Khi mới ra, những chiếc Dream “Tàu" mới kính coong, đẹp long lanh chỉ có giá khoảng hơn 10 triệu đồng, mức giá không tưởng ở thời điểm đó. Thậm chí có những lúc, một chiếc Loncin “nhái” Dream chỉ có giá 5-6 triệu đồng.
Gần nhà tôi lác đác có những gia đình sắm Dream “Tàu”, rồi Wave “Tàu”, tiếng pô giòn tan rền vang khắp đường làng. Câu chuyện về những chiếc xe máy “tàu” luôn thường trực trên bàn trà mỗi tối của bố và các bác, các chú. Việc nhà nào mua xe gì, ở đâu, bao nhiêu tiền, biển số thế nào,… đều được các cụ cập nhật liên tục.
Thế rồi, một “bước ngoặt” trong gia đình đó là khi bố tôi quyết định bán mấy lứa lợn, mẻ gỗ và dồn hết số tiền tích cóp để mua một chiếc Dream “Tàu” với giá 10 triệu. Ngày đầu tiên bố mang xe về, tôi đã không ngủ được cả đêm chỉ để… ngắm. Đó là tài sản lớn nhất với gia đình tôi lúc đó.
Chiếc xe cũng giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả hơn mỗi khi chở đồ nông sản, hoa quả đi bán. Còn với một chàng trai 16-17 tuổi, việc gia đình có một chiếc xe máy không chỉ là niềm vui mà còn pha chút hãnh diện. Lúc rảnh, tôi dắt xe ra sân lau lau chùi chùi rồi lại dắt vào nhà.
Sau này, khi tốt nghiệp đại học, tôi đã được bố đồng ý cho mang chiếc xe ra Hà Nội để tiện đi lại, xin việc. Sau đó, những kỷ niệm đẹp về công việc, tình yêu của tuổi thanh xuân cũng “nở hoa” với tôi cùng chiếc Dream “Tàu” này.
Công bằng mà nói, thời điểm những năm 2000, nếu không có sự xuất hiện trên thị trường của những chiếc Loncin hay Lifan, có lẽ phải rất nhiều năm sau đó gia đình tôi mới có cơ hội sở hữu xe máy.
Trên thực tế, sự phát triển của xe máy giá siêu rẻ thời điểm đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp người dân tiếp xúc với nền văn hóa cơ giới, thoát khỏi những chiếc xe đạp và bắt đầu mơ đến những chiếc xe đắt tiền hơn.
Tất nhiên, những chiếc xe máy siêu rẻ tuy kiểu đáng đẹp nhưng vận hành ọp ẹp, đi một thời gian là phát sinh muôn vàn vấn đề lỗi. Chất lượng vận hành không thể so với xe Dream Thái, xe Nhật.
![]() |
Honda đã ra dòng xe giá rẻ Wave Alpha vào năm 2002 như một cách “phản pháo” lại các dòng xe Trung Quốc nhái |
Nhưng làn sóng xe máy siêu rẻ từ Trung Quốc đã để lại một dấu ấn cạnh tranh mạnh mẽ làm thay đổi cục diện thị trường xe máy tại Việt Nam.
Xe Trung Quốc giá rẻ chiếm thị phần đã khiến những ông lớn thời điểm đó như Honda hay Suzuki phải thay đổi chiến lược. Honda đã ra Wave Alpha “lốc đen” với giá chỉ 11-12 triệu đồng, sau đó là Dream Việt với giá 15-16 triệu. Còn Suzuki đã giảm dần giá bán của những Viva hay Best để phù hợp hơn với đa số người Việt.
Và trong bối cảnh tất cả các hãng xe máy đều phải thay đổi, giảm giá để cùng tồn tại thì rõ ràng, người tiêu dùng là những người được hưởng lợi nhất. Tôi đang nghĩ, liệu làn sóng ô tô Trung Quốc giá rẻ mà ngập trang trang bị an toàn, liệu có phải là sức ép khiến giá xe tại Việt Nam sẽ hạ giá như vậy không?
Độc giả Nguyễn Hoàng Long
Bạn có trải nghiệm như thế nào về chiếc xe lần đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng bài viết, ảnh, video về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Sau nhiều năm đi làm để dành được một khoản tiền nhỏ 200 triệu, tôi định mua ô tô cũ và nhắm tới một vài thương hiệu Trung Quốc vì số tiền này nếu chọn xe của Nhật, Hàn chỉ đủ mua xe nhỏ đời sâu.
" alt=""/>Xe máy Trung Quốc giá 5Hơn một thế kỷ qua, trên khắp thế giới, người ta đã và vẫn tiếp tục viết, in ấn hàng chục vạn trang sách về người khổng lồ Hà Lan này, gồm nhiều thể loại: Nghiên cứu, tổng tập, tiểu sử, tiểu luận, bình giải, phân tích, thậm chí cả tiểu thuyết. Riêng về tiểu sử, hoặc công trình mang tính tiểu sử, đã có hàng chục cuốn của các chuyên gia và nhà nghiên cứu có uy tín.
![]() |
Những cuốn tiểu thuyết Pháp của Vincent van Gogh (Ảnh: Bảo tàng Van Gogh). |
Nhưng Vincent van Gogh cũng là người rất yêu sách. Ông đọc rất nhiều, đọc nhiều và thường xuyên như cách ông vẽ tranh vậy. Vincent van Gogh yêu văn học. Ông ưa thích phong cách văn chương hiện thực, từ những câu chuyện hành động đơn giản và các nhân vật nổi loạn cho đến những cuốn sách về cuộc sống hằng ngày hay về tính nhân văn. Ngay khi còn nhỏ, Vincent đã đọc "ngấu nghiến" những cuốn sách của mình. Nói chung, những cuốn sách ông đọc phản ánh những gì đang xảy ra trong cuộc sống của ông ở thời điểm đó.
Trong tất cả những cuốn sách ông đọc, có 4 tác giả đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời ông là: Charles Dickens, Jules Michelet, Émile Zola và Alphonse Daudet. Lựa chọn 4 tác giả này để đọc sách của họ cũng là 4 dấu ấn quan trọng mà Vincent van Gogh đã tìm thấy trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Ông đọc sách của Charles Dickens bởi những áng văn của tác giả này đầy lòng trắc ẩn.
Cha của Vincent là một mục sư đạo Tin Lành. Cha mẹ ông đã khuyến khích Vincent đọc để tự phát triển bản thân. Khi còn là một đứa trẻ, Vincent đọc những cuốn sách đạo đức, những loại sách nhấn mạnh tầm quan trọng tấm lòng từ thiện và nhân đạo.
Trong những tác phẩm của Dickens, tính giải trí đóng vai trò quan trọng, mặc dù chính điều này khiến ông nhận được những phản hồi tiêu cực từ những người bạn đam mê văn chương về sau của ông. Mặc dù những tác phẩm của Dickens ẩn chứa nhiều điều sâu sắc, ông luôn đảm bảo rằng chúng chắc chắn có thể được đọc với mục đích giải trí.
Dickens luôn cố gắng khiến độc giả hứng thú với những khía cạnh xấu của xã hội công nghiệp, ví dụ như điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các nhà máy, việc sử dụng lao động trẻ em, thái độ kiêu căng của tầng lớp thượng lưu, sự khốn khó bần cùng của những người dân nghèo, những cách kiếm tiền trắng trợn và hoạt động thiếu hiệu quả của bộ máy hành chính..
Vì thế, Vincent đọc và đọc đi đọc lại các tác phẩm của tác giả Charles Dickens trong suốt cuộc đời mình.
![]() |
Cuốn “L'amour” của Jules Michelet (Ảnh: Amazon). |
Tình yêu của danh hoạ nổi tiếng này ảnh hưởng bởi những cuốn sách của JulesMichelet.
Trong cuốn “L'amour” của Jules Michelet (1858), Vincent van Gogh tìm thấy những trí tuệ khôn ngoan mà ông có thể áp dụng vào cuộc sống tình yêu của chính ông. Cuốn sách đề cập đến tình yêu giữa một người đàn ông với một người phụ nữ và cũng có thể đọc như là một bài học về đạo đức. Vincent dùng nó để viện dẫn cho các lựa chọn và cách ông sống cuộc đời mình. Khi ông yêu cô em họ Kee Vos của mình. Cũng như khi ông sống cùng với Sien Hoornink - một cô gái "làng chơi".
Khi Vincent đến sống ở Arles ở miền nam nước Pháp (năm 1888), ông lại có nhu cầu đọc sách có sự hài hước và châm biếm. Ông đọc 'Tartarin de Tarascon' của Alphonse Daudet (1887). Cuốn sách như một bức tranh biếm họa về người miền Nam nước Pháp. Đọc nó, Vincent có thể đồng cảm với cuộc sống ở miền Nam nước Pháp. Sự hài hước của nó đã gây ấn tượng với ông. Vincent tin rằng, rất ít chuyện xảy ra trong thời đại của ông thực sự thăng hoa và nghệ thuật là điều duy nhất có thể mang lại cho người ta bất kỳ sự an ủi nào.
Cái nhìn về hiện thực của Van Gogh bị ảnh hưởng bởi nhà văn Émile Zola. Những câu chuyện của Zola như tác phẩm “L'Oeuvre” (1886) lấy cảm hứng từ hiện thực. Ông mô tả cuộc sống thô ráp và trần trụi như thể chính cuộc sống ở trong những khu ổ chuột Paris và những ngôi làng của thợ mỏ. Giống như Zola, Vincent muốn miêu tả chân thực nhất về điều ông quan sát được xung quanh mình: những người lao động trên nông trại, một ông già dày gió dạn sương, những người phụ nữ ảo não hay những cô gái điếm, một cái bếp nấu súp, một cái cây, những cồn cát và cánh đồng.
![]() |
Danh hoạ Van Gogh đã đọc sách nhiều như những bức tranh ông vẽ. |
Ngoài ra, Vincent van Gogh thích nhiều tác giả và sách khác nhau, từ Kinh thánh đến John Keats. Từ George Eliot đến các tác phẩm thơ của Henry Wadsworth Longfellow, Shakespeare, Voltaire, Hans Christian Andersen, và nhiều người khác.
Đọc sách với danh hoạ nổi tiếng này cũng giống như nhìn vào tranh vẽ - không nghi ngờ, không do dự, với sự tự tin, một người phải tìm thấy cái đẹp trong chính cái đẹp.
Tình Lê
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, sách là vũ khí bảo vệ chủ quyền biển đảo, thậm chí một cuốn sách có thể làm rung chuyển, thay đổi nhận thức cả một thế hệ.
" alt=""/>Danh hoạ Van Gogh đã đọc sách nhiều như những bức tranh ông vẽThiếu phụ tùng thay thế, hãng xe buộc phải mua lại xe bị tai nạn?
Ngày 3/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, một người thân trong gia đình ông Trần Chí Linh (chủ xe Suzuki Ertiga, trú tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho hay, công ty Suzuki Việt Nam đã cử người đến gặp ông Linh và gia đình để đàm phán mua lại chiếc xe Ertiga bị tai nạn đang nằm tại gara Ngọc Anh.
Sau 2 vòng đàm phán trước và sau kỳ nghỉ lễ, cuối cùng bên gia đình ông Trần Chí Linh đồng thuận bán lại cho hãng Suzuki chiếc xe nói trên với giá 500 triệu đồng. Mọi giao dịch đã hoàn tất trong ngày hôm qua (3/9).
Như vậy, tại thời điểm tháng 10/2019, sau khi bỏ ra khoản tiền 549 triệu đồng mua xe, cộng với các chi phí khác để ra biển tại tỉnh Cà Mau kèm khoản phí bảo hiểm vật chất gần 9 triệu đồng/năm, chiếc xe có tổng chi phí để lăn bánh vào khoảng 624 triệu đồng.
Lăn bánh chưa đầy 1.000km và không may gặp tai nạn, chiếc Suzuki Ertiga kém may mắn đó mất 9 tháng trời nằm xưởng do thiếu phụ tùng, được hãng đàm phán mua lại với giá 500 triệu đồng.
Nếu như chỉ tính bằng vật chất thông thường thì phần thiệt thòi cho chủ xe vào khoảng 124 triệu đồng, nhưng phần thiệt hại vô hình là khó đo đếm, khi chẳng may làm “thượng đế” của một hãng xe và một hãng bảo hiểm như vậy.
Dân mạng ngán ngẩm với thương hiệu Suzuki tại Việt Nam
Sau khi Báo Giao thông đăng loạt bài phản ánh về chiếc xe Suzuki Ertiga bị tai nạn ngập nước ở Cà Mau, phải nằm xưởng 9 tháng mà không có phụ tùng thay thế, hàng trăm độc giả - là những người đang sử dụng xe Suzuki cùng nhiều thành viên cộng đồng ô tô lớn trên mạng xã hội đã lên tiếng phản ánh về tình trạng bất nhất của giá phụ tùng, đặc biệt là sự khan hiếm vật tư thường trực của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam.
Trên nhóm Oto+ có hơn 800 nghìn thành viên, thành viên Nguyễn Xuân Diệp nêu câu hỏi và tự trả lời: “Tại sao xe giá hợp lý mà ít người mua? Mỗi chỗ giá phụ tùng báo giá khác nhau nhé”.
Thành viên Hiếu Đinh nhận xét: "Phụ tùng không có hoặc hiếm, đây là lý do người tiêu dùng ít mua xe của hãng này đây". Người dùng có nickname Tran Dinh Quoc An viết: "Quy chuẩn, quy cách kích thước nó (xe Suzuki) cũng không giống ai nên thay thế cũng khó".
Đồng quan điểm, tài khoản Quốc Tài cho hay: “Trước đây mình sử dụng một chiếc Su cóc (xe tải nhẹ Suzuki), mỗi lần hỏng xe tìm đồ rất khó”. Trong khi thành viên Phạm Hùng nêu ý kiến: “Mấy món thông dụng như ca lăng, đèn pha, ba đờ sốc còn chờ cả tuần nữa là mấy món ít hỏng”.
Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, sau 25 năm hiện diện ở thị trường Việt Nam, mảng phân phối và dịch vụ bảo hành bảo dưỡng của ô tô Suzuki hiện có 37 đại lý chính thức trên toàn quốc. Doanh số bán ra của mảng xe ô tô du lịch hạng nhẹ thương hiệu Suzuki cũng khiêm tốn. Từ dữ liệu thống kê doanh số hàng tháng của hiệp hội VAMA, tháng 7/2020 vừa qua, chỉ có 44 chiếc Suzuki Swift và đúng 1 chiếc Suzuki Celerio đến tay khách hàng, đưa 2 mẫu xe này lọt nhóm 10 xe bán chậm nhất hàng tháng tại Việt Nam.
Theo Báo Giao thông
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Trong 3 ngày qua, thị trường ô tô Việt Nam dồn dập đón nhận "cơn lốc" giảm giá sập sàn đến từ nhiều thương hiệu với mức ưu đãi cao nhất lên đến hơn nửa tỷ đồng.
" alt=""/>Vụ Ertiga “chờ chết” do thiếu phụ tùng: Suzuki Việt Nam phải chuộc lại xe