Căn hộ chứa ký ức của gia chủ, ngập mảng xanh thiên nhiên và nắng vàng
2025-04-29 19:28:11 Nguồn:NEWS Tác Giả:Kinh doanh View:518lượt xem
Kiến trúc sư Phạm Huệ (TP.HCM) được biết đến với nhiều công trình độc đáo,ănhộchứakýứccủagiachủngậpmảngxanhthiênnhiênvànắngvàlịch thi đấu bóng đá châu á mang nét gần gũi, mộc mạc nhưng cũng đậm cá tính riêng.
Chị sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh, vì thế thiên nhiên, cây cỏ có ý nghĩa rất lớn. Trong các công trình chị thực hiện đều phảng phất những mảng xanh thiên nhiên.
Công trình căn hộ ở Quận 6 (TP.HCM) là sản phẩm chị mới thực hiện năm 2022. Gia chủ là người yêu động vật, đang nuôi một chú mèo dễ thương nên đã đặt tên căn hộ là “Chum house”.
Căn hộ 2 phòng ngủ được thiết kế với tone màu sáng kết hợp gam màu nóng, tận dụng lại một số đồ nội thất có sẵn là đồ kỷ niệm của gia đình như cách giữ lại những ký ức tươi đẹp đã qua.
Hãy cùng VietNamNet tham quan căn hộ này:
Sự kết nối giữa các phòng và ban công, điều hoà yếu tố tự nhiên vào không gian như cây xanh, gió và ánh sáng.Nội thất bố trí tối giản, tăng tối đa mảng xanh cả bên trong và ngoài căn hộ.Phòng làm việc không dùng cánh cửa mà chỉ làm cửa vòm độc đáo, tạo không gian mở, thông suốt từ phòng khách, bếp, bàn ăn. Nếu như phòng khách lát gỗ màu vàng sáng ấm cúng thì nơi làm việc được Phạm Huệ thay đổi sang gạch giả bê-tông để tạo điểm nhấn, đồng thời sử dụng tường sơn hiệu ứng màu cam đất. Hai mảng màu đối lập nhưng tạo nên sự hài hòa tuyệt đối, tạo năng lượng tích cực mỗi ngày cho gia chủ. Trong các căn hộ hiện đại, gia chủ thường đưa phòng khách ra gần ban công để thu tối đa ánh sáng nhưng ở đây, phòng khách đặt ở trung tâm, tiếp nối với sảnh tiếp đón và tủ giầy. Cách bố trí vừa tạo nơi sinh hoạt chung riêng tư, dễ chịu, lại đưa được không gian ăn uống gần nơi nhiều ánh sáng, gió trời, giảm thiểu mùi đồ ăn. Phòng khách được trang trí bằng bức tranh tường vẽ tay hình chú mèo Chum đáng yêu.
Phòng khách cũng có gió tự nhiên nhờ ô cửa sổ hình chữ nhật thông ra ban công nhỏ dùng làm nơi giặt phơi. Viền cửa bằng gỗ cùng tone màu với nội thất, mang nét kiến trúc hoài cổ.
Khu bếp nhỏ gọn, đủ tiện nghi, thiết kế đơn giản nhưng thẩm mỹ. Hệ tủ cao kịch trần với cánh phẳng, không có gờ để gia chủ dễ vệ sinh, không đọng nước. Ngăn cách giữa bếp và phòng khách là một bức tường nhỏ thay quầy bar. Gia chủ có thể tận dụng làm nơi trưng chậu cây cảnh, bình hoa hoặc đồ decor nhỏ xinh.
Góc nhìn từ phòng làm việc ra không gian chung. Bố cục nhà gọn, tinh tế.
Khu vực ban công với sàn bê-tông mài, thiết kế bồn cây lá nhỏ, tường ốp gạch lục giác bắt mắt. Một góc chill thú vị cho cả nhà vào buổi chiều mát mẻ. Phòng làm việc ngay gần ban công nên kiến trúc sư cho làm cửa sổ tròn đẹp mắt đồng thời tận dụng được luồng gió và khí tươi vào không gian.
Phòng ngủ master có nội thất đơn giản với một số đồ dùng cơ bản như: Giường, tivi, tủ để đồ, ghế đọc sách... giúp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia chủ mà không làm mất đi sự gọn gàng, ngăn nắp.
Do nhà có diện tích hạn chế nên gia chủ bố trí giường ngủ cho bé lớn tầng 2, tầng 1 đặt cũi em bé kết hợp tủ đựng đồ nhỏ xinh. Màu sắc cam, trắng, be, xám kết hợp khá đồng điệu, thu hút và nổi bật. Cầu thang có các ngăn kéo tủ giúp chủ nhân có thêm vị trí cất giữ đồ đạc.
Căn hộ đẹp với ban công chạy dài, sắc xanh thiên nhiên ngập trànCăn hộ 130m2 của gia đình chị Kim Ngân thuộc dạng chung cư cũ, chị đã cải tạo theo phong cách farmhouse hiện đại với ban công chạy dài dùng trồng sen và cây cảnh.
PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương tại Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2021. Ảnh: NAG Nguyễn Á
Quy chế về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ GD-ĐT mới ban hành (và dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/8/2021) đã gây xôn xao trong giới khoa học, trong đó có nhiều ý kiến phản biện về việc ‘hạ chuẩn’ đầu ra của tiến sĩ.
Đặc biệt, ngày 15/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu các ý kiến góp ý, có hình thức phù hợp để trao đổi ý kiến thật sự khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng ‘nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ’.
Tôi có một số ý kiến đóng góp về tiêu chuẩn đầu ra của việc đào tạo tiến sĩ như sau:
Cần đi thẳng vào hiện trạng giáo dục
Như chúng ta biết, Thông tư có nội dung và mục đích nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định chung trong các văn bản pháp luật, có hiệu lực 45 ngày sau khi ban hành; và thời gian hiệu lực của Thông tư có thể chỉ 4 năm (như trường hợp ta đang bàn là Thông tư 08/2017 sẽ bị thay thế bằng Thông tư 18/2021 này).
Do đó, Quy chế theo Thông tư 18 sẽ được áp dụng ở ngay hiện tại và trong tương lai gần, chứ không phải ở một tương lai xa, khi ta giả thiết đã có những điều chúng ta muốn xây dựng. Vì vậy, chúng ta nên phân tích việc áp dụng Quy chế trong hiện trạng giáo dục và xã hội ta hiện nay.
So với các nước tiên tiến được không?
Khác với Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ cũ (Quy chế 2017), Quy chế mới (Quy chế 2021) không yêu cầu luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế.
Có ý kiến cho rằng ở các nước tiên tiến, ví dụ như ở Pháp, không có yêu cầu công bố với tiến sĩ. Theo tôi, ta cũng nên xét một cách tổng thể. Trước hết, ở Pháp thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ phải có bằng Tiến sĩ khoa học (Habilitation – bằng cấp cao nhất trong khoa học, kết quả của một quá trình tối thiểu 3 năm nghiên cứu cao cấp hơn sau bằng tiến sĩ) – đảm bảo vấn đề từ gốc là thầy hướng dẫn đã có kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu. Trong khi đó, Quy chế mới của ta đã ‘hạ chuẩn’ so với Quy chế cũ khi không yêu cầu thầy hướng dẫn phải có công bố quốc tế. Ngoài ra, luận án ở Pháp được hai phản biện đánh giá với các tiêu chí cao - hầu hết các kết quả nghiên cứu trong luận án đã được gửi đi và sớm được công bố trên các tạp chí hay hội thảo khoa học uy tín.
Việc đánh giá luận án tiến sĩ ở Pháp hay nhiều nước tiên tiến là do cộng đồng khoa học đánh giá và đáng tin tưởng vì đó đã là một cộng đồng khoa học phát triển. Cộng đồng khoa học của chúng ta đã đủ phát triển chưa khi mà trong tấm bằng tiến sĩ của Pháp ghi đầy đủ tên các thành viên Hội đồng với quan trọng nhất là hai phản biện; còn ở ta, để tránh tiêu cực, tên của hai phản biện độc lập mãi mãi là bí ẩn với mọi người?
Đề xuất công khai tên của phản biện độc lập là rất hợp lý; nhưng chừng nào trong Quy chế chưa quy định những điểm mới như vậy, thì chúng ta vẫn phải xây dựng các điều khoản dựa trên các quy định cũ.
Có một số ý kiến cho rằng với Quy chế này, chúng ta vẫn có thể đạt được chuẩn mực cao bằng cách nâng cao chất lượng các tạp chí trong nước, giới hạn danh sách các tạp chí được Hội đồng Giáo sư công nhận. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện dài, của tương lai xa, chứ chưa thể áp dụng ngay vào trong Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8 này.
Chính vì cộng đồng khoa học của chúng ta chưa đủ phát triển như vậy nên để có thể tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, chúng ta cần chấp nhận một số chế tài quy định các điều kiện hội nhập quốc tế. Do đó, để có thể nâng cao chất lượng, chúng ta chưa thể 'hạ chuẩn' đầu ra.
Một trong những băn khoăn của nhiều người là có thể có những ngành/chuyên ngành mà khó để công bố quốc tế thì ý kiến “đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, bảo đảm chất lượng”, có lẽ là thỏa đáng.
Có thực sự tự chủ tích cực?
Với các quy chế trước đây, từng cơ sở đào tạo vẫn có thể giữ nguyên chuẩn đầu ra hoặc nâng cao lên (như Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam). Vậy thì vấn đề tự chủ về công nhận trình độ tiến sĩ sẽ tạo điều kiện để những cơ sở đào tạo chưa đạt được chuẩn đầu ra như trước đây sẽ có chuẩn đầu ra thấp hơn?. Liệu chúng ta có thể tin rằng ở các cơ sở đạo tạo đó, các bằng tiến sĩ sẽ tiếp cận được chuẩn mực quốc tế? Và liệu chúng ta có thể chắc rằng xã hội sẽ phân biệt được bằng tiến sĩ của trường nào có giá trị hơn trường nào và chính thị trường sẽ đào thải các bằng tiến sĩ kém chất lượng?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét thực tế bằng tiến sĩ ở Việt Nam được sử dụng như thế nào? Tôi rất chia sẻ với ý kiến của GS Ngô Việt Trung rằng: Các cơ quan nhà nước hay các cơ sở đào tạo (công hay tư) là những nơi chủ yếu sử dụng bằng tiến sĩ như một yếu tố để nâng cao vị trí công tác; trong đó có nhiều nơi chỉ quan tâm đến tấm bằng chứ không sử dụng trình độ nghiên cứu của tiến sĩ. Vì vậy, có thể nhiều người sẽ tìm đến những nơi đào tạo tiến sĩ dễ dãi để có tấm bằng; và xã hội chưa đủ phát triển để phân biệt và đào thải những bằng tiến sĩ kém chất lượng.
Tóm lại, theo tôi, Quy chế này cần đặt trong hiện trạng của nền giáo dục và nhu cầu sử dụng tiến sĩ của xã hội ta hiện nay. Chúng ta không thể áp mô hình của một nước tiên tiến hay một mô hình mà ta dự định xây dựng trong tương lai xa vào cho hiện tại.
Chúng ta ghi nhận là Quy chế mới đã có một số thay đổi tích cực như: Các cơ sở đào tạo có thể công nhận kết quả học tập lẫn nhau, yêu cầu nghiên cứu sinh sinh hoạt khoa học thường xuyên ở cơ sở đào tạo, có thể tiến tới việc tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo cấp kinh phí cho nghiên cứu sinh. Nhưng điều đó không mâu thuẫn với việc giữ một chuẩn đầu ra tiếp cận với trình độ quốc tế.
Tôi rất mong rằng tới đây Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh Quy chế này để có thể phát huy những mặt tích cực của Quy chế, nhưng không 'hạ chuẩn' đầu ra, nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ.
PGS. Phan Thị Hà Dương
Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu Toán học (Unesco) - Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT từ 0h ngày 26/7
Từ 0h ngày 26/7, tất cả địa phương sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. VietNamNet sẽ cập nhật điểm thi tốt nghiệp THPT nhanh nhất để phụ huynh và học sinh tra cứu.
" alt=""/>PGS Phan Thị Hà Dương: Không nên hạ chuẩn tiến sĩ với hiện trạng ở Việt Nam