Cô gái Hồ Thị L (SN 1997) người dân tộc Pa Kô, sinh ra và lớn lên ở khu vực heo hút thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. L đang ở tháng cuối cùng của thai kỳ, vóc dáng bé nhỏ, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ.Cũng như nhiều hoàn cảnh bất hạnh khác, cô được Đại Đức Thích Nguyên Bình, trụ trì chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá (xã Phan Đình Phùng, Mỹ Hào, Hưng Yên) giúp đỡ, đón về nuôi dưỡng trong chùa, chờ ngày sinh nở…
 |
Chùa Mục Đồng ở thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên |
Tuổi thơ bất hạnh
Đưa tay quệt dòng nước mắt, L cho biết tuổi thơ cô là tháng ngày thiếu thốn tình thương khi bố mắc bạo bệnh qua đời, mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Năm đó, L mới bắt đầu biết bò. Đến giờ, L thừa nhận, cô không thể hình dung được khuôn mặt của bố ra sao.
 |
Cô gái trẻ Hồ Thị L (SN 1998) |
Hồ Thị L kể, năm 16 tuổi, L vướng vào lưới tình của một người đàn ông rồi có thai. Ngay sau đó người yêu tàn nhẫn chối bỏ trách nhiệm, đi lấy vợ. Một mình L với cái thai lớn lên từng ngày.
Không chịu nổi ánh mắt soi mói của người làng và lời mắng mỏ của chú, L cho biết, khi cái thai bước sang tháng thứ 7, cô uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn được phát hiện và cứu sống.
‘Quê tôi vẫn còn hủ tục nặng nề, con gái không chồng mà chửa là mang lại tai họa cho gia đình, làng bản. Theo truyền thống, người đó phải mua heo và dê phạt vạ cho làng làm lễ để gột rửa đen đủi. Năm đó tôi không có tiền, chỉ mua được một con lợn nhỏ phạt vạ’, L nhớ lại.
Còn trẻ, gần đến ngày sinh nở L vẫn không hay biết, đến lúc trở dạ, cô gái trẻ phải vượt cạn một mình.
‘Ở làng tôi, trường hợp có chồng, khi sinh con sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc cẩn thận của người trong gia đình, dòng tộc nhưng nếu người như tôi, phải tự sinh một mình. Nếu ai giúp tôi sinh, tôi phải cho họ con gà gột rửa đen đủi. Tôi không có tiền nên bơ vơ trong giai đoạn sinh tử đó.
Tôi đau từ sáng đến chiều, khi vừa ra nhà tắm ngoài vườn, tôi đẻ rơi con. Một người dân làng đi qua, nghe tiếng trẻ con khóc, họ đứng cách 20 m, hướng dẫn tôi tự cắt rốn cho con trai bằng chỉ.
Ông nội tôi thương cháu nhưng vì là đàn ông, lại là người đứng đầu của gia đình nên không giúp gì được. Sống ở đấy, ông cũng phải tuân theo quy định từ xa xưa của dân làng.
Một tuần đầu, hai mẹ con chỉ có manh chiếu mỏng, nằm dưới nền đất đầy bụi bặm của nhà sàn. Thương con, tôi xin phép ông cho lên nhà, ông khóc cho hai mẹ con lên, bất chấp chú tôi phản đối’, L kể tiếp.
L cho hay, bố đứa trẻ lấy vợ, sinh được hai con gái, nhiều lần có ý định sang ‘bắt’ con trai về. Tuy nhiên, cô khẳng định, cô sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền nếu điều đó xảy ra.
‘Con trai hơn tuổi, tôi để cháu ở nhà nhờ ông nội và cô chú nuôi giúp, còn mình vào Đà Nẵng với anh trai ruột, làm công nhân cho công ty thủy sản. Mỗi tháng tằn tiện tôi gửi về cho gia đình 2 triệu nuôi con.
Anh tôi là người khuyết tật, bị teo tay chân nhưng vẫn đi lại được. Hai anh em đùm bọc lẫn nhau nơi đất khách quê người. Để giảm chi tiêu, tôi ở trong kí túc xá cho công nhân’, cô gái sinh năm 1998 nói.
Nào ngờ, định mệnh cho cô yêu một người đàn ông tên Phương (SN 1998 - Quảng Ngãi) và L tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, bị người yêu phụ bạc khi họ hay biết cô mang thai.
Lòng từ bi nơi của chùa
‘Tôi quen người đó qua mạng xã hội zalo. Từ chỗ chỉ trò chuyện qua mạng, hai người gặp gỡ và hẹn hò. Tôi ở kí túc xá, 10 giờ đã đóng cửa nên cuối tuần hai hai mới gặp nhau. Anh ở cách chỗ tôi vài km. Ban đầu anh tha thiết, hứa sẽ cưới tôi sớm.
Tuy nhiên, ngày tôi thông báo tin vui, anh lạnh lùng khuyên tôi đi phá. Anh bảo anh còn trẻ , cần phấn đấu cho sự nghiệp, tương lai, chưa muốn lấy vợ. Người đó dúi vào tay tôi 3 triệu rưỡi, dặn tôi tự đến bệnh viện giải quyết’, giọng đau đớn, L nói.
L kiên quyết giữ cái thai, người đàn ông cắt liên lạc, bỏ về quê làm thủ tục sang nước ngoài lao động. Bơ vơ với bào thai đang lớn dần trong bụng, L tìm đến chị gái của người yêu đang sống ở Đà Nẵng.
‘Chị gái anh đưa hai anh em tôi về Quảng Trị gặp bố mẹ anh. Hai bác không chấp nhận cháu nội. Họ nói, đợi khi nào tôi sinh con xong, mang đứa trẻ đi xét nghiệm ADN, nếu đúng huyết thống, hai người sẽ có trách nhiệm. Chán nản, tuyệt vọng, tôi quay về Đà Nẵng’, người phụ nữ chua xót chia sẻ.
Mang bầu nặng nề, năng suất lao động giảm, công ty cho L nghỉ việc. Lần này, trong lúc quẫn trí, nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình, cô lại tìm đến cái chết nhưng bất thành. Tỉnh dậy trong bệnh viện, cô bật khóc nức nở.
Qua một số trang mạng xã hội, L biết đến Đại Đức Thích Nguyên Bình và chùa Mục Đồng. Cô nhắn tin cho thầy cầu cứu.
 |
Đại đức Thích Nguyên Bình chăm sóc một cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi |
Được sự đón nhận của thầy, L khăn gói ra Hà Nội. Trước khi ra nương náu ở chùa, L bán chiếc xe máy được 4 triệu, gửi về cho cô chú ở quê.
Phóng viên nghĩ L gửi tiền về, nhờ cô chú nuôi con, thế nhưng người phụ nữ trẻ tiết lộ: ‘Tôi gửi tiền về để chú ruột mua dê, lợn phạt đền cho làng. Nếu không làm vậy, ông nội tôi sẽ bị người làng chỉ trích. Ông lớn tuổi rồi, tôi không muốn ông khổ thêm...’.
Sống trong sự đùm bọc của nhà chùa và những người cùng cảnh ngộ, tinh thần L phấn chấn hơn chút nhưng cũng có những ngày buồn bã, bỏ cả ăn uống. Sư thầy và phật tử phải động viên.
Cô dự định sinh nở xong, đợi con cứng cáp, cô sẽ gửi con nhờ nhà chùa nuôi giúp một thời gian, vào Nam làm việc. Đợi ổn định, cô sẽ quay về đón.
 |
Một trường hợp được nhà chùa chăm sóc trong thời gian mang thai, hiện đã sinh con được 4 tháng |
Đại Đức Thích Nguyên Bình cho biết: ‘Tất cả các trường hợp như L, được nhà chùa hỗ trợ, nuôi dưỡng đến khi đứa trẻ tròn 6 tháng. Sau thời gian đó, các mẹ có thể đưa con theo hoặc gửi lại chùa chăm sóc tạm thời, đợi công việc ổn định, họ quay lại đón con. Tất cả được nhà chùa giúp đỡ miễn phí từ nguồn ủng hộ của các mạnh thường quân.
Thời điểm này chùa Mục Đồng đang xây dựng lại nên các thai phụ được chuyển về chùa Thiên Hương (xã Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên) ở tạm. Chùa Thiên Hương cũng là ngôi chùa tôi trụ trì. Một số khác thì tôi thuê nhà cho ở. Khi nào chùa Mục Đồng hoàn thiện, nhà chùa sẽ chuyển các trường hợp này về’.
Trao đổi với VietNamNet, ông Kiều Mạnh Bề - Chủ tịch UBND xã Dương Quang cho biết: 'Các trường hợp phụ nữ mang thai được sư thầy Thích Nguyên Bình đưa về tạm lánh tại chùa Thiên Hương đều có đăng ký tạm trú đầy đủ. Việc nhà chùa làm được chính quyền, nhân dân ủng hộ vì đây là việc phúc đức. Chúng tôi cũng xác minh, không có tình hình gì bất ổn hay vi phạm pháp luật'.
