Trong báo cáo tiếp thu, giải trình, Bộ Tài chính cho rằng ngành game online đã có sự tăng trưởng qua các năm năm 2019 đạt gần 7.581 tỷ đồng, năm 2021 đạt 11.486 tỷ đồng, năm 2022 dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Y tế và Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, trò chơi điện tử trên mạng có nhiều tác động tiêu cực đến người chơi, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Các tác động này bao gồm sức khỏe thể chất (thừa cân, béo phì. thị lực, cơ xương khớp) và sức khỏe tâm thần (tác động đến sự phát triển tư duy, rối loạn tâm thần, trầm cảm, gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm trẻ suy giảm sự tập trung và khả năng học tập..). Bộ Tài chính cho rằng cần đưa “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng" vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng.
Do vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc đưa “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng" vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để định hướng tiêu dùng nhất là đối với thanh thiếu niên cũng như mở rộng nguồn thu mới cho ngân sách nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng khi người chơi sẽ chọn những game được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam di chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.
Trả lời về vấn đề này, theo quan điểm của Bộ Tài chính, hiện chưa có chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh game online, thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lựa chọn đóng trụ sở chính ở nước ngoài để sản xuất game.
Bộ Tài chính cho rằng, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp như danh tiếng, vị thế công ty ở nước ngoài sẽ tốt hơn, thủ tục hành chính... Vì vậy, ý kiến cho rằng áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp.
Theo cơ quan này, việc quản lý các game bất hợp pháp cần thiết phải có sự tăng cường quản lý của các bộ chuyên ngành, Bộ TT&TT cần tập trung triển khai cải cách thủ tục cấp phép để thu hút.
Do vậy, Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất bổ sung “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện từ trên mạng được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật" vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước đó, đã có rất nhiều ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online. Với phía cơ quan quản lý nhà nước, cả Bộ TT&TT và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đều đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị đưa game online ra khỏi danh sách chịu thuế.
Ở góc độ đơn vị phát hành game, ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc công ty VNG cho rằng, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành game sẽ làm cho sự phát triển của toàn ngành ở Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cần cân nhắc việc Nhà nước liệu có thực sự cần thiết phải can thiệp hay không. Nhiều bằng chứng từ các doanh nghiệp, hiệp hội cho thấy việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt không hẳn sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do những tác động tiêu cực mà chính sách này mang lại.
"Đối với mục tiêu làm giảm tác hại của game online, đây là ngành kinh doanh khác hẳn với rượu bia và thuốc lá, những sản phẩm buộc phải mua bởi các công ty trong nước. Với sự phổ biến của các kho ứng dụng, người chơi có thể tiêu dùng sản phẩm game xuyên biên giới mà không cần ra khỏi nhà", ông Phan Đức Hiếu nói.
Một trong những kịch bản tấn công có thể xảy ra là gắn drone với công cụ thu thập dữ liệu dùng cho bẻ khóa mật khẩu WiFi, hoặc cố tình thả rơi USB độc hại tại những khu vực bị hạn chế với hy vọng người qua đường sẽ nhặt về và cắm vào máy tính.
Với bối cảnh chính trị hiện tại, các chuyên gia của Kaspersky dự đoán các cuộc tấn công mạng gây rối và phá hủy sẽ đạt số lượng kỷ lục, ảnh hưởng đến cả khu vực chính phủ và các ngành công nghiệp trọng điểm. Nhiều vụ việc trong số đó sẽ khó truy nguyên nguồn gốc và trông giống như các sự cố ngẫu nhiên.
Trong năm tới cũng sẽ diễn ra các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự, chẳng hạn như mạng lưới năng lượng, cáp quang. Các trạm phát sóng công cộng cũng có thể trở thành mục tiêu. Đây vốn là những đối tượng rất khó bảo vệ.
Một mục tiêu khác sẽ trở thành đích nhắm tới của giới hacker trong năm 2023 là các máy chủ mail. Sẽ có những cuộc tấn công có chủ đích (tấn công APT) được thực hiện nhằm vào các lỗ hổng trong hệ thống máy chủ mail.
Bên cạnh đó, các cuộc tấn công APT còn nhằm thao túng và can thiệp vào hệ thống vệ tinh. Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, đã xuất hiện một loại mã độc có tên AcidRain với khả năng xóa sạch mọi dữ liệu của hệ thống mà nó xâm nhập được. AcidRain được phát hiện đã tấn công vào hệ thống vệ tinh của Viasat - nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tại Mỹ và nhiều nước phương tây.
Theo Ivan Kwiatkowski - Nhà nghiên cứu Bảo mật cấp cao tại Kaspersky, năm 2022 đã chứng kiến những thay đổi lớn về trật tự địa - chính trị thế giới. Điều này sẽ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên bất ổn. Những bất ổn này cũng sẽ dễ dàng nhận thấy trên môi trường mạng với hoạt động của giới tội phạm mạng.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), từ tháng 5/2019 đến nay đã xuất hiện nhiều chiến dịch tấn công lừa đảo nhằm vào các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của khách hàng.
Thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm nay, Bộ TT&TT đã phát hiện và ngăn chặn hơn 2.000 website vi phạm, trong đó có hơn 1.200 website lừa đảo, đa phần là các trang lừa đảo, giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Cũng trong 10 tháng đầu năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam đã tiếp nhận hơn 10.400 phản ánh lừa đảo, trung bình trên 1.000 phản ánh mỗi tháng.
Đây là thời điểm các quốc gia, tổ chức, công ty cũng như mỗi cá nhân cần có sự chuẩn bị nhằm tự bảo vệ trước các thiệt hại có thể xảy đến từ một cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hacker nhắm vào các vệ tinh, dùng drone để gieo rắc mã độcCác nhà nghiên cứu của Đại học Y Texas (Mỹ) đã phân tích hồ sơ y tế của 367 trẻ sơ sinh để xem xét ảnh hưởng của sữa mẹ đến nguy cơ mắc các nhiễm trùng tai mũi họng ở trẻ. Các nhà nghiên cứu đã rút ra 3 yếu tố có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đó là: bú sữa mẹ, tiêm chủng và giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ.
![]() |
Theo Tiến sĩ Nhi khoa Tasnee Chonmaitree "Thiếu sữa mẹ dường như là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai ở trẻ".
Ngoài ra kéo dài thời gian cho con bú có thể làm giảm đáng kể các trường hợp cảm sốt và nhiễm trùng tai. Trong thập niên trở lại đây cùng với việc tiêm chủng nhằm dự phòng viêm phổi, cúm cùng với việc giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh tai mũi họng ở trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cho con bú sữa mẹ từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi sau đó tiếp tục cho đến ít nhất 2 tuổi, kết hợp thêm các thức ăn bổ sung cho phù hợp bởi vì sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy, hai nguyên nhân thường gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Bs Ái Thủy(Theo Topsante)
" alt=""/>Trẻ bú mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng