Nhận định, soi kèo BATE Borisov vs Slutsk, 22h45 ngày 25/4: Cải thiện thành tích
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp thông tin, hai cuộc thi được phát động từ năm 2019 nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian nhận bài, đăng tải bài dự thi bị gián đoạn, nhiều hoạt động đã không được tổ chức theo kế hoạch dự kiến ban đầu như tổ chức cho các nhạc sĩ đi thực tế để sáng tác, các hoạt động quảng bá cho các cuộc thi… Điều này ảnh hưởng đến tiến độ chấm thi cũng như công bố, trao giải. |
Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp: “Các tác phẩm, sản phẩm dự thi thể hiện sự tâm huyết của các tác giả, đã góp phần quảng bá hình ảnh, tạo dựng mới về hình ảnh Giáo dục nghề nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0". |
Cuộc thi video, clip giáo dục nghề nghiệp, Ban tổ chức đã nhận được 32 video clip của 25 nhóm tác giả và cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi dự thi. Ban Tổ chức cuộc thi đã trao 1 một giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các sản phẩm có nội dung, chất lượng tốt nhất. Trong đó, video của Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức đạt giải Nhất.
Với cuộc vận động sáng tác ca khúc “Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp” lần đầu tiên được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp và Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tổ chức. Kết thúc thời gian cuộc vận động, Ban Tổ chức đã nhận được 41 ca khúc của 39 tác giả gửi tham gia cuộc vận động.
Các ca khúc dự thi phản ánh phong phú, đa dạng với những ca từ và hình ảnh, giai điệu đẹp, trong sáng về giáo dục nghề nghiệp, bám sát chủ đề cuộc vận động, thể hiện sự hiểu biết về lĩnh vực nghề nghiệp của tác giả.
Đặc biệt, một số ca khúc đã được phối khí, thể hiện khá công phu, thể hiện tâm huyết của tác giả gửi đến Ban tổ chức.

Các tác giả được trao giải
Ban giám khảo đã làm việc nghiêm túc, chấm sơ loại, chấm chung khảo và lựa chọn trao 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 05 giải Khuyến khích cho 9 ca khúc của 9 tác giả.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu, đây là lần đầu tiên có một cuộc thi quy mô về sáng tác ca khúc cho giáo dục nghề nghiệp. Các ca khúc gửi về đạt chất lượng, tuy nhiên ban giám khảo hơi tiếc vì không tìm thấy ca khúc xuất sắc để trao giải đặc biệt trị giá 100 triệu đồng.
Anh Phạm Xuân Hải, giảng viên Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Nghệ An Giang, giành giải Nhất cuộc thi vận động sáng tác ca khúc về giáo dục nghề nghiệp với ca khúc "Vững tin bạn nhé", chia sẻ: "Đề tài này rất khó vì vừa chuyển tải nội dung thông điệp truyền thông của giáo dục nghề nghiệp, vừa phải đảm bảo tính nghệ thuật”.
 |
Tác giải Phạm Xuân Hải giành giải Nhất với ca khúc "Vững tin bạn nhé". |
“Các tác phẩm, sản phẩm dự thi thể hiện sự tâm huyết của các tác giả, đã góp phần quảng bá hình ảnh, tạo dựng mới về hình ảnh Giáo dục nghề nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đây là cuộc thi nhằm mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa các hình thức và sản phẩm truyền thông của giáo dục nghề nghiệp. Do đó, từ năm 2019, Tổng cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc “Tương lai tươi sáng cùng GDNN” với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và cuộc thi video clip Giáo dục nghề nghiệp: Thực học – Thực hành – Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”, ông Trương Anh Dũng phát biểu trong khuôn khổ lễ trao giải.
Ngay sau khi trao giải, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đã công bố kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu hướng tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng cho biết Thủ tướng đã đặt cho giáo dục nghề nghiệp mục tiêu sẽ phải bắt kịp giáo dục đại học.
