- Bị thủng lưới 2 lần liên tiếp ở những phút cuối khiến U21 Thái Lan nhận thất bại 2-4 trước U21 Myanmar trong trận tranh hạng 3 giải U21 Quốc tế,ếtquảbóngđáUquốctếkếtquảwest ham chiều 22/12.
- Bị thủng lưới 2 lần liên tiếp ở những phút cuối khiến U21 Thái Lan nhận thất bại 2-4 trước U21 Myanmar trong trận tranh hạng 3 giải U21 Quốc tế,ếtquảbóngđáUquốctếkếtquảwest ham chiều 22/12.
![]() |
"Nữ hoàng văn hoá tâm linh" Hiền Ngân. |
Tiếp đến, trên thư mời của chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 13/7 có ghi đích danh một doanh nhân là Nữ hoàng thực phẩm. Tên danh hiệu khá lạ này khiến công chúng không khỏi thắc mắc. Theo tìm hiểu của phóng viên, tên chính xác danh hiệu này là “Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam ngành Thực phẩm”.
2 danh hiệu nữ hoàng này cũng do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ô tô Ngọc Minh tổ chức.
Năm 2017, ngôi vị Nữ Hoàng Kim Cương được trao cho ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh bởi theo ban tổ chức cô hội tụ đủ “Trí - Sắc - Tâm – Tài”. Cuộc thi lần đầu tiên được kết hợp tổ chức bởi đơn vị của ca sĩ Thu Trang, chị gái của Á hậu Quý bà Nguyễn Thu Hương.
![]() |
Năm 2017, ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh cũng được trao danh hiệu Nữ hoàng kim cương. |
Nữ hoàng văn hóa tâm linh, Nữ hoàng thực phẩm, Nữ hoàng kim cương, Nữ hoàng ngành tài nguyên môi trường, Nữ hoàng ngành thép… đang khiến công chúng thắc mắc về tiêu chí cũng như nội dung mà nó hướng đến.
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 10/7, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh – Trưởng ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019, đơn vị đã trao rất nhiều danh hiệu như Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam, Nữ hoàng Thực phẩm Việt Nam, Nữ hoàng ngành Thép,.. đã trả lời những thắc mắc của dư luận xung quanh cuộc thi này bị “ném đá” nhiều ngày qua như sau:
“Nữ hoàng là một danh xưng cao quý ở châu Á và đặc biệt ở Việt Nam. Một người nào đó xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó thì được mọi người gọi là Nữ hoàng ngành nghề đó. Chúng tôi lấy đúng tiêu chí này để gọi một người phụ nữ xuất chúng ở ngành nghề: Gồm 1 Nữ hoàng và 2 Á hoàng. Tiêu chí đầu tiên phải là hội viên hội Nghệ nhân Việt Nam, thứ 2 là họ phải làm trong lĩnh vực đó thì mới được tôn vinh, thứ 3 là họ có đóng góp cho ngành nghề đó thì mới được tôn vinh. Ngoài ra họ phải trên 18 tuổi, không vi phạm pháp luật. Theo tôi, văn hóa tâm linh cũng là một nghề.
Tôi là người nhận được danh hiệu Á hoàng 1 từ cuộc thi Nữ hoàng doanh nhân Việt Nam 2017 do Cục NTBD cấp phép. Tôi đã suy nghĩ doanh nhân là 1 ngành nghề tại sao phụ nữ khác cũng giỏi mà không được trao vương miện? Tôi đau đáu 6 tháng thì đăng ký bản quyền thì được cấp phép đúng mong muốn của mình.
Người đẹp muốn danh hiệu ngoài sự tự hào bản thân còn có sức mạnh quảng bá về ngành nghề đó. Ví dụ: khi nói đến Nga Lê người ta nghĩ đến ngay Nữ hoàng Thực phẩm – người uy tín, quyền lực trong ngành nghề thực phẩm,... mang hiệu quả truyền thông lớn. Người có danh hiệu phải quảng bá thương hiệu Việt Nam đến người tiêu dùng nhanh nhất ở trong nước và cả quốc tế. Tên "Nữ hoàng" gắn với từng ngành nghề, đó niềm tự hào của người được nhận”.
Tại buổi gặp gỡ báo chí, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh cũng chia sẻ với báo chí rằng, họ đã làm công văn xin lỗi truyền thông vì đã sử dụng logo của một số cơ quan báo chí khi chưa được sự đồng tình của họ: “Thực ra, chúng tôi không sai, tôi viết thư xin lỗi là vì đã sử dụng logo của một số đơn vị báo chí và giải trình một số thủ tục pháp lý thôi.
Mọi người hiểu lầm rồi, mấy ngày nay tôi không ngủ được (bật khóc) vì những ồn ào này. Kể cả có một thí sinh tham dự, chúng tôi cũng vẫn tổ chức cuộc thi. Những dư luận vừa qua ảnh hưởng vô cùng lớn đến chương trình, đến tôi. Nếu vẫn có những luồng thông tin như vừa qua, thì ai dám đội vương miện nữa? Tôi ủng hộ việc nhận danh hiệu để phụ nữ tự tin hơn”, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh chia sẻ.
Không tiếp tục để các danh hiệu tự phong tuỳ tiện, lộng hành
Chia sẻ về việc loạn các danh xưng nữ hoàng, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ VHTTDL Nguyễn Thái Bình khẳng định, không có danh xưng nào là "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam", đồng thời bày tỏ quan điểm cần rà soát, siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận.
"Hiện nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu phòng chức năng phối hợp với một số địa phương rà soát lại việc cấp phép tổ chức các hoạt động liên quan. Những danh xưng tự phong, tự nhận rất “kêu” như “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng …”, “Ông hoàng”, v.v... mấy ngày qua đang làm dư luận dậy sóng, phải thấy rằng những danh hiệu này thể hiện sự háo danh và bất bình thường trong đời sống xã hội. Bộ VHTTDL một lần nữa khẳng định và bày tỏ quan điểm không ủng hộ, không cấp phép và đề nghị các địa phương, các cơ quan quản lý cùng các tổ chức rà soát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai phạm, không để tiếp tục xảy ra những vụ việc, danh xưng tự phong tùy tiện như thế này.
Tổ chức và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là một nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức với các nội hàm cũng như quy trình, danh hiệu trao tặng trong các cuộc thi đều phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, tránh để xảy ra các trường hợp gây phản cảm trong dư luận xã hội", ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.
Về điều kiện cấp phép tổ chức các cuộc thi liên quan tôn vinh nhan sắc hiện nay, người phát ngôn Bộ VHTTDL cho biết:
Việc cấp phép các cuộc thi nhan sắc hiện nay được quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP. Theo đó, cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm không tổ chức quá 2 lần, cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương mỗi năm tổ chức không quá 3 lần và thi người đẹp cấp tỉnh mỗi năm tổ chức không quá 1 lần. Các cuộc thi này đều phải được cấp phép theo quy định.
Tại nghị định đã quy định rõ cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép; thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; thi người đẹp ở các địa phương do UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép. Đề án tổ chức cuộc thi phải nêu rõ tên gọi, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi; nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải...
Trước thực trạng loạn danh hiệu, danh xưng, Bộ VHTTDL cho hay, Bộ sẽ tích cực chỉ đạo các địa phương xử lý những vụ việc như trên và mong muốn sự đồng thuận của người dân và các cơ quan chức năng để xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tình Lê
Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng "Nữ hoàng văn hoá tâm linh Việt Nam".
" alt=""/>Bộ Văn hoá: 'Nữ hoàng', 'Ông hoàng' thể hiện sự háo danh bất bình thườngLúc mới cưới, bố mẹ của Tiên sống ở Đắk Lắk và gặp nhiều khó khăn. Cả hai chăm chỉ làm nông, trồng cà phê, dưa hấu… nhưng vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo.
Trong ký ức của mình, Thủy Tiên không quên hình ảnh ngôi nhà vách đất trên đồi. Nhiều đêm mưa to, cô và các anh chị em thức dậy khi vách nhà đã sập.
Cảnh nhà túng quẫn, mấy chị em Tiên sớm xác định lớn lên chỉ biết đi chăn bò. Bởi, nhà nằm ở khu vực không có trường học, không có điện.
Lo tương lai các con mù mịt, bố mẹ của Tiên quyết định dắt díu nhau về Đồng Nai sinh sống. Lúc đi, ông bà phải bỏ lại đất đai, nhà cửa, rời xa người thân.
Về nơi ở mới, bố của Tiên không may gặp nạn dẫn đến mất sức lao động, không làm được công việc nặng nhọc. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào việc kết cườm, thêu vẽ… của mẹ Tiên.
Nhà nghèo, Thủy Tiên phải thường xuyên nghỉ học, phụ mẹ làm việc. Thầy cô hiểu hoàn cảnh của cô học trò nhỏ nên du di, không hạ bậc hạnh kiểm.
Từ lớp 1, Tiên đã bộc lộ năng khiếu vẽ. Cô có thể vẽ ở bất cứ nơi đâu và quên hết mọi chuyện trên đời.
Năm lớp 4, Tiên được chọn đại diện trường đi thi vẽ cấp tỉnh. Hành trang bước vào phòng thi của cô chỉ có đúng hộp bút màu sáp mà mẹ gom hết tiền mới mua được.
