Mở cửa xuyên Tết với vô số hoạt động hấp dẫn, “đảo hoa đào” giữa lòng “thành phố biển hồ” sẽ là điểm du Xuân không thể bỏ qua của người dân Thủ đô. “Đảo hoa đào” nghìn gốc trong đời thực
Những ngày này, đại đô thị Vinhomes Ocean Park đang khoác lên mình “chiếc áo mùa xuân” rực rỡ dệt nên từ 1.000 gốc đào nở thắm và những thảm hoa muôn sắc màu. Không gian đẹp đến nao lòng của “thành phố đại dương” chính là món quà năm mới mà chủ đầu tư Vinhomes dành cho cư dân cũng như người dân Hà Nội. Nhờ tuyến đường Dương Xá - Đông Dư mới thông xe nên lễ hội hoa đào với chủ đề “Đào Phúc Lộc” đã đón lượng khách tham quan khổng lồ ngay từ ngày đầu khai mạc.
 |
Một góc “đảo hoa đào” trong lễ hội hoa xuân tại Vinhomes Ocean Park |
Với mong muốn mang đến cho cư dân và khách tham quan trải nghiệm Xuân độc đáo, Vinhomes đã lựa chọn tỉ mỉ những gốc đào quý, có thế đẹp nhất từ những làng nghề trồng hoa nổi tiếng của Hà Nội. Với số lượng 1.000 gốc, “Đào Phúc Lộc” chính thức xác lập kỷ lục lễ hội hoa đào truyền thống lớn nhất Việt Nam.
 |
Con đường Nón lá giữa “rừng” hoa đào tại Vinhomes Ocean Park hứa hẹn là điểm check-in nổi bật nhất Tết Canh Tý |
Đặc biệt, các nghệ nhân nổi tiếng Hà thành cũng được mời đến để thổi hồn Việt vào hàng triệu đóa hoa xuân và các tiểu cảnh độc đáo của lễ hội như: sử dụng tre nứa mộc mạc kết thành hình tượng bông sen, mái đình quen thuộc của làng quê Việt. Những chiếc nón làng Chuông, ô ngũ sắc cũng được khéo léo sắp xếp thành con đường Ô và Nón lá độc đáo, hứa hẹn trở thành điểm check-in không thể bỏ lỡ của cư dân và du khách.
 |
Màn trình diễn các mẫu thiết kế áo dài ấn tượng đi qua Con đường Ô rực rỡ sắc màu |
Đón Tết truyền thống giữa lòng đô thị hiện đại
Không chỉ tái hiện một không gian Xuân rực rỡ, Vinhomes Ocean Park còn đem đến những hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống từ 3 miền, tiêu biểu là hội chợ Tết quy tụ các nghệ nhân nổi tiếng nhất cả nước, đem đến những món ăn chuẩn vị truyền thống Bắc - Trung - Nam.
Ẩm thực xưa của Hà Nội như được “sống lại” trong hương vị ấm nồng quen thuộc của Phở Thìn Lò Đúc, do chính nhà sáng lập Nguyễn Trọng Thìn đứng bếp và phục vụ. Với những ai luôn yêu thích các món quà cổ truyền thì đây cũng là dịp đặc biệt để thưởng thức các loại bánh cốm, su sê được tỉ mẩn làm nên bởi nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết, người đã có 30 năm kinh nghiệm trong nghề, từng làm bếp trưởng cho sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008.
 |
Gian hàng ẩm thực 3 miền do các nghệ nhân nổi tiếng đứng bếp thu hút sự quan tâm của cư dân và du khách |
Tại lễ hội, các món đặc sản miền Trung, tiêu biểu là món ăn truyền thống Huế, được chế biến dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bếp Vàng Nguyễn Thị Phiên - chuyên gia ẩm thực cung đình. Các thực khách cũng có thể “chu du” đến miền Tây để thưởng thức những món ăn dân dã mà lạ miệng, như món xôi chiên phồng giòn rụm thơm phức - món ăn từng giúp nghệ nhân Lâm Khanh xác lập kỷ lục Guiness thế giới...
Bên cạnh đó, khách tham quan còn có dịp được sống lại những ký ức tuổi thơ và chia sẻ những khoảnh khắc trọn vẹn cùng gia đình khi tham gia vào các hoạt động và trò chơi dân gian thú vị như ông đồ cho chữ, nặn tò he, tô tượng, khám phá nghệ thuật dân gian truyền thống hay cùng ngắm nhìn màn trình diễn áo dài hoa xuân thướt tha.
 |
Cư dân Vinhomes tìm lại Tết xưa trong những hoạt động dân gian thân thuộc |
Bên cạnh những nét đẹp văn hóa truyền thống, dấu ấn Xuân tại Vinhomes Ocean Park còn được tạo ra bởi những trải nghiệm mới mẻ, hiện đại: lái thử xe VinFast, bứt tốc giữa cung đường ngàn hoa hay hóa thân thành tay đua Công thức 1 thứ thiệt thông qua trải nghiệm đua xe giả lập trên mô hình F1.
 |
Vinhomes Ocean Park tự hào mang đến trải nghiệm cuộc sống mơ ước cho người Việt |
Không chỉ đơn thuần tạo nên bầu không khí vui tươi, tràn đầy sức sống trong dịp năm mới, lễ hội hoa xuân “Đào Phúc Lộc” còn đem đến hình dung rõ nét hơn về một cuộc sống đẳng cấp đang chờ đón các cư dân tương lai tại “thành phố biển hồ” Vinhomes Ocean Park. Năm mới sang cũng là lúc khu đô thị hiện đại bậc nhất miền Bắc đi vào hoàn thiện. Cộng đồng dân cư mới sẽ có được trải nghiệm đáng mong ước với đầy đủ tiện ích hiện đại, đời sống tinh thần phong phú và lối sống văn minh, gắn kết.
Lễ hội “Đào Phúc Lộc” Thời gian: 10:00 - 21:00 hàng ngày, từ 15/01 đến 30/01/2020 (tức 21 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, nghỉ ngày 30 & mùng 1 Tết Canh Tý) Địa điểm: Khuôn viên Đại học VinUni, Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội Thông tin liên hệ: - Facebook: https://www.facebook.com/vh.oceanpark - Hotline: 0823 60 61 68 Để tham dự sự kiện, Cư dân nhận vé mời điện tử thông qua ứng dụng VinID và mang theo thẻ cư dân hoặc thẻ ra vào Vinhomes. Cư dân có thể mời người thân, bạn bè cùng tham gia, tối đa 10 người mỗi vé mời đối với cư dân tại 3 đại đô thị: Vinhomes Grand Park, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City; tối đa 5 người mỗi vé mời đối với cư dân tại các khu đô thị Vinhomes khác. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Khám phá ‘đảo hoa đào’ giữa lòng Vinhomes Ocean Park
Trung thực, kiên trì: Yêu cầu hàng đầu của người thợ Kiêu KỵKiêu Kỵ là làng nghề truyền thống duy nhất ở Việt Nam chuyên làm quỳ vàng.
Ngày xưa, để có được một quỳ thành phẩm, người thợ phải thực hiện gần 40 công đoạn khác nhau. Hiện, số công đoạn này đã giảm xuống 20 nhưng vẫn yêu cầu người thợ phải rất kỳ công và tỉ mỉ.
 |
Khâu nong trại trong nghề làm quỳ vàng. |
Bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, thợ làm khâu nong trại ở làng Kiêu Kỵ) cho biết, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại.
‘Làm nong trại, bàn tay thợ phải ít mồ hôi. Nếu người có nhiều mồ hôi tay khi làm phải đeo găng để tránh bị dính lá quỳ’.
Mỗi ngày, bà làm việc từ 10 -12 tiếng với thu nhập trung bình từ 150 - 160 nghìn đồng/ngày.
‘Làm nhiều được nhiều, làm ít được ít, thanh niên tinh mắt, nhanh tay thì sẽ làm được nhiều sản phẩm hơn’, bà Ngọc nói.
‘Làm nghề quỳ vàng phải tin tưởng nhau’, người phụ nữ này khẳng định.
Công việc liên quan đến vàng nên tin tưởng và trung thực là điều cốt lõi giữa người làm và người chủ thuê.
 |
Vụn vàng. |
Người lạ ở địa phương khác đến xin việc ít khi được chủ cơ sở quỳ vàng chấp nhận bởi họ khó kiểm soát việc thất thoát vàng.
Bà Ngọc từng chứng kiến câu chuyện 1 người làm thuê bị đuổi việc vì gian lận.
Theo đó, chủ một cơ sở quỳ vàng ở Kiêu Kỵ thuê một người ở địa phương khác đến nhà trông trẻ. Thời gian nhàn rỗi, người giúp việc này cũng tham gia vào khâu nong trại, sản xuất quỳ vàng.
Tuy nhiên người này ham mê lô đề. Chơi lô đề bị nợ tiền, bà tìm cách ăn bớt vàng để trả nợ. Mỗi lần làm việc, nhân lúc chủ không để ý, bà lại bớt các mảnh vàng vụn sau đó gom lại bán ra bên ngoài.
Người chủ cơ sở phát hiện vàng bị hao hụt nhiều hơn so với bình thường nên theo dõi. Khi phát hiện vụ việc, họ đã cho người giúp việc trên nghỉ làm.
Dát vàng cho nhà đại gia
Cả gia đình bà Phạm Thị Ngọc đều tham gia nghề làm quỳ vàng. Bà và con gái làm khâu nong trại, con trai thì đánh quỳ.
Nghề đánh quỳ là công việc người thợ phải cầm búa đập liên tục xuống để dát mỏng mảnh vàng.
Búa phải gõ đều tay mới tạo được độ nóng khiến vàng chảy và có thể dát mỏng.
 |
Thợ đánh quỳ. |
Đây là công việc vất vả nhất trong tất cả các khâu và cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên ngoài yêu cầu chịu khó, có sức khỏe tốt, không phải ai cũng làm được công việc này.
‘Người muốn làm khâu đánh quỳ phải tiến hành làm lễ ở nhà thờ tổ của làng vào 2 ngày trong năm là ngày khai tràng (12/1 âm lịch) và ngày giỗ tổ (17/8 âm lịch).
Theo quan niệm của làng, nếu tổ nghề cho làm nghề, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ đánh ra thành phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay’, bà Ngọc nói.
Người làm khâu đánh quỳ cũng mất khá nhiều thời gian để học việc. ‘Ngày mới làm, con trai tôi thường bị đánh búa vào tay, chảy máu do chưa có kinh nghiệm. Sau này quen, công việc thuận lợi hơn’, bà thông tin thêm.
Ngoài công việc làm quỳ vàng, làng Kiêu Kỵ còn nổi tiếng với nghề dát vàng, sơn son thếp vàng. Thợ của đất Kiêu Kỵ được mời đến các đền chùa, biệt thự, khách sạn… để dát vàng cho các công trình theo yêu cầu của khách.
Anh Lợi (SN 1968, làng Kiêu Kỵ) chia sẻ, thời gian hoàn thiện mỗi công trình kéo dài từ một đến vài tháng do đội thợ (5 hoặc 6 người) thực hiện.
‘Có lần, chúng tôi thực hiện công trình ở một khách sạn tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Đại gia chi rất nhiều cho việc xây khách sạn này. Trong phòng VIP của khách sạn, chậu rửa mặt, vòi hoa sen, bệ toilet… đều được dát vàng.
Lần đó, đội thợ chúng tôi gồm 6 người ăn, ở liên tục 1 tháng trong khách sạn để làm gấp, hoàn thiện công trình theo đúng hạn’, anh nhớ lại.
Đội thợ ở Kiêu Kỵ cũng ấn tượng về lần họ được thuê dát vàng lâu đài của một đại gia ở Cầu Giấy, Hà Nội.
‘Nội thất, cầu thang, trần nhà, cửa sổ… nhiều chỗ được mạ vàng với số lượng phải tính bằng kg’.
Những người thợ đã mất nhiều tháng trời mới hoàn thành công trình này. Được biết, tổng số tiền để hoàn thiện lâu đài lên đến 300 tỷ đồng.
 |
Các sản phẩm được dát vàng. |
Cũng theo anh Lợi, nếu có hợp đồng, các thợ sẽ được điều đi các tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắk, Đà Nẵng… để mạ vàng các công trình.
Thời gian không có hợp đồng ở các tỉnh, họ lại trở về xưởng để làm công việc mạ vàng các sản phẩm do khách gửi đến xưởng.
Mạ vàng có 2 loại là dát vàng thật và dát bằng bột bạc màu vàng (giả vàng).
Khách khó phân biệt dát vàng thật và giả nhưng người thợ chỉ nhìn qua là có thể phân biệt.
‘Vàng thật bóng theo kiểu trầm, không chói sáng như vàng giả. Vàng giả đẹp hơn nhưng theo thời gian màu sẽ bị xỉn, không giữ được màu như ban đầu trong khi đó sản phẩm dát vàng thật sẽ không như vậy’, anh Lợi nói.
Sản phẩm khách đem đến để dát vàng rất đa dạng như hoành phi câu đối, tượng chân dung và các linh vật (thay đổi theo từng năm).
‘Ví dụ năm 2020 là năm chuột, nhiều người chi cả chỉ vàng dát chuột vàng để trong nhà với mục đích trang trí và làm ăn phát tài phát lộc’, anh Lợi nói thêm.

Ông chủ cơ sở quỳ vàng kể thú chơi ngốn tiền tỷ của đại gia Việt
Đã có 4 đời làm nghề dát vàng bạc, gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung từng thực hiện những sản phẩm lên tới vài cân vàng.
" alt=""/>Ly kỳ chuyện dát vàng lâu đài của đại gia Hà Nội