Ông Vũ Văn - trưởng thôn Yên Xá, (xã Phan Đình Phùng) thông tin: 'Việc sư thầy xây nhà tạm lánh, chăm sóc bà bầu và nuôi dưỡng trẻ em được chúng tôi hoan nghênh, ủng hộ. Thời gian tới, khi chùa hoàn thiện, nhà chùa đón các bà bầu về đây, dân làng sẽ chung tay góp sức'.
*Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi

‘Bà giáo’ tuổi 80 ở Hà Nội bật khóc vì hành động của một học sinh
20 năm trôi qua, người đàn bà nay đã gần tuổi 80 vẫn miệt mài dạy múa, hát cho những trẻ em khuyết tật dù địa điểm là một lớp học khang trang hay chỉ là trước sảnh một ngôi trường.
" alt=""/>Rơi nước mắt cô gái mang bầu, nương nhờ ngôi chùa ở Hưng Yên
Sáng nay (5/4), họp báo Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 với chủ đề ‘Tinh hoa nghề Việt’ đã diễn ra tại Hà Nội.Đây là sự kiện kinh tế và văn hóa nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống.
Đồng thời Festival cũng tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
 |
Một sản phẩm thuộc 16 nhóm nhóm nghề sẽ tham gia Festival nghề truyền thống Huế năm 2019 được trưng bày tại buổi họp báo sáng nay |
Có mặt tại buổi họp báo, bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Phó Trưởng ban BTC Festival Nghề truyền thống Huế 2019, cho biết, Festival năm nay gồm 16 nhóm nghề như: Thêu, Kim hoàn, Mộc mỹ nghệ, Đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy, Thư pháp...
Festival còn có sự tham gia của 62 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước.
Ngoài các chương trình có dấu ấn từ Festival trước như Lễ hội áo dài, Lễ tế tổ bách nghệ - Lễ rước tôn vinh nghề, Lễ hội ẩm thực, Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế, Festival lần này sẽ có thêm Lễ hội hoa, chương trình nghệ thuật của các ca sĩ nổi tiếng đến từ Hàn Quốc...
Tại Festival lần này, Ban tổ chức sẽ bố trí, sắp đặt nhiều không gian với hình thức trang trí mang tính nghệ thuật như: Không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; Không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống của các thành phố quốc tế; Không gian Sen và Thổ cẩm; Không gian Lụa và Áo dài (trong đó có dịch vụ may áo dài nhanh); Không gian Đông y Huế; Không gian Mây tre đan; Không gian Diều và Thư pháp...
Mỗi không gian là một câu chuyện về nghề, giới thiệu tập trung những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, tại Festival còn có không gian đi bộ và cảnh quan với cầu đi bộ trên sông Hương kết nối với hệ thống đường đi bộ bờ Nam sông Hương cùng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu... tạo thành không gian nên thơ trải dài dọc bờ sông Hương với nhiều hoạt động trong ngày hội Festival.
Festival nghề truyền thống Huế đang từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ một số quốc gia trên thế giới. Tổng cộng có 17 đoàn khách quốc tế và 11 thành phố, tổ chức quốc tế tham dự đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ.

Du khách phải trả 9 USD 'thuế tạm biệt' khi rời Nhật
Từ ngày 7/1, du khách nước ngoài và cả người dân Nhật Bản đều phải trả 9.19 USD tiền thuế tạm biệt rước khi ra khỏi quốc gia này.
" alt=""/>62 làng nghề tham gia Festival nghề truyền thống Huế
Không để tâm đến việc trò chuyện với conTrẻ nhỏ cần giao tiếp liên tục với người lớn. Tuy nhiên, do bận rộn, nhiều phụ huynh thường làm việc trong khi trẻ tự chơi, không dành thời gian nói chuyện với trẻ. Nếu điều này dần trở thành thói quen, trẻ sẽ sống trong thế giới riêng của mình. Bạn không thể lấy lại thời gian đã trôi qua, nhưng từ bây giờ hãy học cách trân trọng từng phút giây bên trẻ nhỏ.
Phản ứng thái quá khi con mắc lỗi
Hãy lấy 1 ví dụ, bé làm đổ chai sữa lên bàn ăn và thông thường cha mẹ sẽ ngay lập tức nổi cơn thịnh nộ, la mắng trẻ.