Nhìn các bạn khác có đủ loại màu nước, màu chì… cô bé nghèo choáng ngợp nhưng không chút lo sợ. Tiên đạt được giải Nhì của cuộc thi trong sự thán phục của bạn bè.
Thế nhưng, lúc này, mẹ của Tiên lại khuyên con gái không nên tiếp tục vẽ mà phải tập trung học hành. Mỗi lần Tiên lén vẽ tranh, bà phát hiện liền xé bỏ hoặc gom lại đốt.
Nhắc lại kỷ niệm này, mẹ của Tiên, bà Phạm Thị Thảo thổ lộ: “Tôi lo bé mê vẽ không tập trung học. Ngoài ra, thời điểm đó, nhà tôi nghèo, không có tiền mua sách vở cho con.
Tôi phải nhặt giấy vụn, đóng thành tập cho con dùng. Thế nên, khi thấy Tiên lấy giấy trắng vẽ tùm lum, tôi tiếc nên ngăn không cho vẽ nữa”.
Nghe lời mẹ, Thủy Tiên tập trung học Văn và thi đỗ vào trường Đại học KHXH&NV TP.HCM. Để có tiền đóng học phí, Tiên xin quét hành lang, phòng học, thậm chí dọn nhà vệ sinh.
Hỗ trợ bố mẹ nuôi các em ăn học
Theo Thủy Tiên, con đường học vấn của cô từng đánh đổi bằng sự thiệt thòi của chị gái. Đó là ký ức rất buồn. Mỗi lần nhớ đến, cô đều rơi nước mắt.
Năm lớp 10, bố mẹ của Tiên không đủ tiền cho 2 con gái đi học cùng một lúc. Bà Thảo gọi hai con đến và nói người nào học giỏi hơn thì được học tiếp.
Thủy Tiên được học tiếp, còn chị gái buộc phải nghỉ học. Điều đó khiến chị gái của cô rơi vào bi kịch.
“Chị ấy rất muốn đi học. Thế nên, khi thôi học, chị buồn đến mức không nhìn mặt tôi nữa. Chị em nằm chung giường nhưng chị lấy gối ngăn ra.
Chị nghĩ mọi cái khổ của mình đều do tôi mà ra. Không được đi học, chị ở nhà phải nấu cơm, giặt đồ, chăm các em…”, Thủy Tiên nghẹn ngào.
Đến khi đi tu, chị gái của Tiên thay đổi suy nghĩ, không còn ghét em gái nữa. Về sau, chị tiếp tục đi học và thi đỗ đại học, ngành sư phạm.
Cũng từ chuyện này, bố mẹ của Tiên tìm đủ cách, thậm chí vay mượn để lo cho các con học hành đến nơi đến chốn.
Về phần mình, sau khi tốt nghiệp đại học, Thủy Tiên theo nghề biên tập viên, chuyên viết kịch bản.
Trong mùa dịch Covid-19, Tiên bí bách do không có việc làm. Đó là giai đoạn khó khăn của cô về vật chất lẫn tinh thần. Có lúc, cô thức trắng đêm, chìm trong những suy nghĩ tiêu cực.
Để thoát khỏi rối bời, Tiên quyết định vẽ trở lại. Với mong muốn được tương tác với nhiều người hơn, cô kết hợp vẽ và kể chuyện, rồi đăng tải lên mạng xã hội.
Ngay từ các video đầu tiên, Tiên được cộng đồng mạng đón nhận, yêu thích. Ban đầu, cô làm video vẽ tranh và kể lại những câu chuyện mà trước đây cô thường nghe bố tỉ tê.
Tiếp đó, Tiên chuyển hướng kể chuyện lịch sử bằng tranh vẽ. Cô cẩn thận tra cứu tài liệu, thể hiện đúng hơi thở lịch sử dân tộc.
“Nhiều em học sinh nhắn tin, nói nhờ xem kênh của tôi mà được điểm 10 môn Lịch sử”, Thủy Tiên tự hào.
Ngoài vẽ tranh, Thủy Tiên viết thư pháp cũng rất điêu luyện. Thế nhưng, cô không sống nhờ bán tranh hay thư pháp. Hiện tại, thu nhập của cô chủ yếu từ công việc sản xuất và thiết kế trang sức.
Mỗi ngày, Tiên đi làm, tối về làm video đến 3-4h sáng. Cô chắt chiu từng đồng lo tiền học, tiền ăn cho các em. Thấy con gái vất vả, bố mẹ Tiên rất xót xa nhưng thu nhập ít ỏi từ nghề kết cườm khiến họ lực bất tòng tâm.
Tiên hiếu thảo, chỉ biết hướng về gia đình, không nghĩ đến chuyện lấy chồng. Thế nên, bố mẹ của cô luôn khắc khoải, mong con gái gặp được duyên lành.