"Một mặt giáo dục nghề nghiệp phải tăng quy mô đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng của thị trường lao động, cho lực lượng lao động 55 triệu lao động phải có kỹ năng, mặt khác điều chỉnh cơ cấu, ngành nghề đào tạo. Trong thời gian tới chúng tôi đang hướng tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp", ông Dũng chia sẻ.
 |
Hội nghị truyền thông và khen thưởng báo chí |
Mục tiêu của hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp sẽ đổi mới hình thức, áp dụng mô hình truyền thông mới, hướng công tác truyền thông đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hướng đến các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh THCS, THPT và doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Đức Tài – Giảng viên Trường Cao đẳng An Giang bày tỏ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nên quan tâm đến cơ cấu thành lập ban truyền thông chính thức trong nhà trường, để các thành viên làm truyền thông giáo dục nghề nghiệp có sự chính danh hơn. Ngoài ra, cấp tỉnh cũng sẽ quan tâm hơn đến việc truyền thônggiáo dục nghề nghiệp.
Hiện nay Google, Facebook đang hỗ trợ rất mạnh mảng giáo dục cho các trường đại học, nếu mảng giáo dục nghề nghiệp cũng được hỗ trợ như vậy, hệ thóng giáo dục nghề nghiệp sẽ được nâng tầm lên và chống được các thông tin giả, thông tin xấu độc.
Anh Tài cho biết, trường Cao đẳng An Giang có trang fanpage chính thức. Tuy nhiên, đang có một số trang giả mạo nhằm câu like, lấy thông tin học sinh… tuy chưa có gì ảnh hưởng lớn nhưng về lâu dài tiềm ẩn nhiều hệ lụy, khi đăng các thông tin tiêu cực. Nếu chúng ta phối hợp với facebook, sẽ ngăn chặn được tình trạng này.
“Hiện nay, trường Cao đẳng An Giang cũng đẩy mạnh chuyển đổi sống trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cho học sinh tiếp cận với các công nghệ mới trên thế giới, tiếp cận với thư viện số để tra cứu thông tin, tìm tài liệu học tập. Như vậy, khiến học sinh hứng thú với công việc học tập hơn.
Trong năm tới, trường sẽ tiến tới hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số”, Anh Tài nói.
Thái Minh
" alt=""/>Trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc và video clip về giáo dục nghề nghiệp
-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nói như vậy với các đại biểu dự hội nghị tổng kết 10 năm trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008 – 2018 diễn ra ngày 18/12 tại Yên Bái.Rà soát, quy hoạch lại hệ thống
Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).
Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, MN.
 |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các trường nội trú trong việc giáo dục, bảo đảm an toàn và yêu thương học sinh như gia đình thứ hai của các em. |
Hiện trên cả nước có có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (HSNT). Trong đó, có 59 trường PTDTNT cấp tỉnh, 256 trường cấp huyện, có 03 trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Quy mô trung bình của trường cấp tỉnh khoảng 600 học sinh, trường cấp huyện khoảng 290 học sinh. Đến nay, số trường PTDTNT được công nhận đạt chuẩn quốc gia đã đạt khoảng 40%.
Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT ngày càng được nâng cao, từng bước khẳng định vị thế là trường hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN.
Mô hình trường này cũng đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo trong suốt giai đoạn vừa qua.
Tại hội nghị, nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập của mô hình trường PTDTNT đã được các đại biểu đề cập như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học còn hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống trường PTDTNT chưa cao; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề về giáo dục đặc thù phù hợp với nhiệm vụ nuôi, dạy học sinh ở trường PTDTNT; một số chính sách, chế độ đối với trường PTDTNT còn chưa phù hợp, thiếu một số chính sách đặc thù cần thiết...
Đặc biệt, mô hình trường PTDTNT đang gặp nhiều bất cập trong vấn đề tuyển sinh, quy hoạch mô hình phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển của xã hội và thực hiện mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho một số dân tộc có nguồn nhân lực thấp (gồm 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và một số dân tộc: Kháng, Gia Rai, Ba Na, Mông, Thái, Khmer, Raglai, Xtiêng, Khơ Mú, Co, Giẻ Triêng).
Để trường PTDTNT mang lại được hiệu quả giáo dục như mục tiêu, một số ý kiến cho rằng, trong giai đoạn 2018-2028, cần thiết phải có những định hướng giải pháp phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, MN hiện nay.
Trong đó, việc rà soát, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống các trường PTDTNT trên cơ sở đáp ứng các điều kiện (tiêu chí) theo quy định về tuyển sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ là một việc làm cần thiết và cấp bách để tránh lãng phí và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng DTTS, MN, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo.
Mô hình trường PTDTNT cần thay đổi
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, mô hình truyền thống của trường PTDTNT đã và đang phát huy hiệu quả rất lớn, thực hiện được mục tiêu là nơi tạo nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiếu số. Chất lượng nhiều trường không thua kém các trường THPT chuyên, trường đại trà.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, mô hình trường PTDTNT sẽ cần thay đổi để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đáp ứng tình hình thực tiễn đối với giáo dục dân tộc.
Định hướng phát triển về mô hình trường PTDTNT, Bộ trưởng chỉ rõ, ở cấp tỉnh tập trung nguồn lực cho một trường, ở cấp huyện có trường nội trú, bán trú, tránh tình trạng phân tán.
Cần rà soát các tiêu chí để xây dựng mô hình phù hợp trên tinh thần duy trì, phát triển mô hình truyền thống và chọn lựa một số mô hình chất lượng cao phù hợp.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình trường PTDTNT vùng; mở rộng mô hình giáo dục hòa nhập đối với giáo dục dân tộc ở những nơi phù hợp, kèm theo các mô hình này là các khung tiêu chuẩn định hướng phù hợp với từng vùng miền.
Về các điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng chỉ đạo, chương trình và kế hoạch giáo dục của hệ thống trường PTDTNT phải được xây dựng theo hướng tích hợp, kết hợp giữa dạy văn hóa, dạy kỹ năng, hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh DTTS.
Cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt trong các trường PTDTNT phải đảm bảo cho học sinh yên tâm như sinh hoạt trong gia đình. Các điều kiện như nhà nội trú, bếp ăn nội trú, nhà vệ sinh cần được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của học sinh.
Nhấn mạnh vai trò của giáo viên bản địa dạy trong các trường nội trú, Bộ trưởng lưu ý, cần có phương án tăng cường đưa các sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường sư phạm về dạy ở các trường nội trú.
Các thầy cô với lợi thế hiểu địa bàn, thông hiểu tiếng bản địa, hiểu tâm lý học sinh vùng dân tộc sẽ giúp nâng cao chất lượng ở các trường nội trú.
Về phía Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để tham mưu, xây dựng các chính sách ưu đãi cho những giáo sinh người dân tộc có nguyện vọng về dạy ở các trường PTDTNT.
Trước đề xuất của một số đại biểu tại hội nghị về việc tăng định mức giáo viên phù hợp với đặc thù của trường PTDTNT trong thời điểm đang thực hiện chủ trương tinh giản biên chế như hiện nay, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ để có đề xuất phù hợp.
Các đề xuất về tăng định mức chi, chính sách tiền lương, phụ cấp cho giáo viên trường PTDTNT cũng sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp thu để nghiên cứu và tham mưu, đề xuất với Chính phủ trên tinh thần, đáp ứng yêu cầu đặc thù của mô hình trường chuyên biệt này.
Minh Thu
" alt=""/>Đảm bảo cho học sinh nội trú yên tâm như ở nhà
- Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.Bạn trẻ này cho biết đã sống ở Việt Nam 4 năm và muốn dành tặng cho người Việt một “ly cà phê ngon, tuy đắng” để “giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục”.
Nửa đầu bức thư là phần ca ngợi đất nước Nhật Bản mạnh mẽ, kiên cường, kỷ luật. Tác giả bức thư cho rằng Nhật Bản không may mắn như Việt Nam, không có rừng vàng biển bạc và vươn lên là cách duy nhất để người Nhật tồn tại. Nhân dân Nhật Bản biết đứng dậy sau chiến tranh, sau những thiên tai, thảm họa và được cả thế giới nể phục. Người Nhật bằng ý chí và bản lĩnh của mình đã gây dựng một thương hiệu mang tên “made in Japan”.
 |
Cảnh xếp hàng ở Nhật Bản
|
Trong khi đó, Việt Nam được tác giả đánh giá là “con nhà giàu”: giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Thế nhưng, người Viêt Nam lại sống vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân: ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thói ghen tị, mánh khóe, lừa lọc…
Bạn trẻ này còn lấy vụ việc Flappy Bird để minh chứng cho thói ghen ăn tức ở, văn hóa làng xã của người Việt. “Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi…” – bức thư viết.

|
Cảnh chen lấn đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới. Ảnh: V.Thi
|
Sau khi bức thư xuất hiện trên mạng, những tranh cãi trái chiều đã nổ ra. Phần lớn các bạn trẻ đều khen ngợi bức thư nói trúng những thói hư tật xấu của người Việt, phản ánh đúng xã hội Việt Nam hiện tại. Một bạn đọc ở Tuy Hòa nói: “Mọi người bị chi phối bởi lợi ích quá nhiều, làm cho cách giáo dục và ý thức cũng trở nên lệch lạc. Mọi người đừng hành động theo thói quen nữa, hãy hành động theo nguyên tắc đi”.
Bạn Thu Hằng nhận xét: “Mình thấy bài viết phản ánh đúng. Các bạn cũng bỏ việc hay bao biện đi. Không phải tất cả mọi người đều vậy, nhưng thực sự nó là đa số mà tôi, bạn hay thế giới có thể nhìn thấy về người Việt Nam”.
Tuy nhiên, cũng có những cá nhân cho rằng giọng lưỡi bức thư có vẻ giống một người Việt Nam hơn người Nhật. Một nhà báo đã có bài viết phản biện bức thư này. Anh nghi ngờ rằng tác giả là “một người Việt tự sướng mạo danh”.
Những góp ý của tác giả bức thư được cho là không mang tính xây dựng, là những phản hồi tiêu cực và sau 4 năm sống ở Việt Nam, tác giả chưa tiếp thu được gì trong nét tinh hoa của người Việt, chưa nhìn thấy ý chí, văn hóa của người Việt để xây dựng được một Việt Nam như hôm nay.
Nhiều độc giả cũng cho rằng những nhận xét của du học sinh Nhật thiếu khách quan, quy chụp. “Tôi 30 tuổi, tôi không nghĩ ai dám cãi ngược lại bài này. Tuy nhiên không phải không có những người bơi ngược dòng trong đó, vẫn có những người thà bỏ rác vào túi quần chứ không quăng ra đường, bình tĩnh xếp hàng dù rằng xung quanh rất nhiều người chỉ chực chen lấn, mỉm cười lịch sự cảm ơn xin lỗi khi mua hay nhận từ người khác, dừng đèn đỏ ở 1 ngã tư vắng vẻ buộc những người xung quanh dù muốn vẫn không thể vượt vì sợ mất mặt... Trong cái đám lộn xộn đó vẫn có những người vững vàng lặng lẽ tiến bước cùng văn minh nhân loại” – một độc giả chia sẻ quan điểm của mình.
Trong khi đó, chị Thanh Tuyết nhận xét, người Việt còn có một thói xấu kinh điển là sẵn sang “xù lông, xù cánh” nếu bị chê bai. “Chẳng có gì khập khiễng khi so sánh Nhật với Việt Nam cả. Nếu các bạn biết hoàn cảnh nước Nhật vào những năm 50 thì nó còn thê thảm hơn cả Việt Nam nhưng họ chỉ mất 20 năm để làm điều mà Việt Nam cần cả trăm năm để phát triển kinh tế mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Người Việt cần biết xấu hổ và biết tự hào về đất nước mình nhiều hơn” – chị Tuyết nói.
Thật khó để đánh giá suy nghĩ của tác giả là đúng hay sai hoàn toàn, nhưng đây cũng là cơ hội tốt để người Việt nhìn lại chính mình, nhận ra những điểm chưa hay, chưa đẹp trong lối sống, văn hóa ứng xử để xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp hơn trong mắt thế giới.
Nội dung bức thư: Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt “Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một. Tôi có một nước Nhật để tự hào Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng, “Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”. Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời. Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết. Bạn cũng có một nước Việt để tự hào Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy. Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” - đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi? Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi? Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt - Khó lắm! Thật vậy sao? |
- Nguyễn Thảo – Thu Phương (tổng hợp)
" alt=""/>Tranh cãi bức thư nói trúng tật xấu của người Việt