Và bạn có hay, ngay từ thế kỷ 17, người Nhật Bản đã nghĩ ra và áp dụng 1 cách chống kẻ xâm nhập 1 cách cực kỳ độc đáo và hiệu quả không?
Đó chính là sử dụng phương cách Nightingale (hay Uguisubari - có nghĩa là: Sàn nhà chim họa mi trong tiêng Nhật) để lắp đặt cho các sàn nhà ở phía hành lang nhà, cung điện đền thờ... hay phía ngoài phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ... như 1 hệ thống báo động vào ban đêm.
Chiếc sàn này trông cũng giống hệt như các sàn khác, tuy nhiên, nó sẽ "phát" ra tiếng hót như chim họa mi theo từng bước chân của người hoặc động vật bước đi trên đó.
Ví dụ nổi tiếng nhất của việc lắp sàn nhà Nightingale là lâu đài Nijo ở Kyoto, Nhật Bản. Được biết, lâu đài Nijo được xây dựng trong thời Edo, đây là trụ sở chính mà nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Nhật Bản "tề tựu" thời đó.
Nhiều người cho rằng, sàn Nightingale ở Nijo vẫn còn hoạt động ngày nay và được sử dụng như 1 phương cách bảo vệ vị quan khách ghé tới đây.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, những sàn nhà dạng này được lắp đặt để tránh sự xâm nhập của các "Ninja" - những người vốn có biệt tài di chuyển cực nhẹ nhàng, không gây chút tiếng động nào.
Đi lại trên sàn nhà, bạn cảm giác như mình đang tạo ra bản nhạc hòa tấu từ tiếng hót chim họa mi
" alt=""/>Sàn nhà chống trộm 'biết hót' như chim họa mi độc đáo của người Nhật BảnNói một cách dễ hiểu, công việc của các nhân viên "câu view" chính là ngồi trước một loạt các thiết bị thiết bị điện tử có thể lên mạng được, sau đó lần lượt click vào những website được yêu cầu hoặc cài đặt phần mềm/ứng dụng được mua quảng cáo.
Chi phí trung bình cho những lần "câu view" vào khoảng 3 tệ (tương đương 10 nghìn đồng)/lần cài đặt ứng dụng đối với các sản phẩm dùng iTunes và 30 tệ (tương đương 100 nghìn đồng) cho 10.000 lần cài đặt của hệ điều hành Android.
Kỳ thực, công việc "câu view" không có nhiều yêu cầu về kỹ thuật hay trình độ. Các nhân viên làm công việc này chỉ phải rập khuôn một vài thao tác cố định, không có gì đổi mới hay sáng tạo, cũng không có cơ hội giao lưu nhiều với người ngoài, giống như một dây chuyền sản xuất đã được lập trình sẵn trong nhà máy. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây là công việc nhàm chán nhất thế giới.
Tuy nghe qua thì công việc có vẻ nhàn hạ và thu nhập không tồi, nhưng kỳ thực mức lương của một nhân viên "câu view" đa phần không quá 100 tệ (tương đương 340 nghìn đồng)/ngày.
Bởi đặc thù công việc suốt ngày làm việc với máy móc điện tử, nên sức khoẻ của những người này đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Dẫu vậy, đây vẫn là một ngành nghề mới thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ ở Trung Quốc.
Theo GenK
" alt=""/>Làm việc trong công xưởng 'câu view, sống ảo': Nghề nghiệp nhàm chán nhất thế giới