Đây là một phản ứng thái quá của cha mẹ đối với hành động của con. Thực ra khi trẻ thấy cha mẹ tức giận và la mắng như vậy sẽ càng cảm thấy có lỗi, sợ hãi và kết quả là trẻ sẽ òa khóc, điều này lại càng khiến người lớn căng thẳng hơn và rất dễ xảy ra xung đột.
Thay vào đó, cha mẹ hãy bình tĩnh và rủ con cùng dọn dẹp đống lộn xộn: “Mẹ con mình cùng dọn bàn ăn cho sạch nhé”. Và tất nhiên bé cũng sẽ có phản ứng tích cực với lời đề nghị không thể tốt hơn của mẹ thay vì bật khóc, sợ sệt.
 |
Ảnh minh họa. |
Không đặt ra kỷ luật cho con
Khi thấy con mình bày trò phá bĩnh hay bắt nạt trẻ khác mà bạn không hành động ngăn lại, trẻ sẽ dễ sinh tính hung hăng, khó bảo sau này. Chuyện thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề. Các bậc cha mẹ thường không biết làm như thế nào để xây dựng nguyên tắc với con, do vậy họ chọn cách im lặng và không làm gì cả.
Việc nuôi dạy con theo cách này có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng như phạm pháp. Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái được và không cũng như cách tương tác, giao tiếp với người khác. Nếu chúng không được định hướng ngay từ bé, ranh giới giữa đúng, sai sẽ trở nên nhạt nhòa.
Đa phần các bậc cha mẹ không mấy khi để ý đến chuyện này, bởi họ cảm thấy mệt mỏi và luôn lười biếng sau những giờ làm việc căng thẳng, cha mẹ không muốn làm gì để cho con cái tự do. Hãy đặt ra kỷ luật cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ, từ giờ giấc sinh hoạt cho đến việc học tập. Việc này sẽ tạo thành thói quen cho trẻ và cách làm việc theo giờ như vậy sẽ có những hiệu quả rất lớn đó các cha mẹ nhé.
So sánh con với con nhà người ta
Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều cha mẹ mong muốn, là con nhà người ta sẽ trở thành hình tượng mẫu để trách móc con: con phải như thế này, con thấy bạn A không?, tại sao con lại không được như thế?, con nhà người ta…. và cứ thế tiếp diễn hằng ngày, từng sự việc, từng niềm mong ước hay từng sai lầm gì của con.
Mục đích của việc so sánh là giúp phụ huynh giải tỏa nỗi thèm khát mong muốn như con nhà người ta, đồng thời để cho con nhìn hình tượng mà tự rút kinh nghiệm và học hỏi. Tuy nhiên, điều này không giúp khích lệ con mà mang lại tác dụng ngược, con sẽ chỉ thêm mặc cảm, tự ti hoặc con hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.
Tâng bốc thái quá
Bạn đã bao giờ nói những câu như "Con là người đặc biệt và duy nhất trên thế giới này" để xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ? Mục đích của bạn rất đúng đắn, nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Tiểu bang Ohio (Mỹ) đã cảnh báo về hậu quả bất ngờ của những câu nói tương tự.
Brad Bushman, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng việc khích lệ trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh thường xuyên và tâng bốc thái quá, bạn có thể khiến trẻ trở nên kiêu căng và cho bản thân là quan trọng nhất. Do vậy, phụ huynh cần chú ý tìm điểm cân bằng.
Kỳ vọng quá cao
Không phụ huynh nào muốn trẻ trở thành kẻ thất bại. Tuy nhiên, một số người lại đặt ra kỳ vọng quá cao. Những kỳ vọng sẽ thúc đẩy trẻ thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.
Ryan Hong, nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore giải thích: "Trẻ em trở nên sợ mắc lỗi khi bố mẹ mong chúng làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Hãy dành chút thời gian và suy nghĩ xem liệu bạn có đốc thúc con nhiều hơn mức cần thiết hay không".

Con đóng cửa trong phòng cả ngày, mẹ chết lặng phát hiện điều khó tin
Thấy con trai (học lớp 12) thường xuyên đóng cửa trong phòng, bố mẹ yên tâm, nghĩ con bận rộn với việc học. Tuy nhiên, khi kiểm tra bất ngờ, người mẹ mới chết lặng.
" alt=""/>6 sai lầm trong dạy con mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải