một chút bất cẩn có thể làm đổ vỡ mọi thứ.
![]() |
TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính 2 anh chế tạo. (Ảnh: Lê Văn). |
Thế nhưng đây là nơi làm việc của 8 con người thuộc biên chế của phòng thí nghiệm này, cũng là nơi Tùng và Thế Anh mày mò từ những ngày đầu tiên để chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc, chữa lành vết thương mà không cần sử dụng tới kháng sinh.
Bắt đầu từ năm 2011 với "vốn liếng" chỉ là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, hai vị tiến sĩ mới bước qua tuổi 35 đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP) - một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.
Tới nay, sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của Tùng và Thế Anh đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.
Điều đặc biệt chiếc máy phát tia plasma do Tùng và Thế Anh chế tạo không chỉ là sản phẩm "made in Việt Nam" nhưng mang đẳng cấp thế giới về công nghệ mà còn ở chỗ, việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh "nạn" kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm từ 8-10 lần so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống.
Thành công của chiếc máy phát tia plasma lạnh của Tùng và Thế Anh đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế. Thế nhưng, ít biết rằng, đằng sau chiếc máy PlasmaMed không chỉ là thành quả của 4 năm miệt mài nghiên cứu mà kết quả của một tình bạn đẹp trong khoa học.
Nhiều người đã nhắc tới "cặp đôi plasma" của Việt Vật lí dù nhìn bề ngoài, ít ai có thể nghĩ rằng họ có thể làm việc cùng nhau. Tùng bụi bặm, Thế Anh lại khá chỉn chu. Tùng sôi nổi, nhiệt huyết và mơ mộng, Thế Anh lại trầm tĩnh, sắc sảo và đầy thực tế. Thế nhưng, có vẻ chính sự "trái dấu" này lại giúp 2 người phối hợp với nhau dễ dàng hơn.
Tùng kể rằng, thực tế thì hai người biết nhau từ hồi lớp 5 khi cả hai có mặt trong đội tuyển thi Toán quốc gia của tỉnh Thanh Hóa. Tới năm cấp 3, Tùng và Thế Anh lại là bạn cùng lớp chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Lam Sơn khóa 94-97 rồi cùng vào đội tuyển thi quốc gia môn Hóa của trường.
Tới năm thi đại học, Tùng chọn Khoa Vật lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn Thế Anh chọn Khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ra trường, Tùng về làm việc tại Viện Vật lí còn Thế Anh cũng ký hợp đồng về làm việc tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.
Sau đó, trong khi Thế Anh hoàn thành luận án tiến sĩ tại Viện Hóa thì Tùng may mắn hơn khi có được cơ hội làm tiến sĩ tại nước ngoài.
Tùng cho biết, lúc đó, người thầy hướng dẫn của anh là GS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Vật lí đã đưa cho anh 2 hướng lựa chọn: Tiếp tục đi sâu vào Vật lí lý thuyết hoặc đi theo hướng nghiên cứu plasma để trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng chuyên ngành này tại Việt Nam.
Tùng đã chọn hướng đi thứ 2 dù biết đó là hướng đi nhiều thử thách và khó khăn hơn.
"Lúc đó plasma vẫn là khái niệm rất mới tại Việt Nam, chưa có ai nghiên cứu về nó cả nên đây sẽ là lựa chọn rất khó khăn. Tuy nhiên, mình cũng cảm thấy năng lực của mình có hạn nên mình không muốn đi theo hướng Vật lí lý thuyết nữa" - Tùng chia sẻ.
Trong thời gian Tùng học tiến sĩ, rồi sau tiến sĩ tại Đức, hai người vẫn thường xuyên giữ liên hệ, trao đổi với nhau về công việc. Thế Anh cho biết, lúc đó, ở Việt Nam việc tiếp cận các tài liệu, bài báo khoa học phục vụ công việc khá khó khăn nên mình thường phải nhờ Tùng lấy hộ tài liệu để đọc.
![]() |
TS Thế Anh đã từ bỏ hướng nghiên cứu về Hóa học lý thuyết, chấp nhận đứng sau hỗ trợ cho bạn mình. (Ảnh: Lê Văn) |
Hai người gặp lại nhau vào năm 2011 khi Tùng từ chối nhiều lời mời ở lại Đức và quyết định rời về Việt Nam với mục tiêu đem những kiến thức về plasma mình học được để ứng dụng trong đời sống và xây dựng chuyên ngành nghiên plasma tại Việt Nam. Lúc đó, Thế Anh vẫn đang làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý và Hóa lý thuyết tại Viện Hóa học.
Thế rồi khi nghe Tùng trình bày ý tưởng về chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế, Thế Anh đã bị thuyết phục và quyết định rời khỏi Viện Hóa học chuyển sang Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma làm việc cùng Tùng. Những kiến thức về hóa học và vật liệu của Thế Anh đã góp một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của Tùng trong việc chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh bằng công nghệ hồ quang trượt.
Tôi hỏi Thế Anh rằng, vì sao anh lại bỏ dở hướng nghiên cứu, chấp nhận "đứng sau" người bạn học từ thuở nhỏ của mình như vậy? Thế Anh cười nói với tôi rằng, trong lĩnh vực plasma, Tùng là người đi đầu và anh không thể bằng bạn mình, song anh vẫn tự phát triển hướng nghiên cứu của riêng mình.
Có lẽ vì chấp nhận là người "đứng sau" nên trong suốt cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, Thế Anh là người nói ít nhất. Anh ngồi hơi lùi lại phía sau, lắng nghe và chỉ bổ sung cho người bạn của mình những khi thật sự cần thiết.
Thế nhưng, với Tùng, Thế Anh lại là một người rất quan trọng trong công việc. Nói về người bạn "nếm mật nằm gai" cùng mình trong suốt những năm qua, Tùng ví những ý tưởng của anh giống như một con diều cứ gặp gió là bay, còn Thế Anh chính là chiếc dây diều giữ cho những ý tưởng của anh gần với thực tế hơn.
"Mỗi khi mình đưa ra ý tưởng, Thế Anh luôn là người phân tích để mình thấy được ý tưởng đó có thể và có nên áp dụng vào thực tế hay không. Khả năng đó, mình không thể so với Thế Anh được" - Tùng cười, chia sẻ.
Tới đây, sau khi "chuyển giao" chiếc máy PlasmaMed để đưa vào sử dụng trong đời sống, Tùng sẽ quay lại với công việc nghiên cứu của mình. Anh cho biết, hướng nghiên cứu tiếp theo của anh là ứng dụng công nghệ plasma vào y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu và môi trường.
Trong khi đó, Thế Anh nói rằng, ngoài những hướng nghiên cứu chung, bản thân anh cũng tự định hướng cho mình hướng nghiên nghiên cứu ứng dụng plasma trong hóa học, chuyên ngành mà anh đã tích lũy kiến thức lâu nay.
"Chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt chỉ là khởi đầu cho việc ứng dụng plasma vào đời sống. Sẽ còn rất nhiều ứng dụng nữa của plasma trong tương lai" - Tùng khẳng định.
Tới tận khi cuộc trò chuyện kết thúc, khi đồng nghiệp của tôi xin số điện thoại của 2 người tiến sĩ trẻ, tôi mới phát hiện 2 anh dùng 2 chiếc điện thoại giống hệt nhau. Giải thích cho sự ngạc nhiên của tôi, Tùng nói rằng, điện thoại và máy tính của 2 anh mua cùng lúc và mua giống nhau để người này có quên sạc thì vẫn có thể dùng được của người kia.
Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.
Lê Văn
" alt=""/>Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinhRiêng học sinh lớp 12 thực hiện rửa tay sát khuẩn, chia lớp, đeo khẩu trang trong thời gian ôn tập và thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Các địa điểm thi có trách nhiệm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19.
![]() |
Quảng Ngãi tạm dừng tất cả hoạt dạy và học từ ngày 27/7 |
Chiều nay, Việt Nam công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Bệnh nhân 419 là nam, 17 tuổi, trú tại phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 14/7 bệnh nhân đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng để chăm anh đang điều trị. Đến ngày 17/7, bệnh nhân về Quảng Ngãi bằng xe khách.
Ngày 20/7, bệnh nhân từ Quảng Ngãi đến lại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Tối 20/7, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt, dùng thuốc hạ sốt thì có tác dụng nhưng bị sốt lại khi thuốc hết hiệu lực.
Đến 14 giờ 30 phút ngày 24/7, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Quảng Ngãi khám với triệu chứng sốt và bị ho. Sau đó được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ngãi lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kết quả ngày 26/7 xác định dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân đang chuyển cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, cơ sở điều trị 2, Khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Nguyễn Thanh Vạn
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19 khi Đà Nẵng ghi nhận 2 ca mắc mới đều bị lây nhiễm trong cộng đồng, trưa nay (26/7), Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu cho toàn bộ học sinh, sinh viên nghỉ học.
" alt=""/>Quảng Ngãi tạm dừng tất cả hoạt động dạy và học từ ngày 27/7Trụ cột quan trọng duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Là sự kiện do Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội phối hợp với MISA, CyPeace, Savvycom và Hanel tổ chức, dưới sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin, tọa đàm "An toàn thông tin - Yếu tố sống còn của Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”, hướng tới cung cấp các thông tin hữu ích, thiết thực cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ thông tin, dữ liệu, tài sản số của các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế số.
Trao đổi với các đại diện doanh nghiệp tham dự sự kiện, Phó Giám đốc VNCERT/CC Lê Công Phú cho biết, đặt trong bối cảnh gia tăng các chiến dịch tấn công mạng gắn với những cuộc tranh chấp và xung đột địa chính trị, quân sự trên thế giới, tình hình mất an toàn thông tin mạng tại Việt Nam thời gian vừa qua cũng diễn biến phức tạp, khó đoán.
Cũng theo ông Lê Công Phú, tấn công mạng ngày càng có xu hướng tập trung vào những hạ tầng thông tin quan trọng. Trong thời gian vừa qua, cả trên thế giới và tại Việt Nam, đã xuất hiện nhiều sự cố nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng, y tế và các tổ chức doanh nghiệp tư nhân.
Các sự cố tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các doanh nghiệp như VNDIRECT, PVOIL... trong các tháng đầu năm nay không những gây ra thiệt hại về tài chính, uy tín của đơn vị đó mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm an toàn thông tin cho các doanh nghiệp, ông Lê Công Phú cũng lưu ý rằng:“Các cuộc tấn công mạng tinh vi hiện nay thường có sự hậu thuẫn của các nhà nước, tổ chức chuyên nghiệp. Vì vậy, an toàn thông tin mạng không chỉ là một vấn đề kỹ thuật mà còn là trụ cột quan trọng duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong kỷ nguyên số, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định và đáng tin cậy”.
Từ quan sát thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số, bà Bùi Hải Yến, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội nhận xét: Chuyển đổi số đang mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương thức sản xuất mới này cũng đang khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn về an toàn, an ninh mạng, bao gồm thách thức về khả năng bảo vệ tài sản số là các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp trên môi trường số hóa.
“Vấn đề an toàn thông tin đang ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, đòi hỏi các doanh nhân, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và năng lực phòng thủ”, bà Bùi Hải Yến nêu quan điểm.
‘Chìa khóa’ giúp doanh nghiệp bảo vệ hệ thống và dữ liệu
Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia an toàn thông tin đã điểm ra các mối nguy an toàn, an ninh mạng phổ biến trên không gian mạng Việt Nam thời gian gần đây, đồng thời khuyến nghị các giải pháp các tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý để an toàn khi tham gia hoạt động trên môi trường số.
Theo chia sẻ của Chủ tịch CyPeace Ngô Minh Hiếu, chi tiêu cho an toàn thông tin và quản trị rủi ro trên toàn cầu năm 2023 đã đạt khoảng 188,1 tỉ USD, tăng trưởng 14,2% so với năm trước đó. Tuy vậy, đi kèm với đó là những rủi ro về bảo mật và mất an toàn thông tin ATTT cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Một con số đáng báo động khác cũng được đại diện CyPeace đề nghị các doanh nghiệp quan tâm khi triển khai các giải pháp bảo vệ hệ thống thông tin của đơn vị mình, đó là tổng số lỗ hổng bảo mật được phát hiện và công bố năm 2023 đã tăng 11,1% so với năm 2022, trong đó các lỗ hổng mức cao và nghiêm trọng chiếm tỉ trọng xấp xỉ 56% xuất hiện trên các sản phẩm, phần mềm phổ biến.
Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Khối Dịch vụ An toàn thông tin Savvycom cho hay, số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế chỉ ra rằng, rủi ro an toàn thông tin với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn.
Theo báo cáo năm 2023 của CNBC và Black Frog, khoảng 1/2 vụ vi phạm dữ liệu nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ; 87% người ra quyết định về CNTT tại doanh nghiệp nhỏ và vừa thông tin rằng, họ đã phải ứng phó với hơn 2 cuộc tấn công mạng.
Thông tin thêm với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Huy cho biết: Khảo sát của CNBC và Black Frog cũng cho thấy, chỉ 8% có ngân sách an ninh mạng chuyên dụng; 25% không đủ nguồn lực quản trị an ninh thông tin do quy mô nhân viên nhỏ và hạn chế; 42% không có kế hoạch ứng phó với các mối đe dọa về an ninh mạng; và có tới 1/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát đang dựa vào các giải pháp miễn phí.
Đại diện Savvycom khuyến nghị các doanh nghiệp nên triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ chính sách, đào tạo, xác thực, đến việc thường xuyên cập nhật các phiên bản phần mềm, kiểm thử xâm nhập, sao lưu dữ liệu và có kế hoạch ứng phó với sự cố tấn công mạng.
“Con người là mắt xích yếu nhất trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Do đó, các tổ chức cần khuyến khích văn hóa cảnh giác và tạo môi trường giúp nhân viên không cảm thấy ngần ngại khi báo cáo các hoạt động đáng ngờ”, ông Nguyễn Quang Huy khuyến nghị.
Đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp trong việc bảo vệ dữ liệu, Giám đốc An ninh thông tin của MISA, ông Nguyễn Quang Hoàng cho biết, tấn công mạng hiện nay đã có sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước, trong đó các lỗ hổng từ yếu tố con người và công nghệ đã trở thành mục tiêu chính của các nhóm tội phạm mạng.
Trong bối cảnh đó, đại diện MISA cho rằng SaaS - Software as a Service, chính là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu của đơn vị mình. “Việc thận trọng trên không gian mạng và sử dụng phần mềm dịch vụ SaaS từ nhà cung cấp uy tín là chìa khóa để doanh nghiệp bảo vệ mình trước sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng”, ông Nguyễn Quang Hoàng khẳng định.