Thực hiện kế hoạch của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Quân chủng Phòng không-Không quân và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đang tích cực phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chung. Trong đó, trọng tâm là hiệp đồng tổ chức bảo đảm hoạt động bay quân sự của các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân.
Trực thăng Mi-17 thuộc Sư đoàn không quân 371 bay hợp luyện. (Ảnh: VATM)
Quy mô hoạt động bay quân sự sẽ bao gồm: Thiết lập cầu hàng không kết nối sân bay Gia Lâm với sân bay Điện Biên, sử dụng các chủng loại máy bay vận tải quân sự hiện đại thuộc biên chế của Lữ đoàn không quân 918 như C295, NC-212i.
Chuyển sân 12 trực thăng thuộc Sư đoàn không quân 371 lên sân bay Điện Biện thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện đường dài, không vực, xuyên mây, bay hợp luyện và bay diễu binh chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
VATM cho biết đến nay đã hoàn thành phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân nhiều nội dung quan trọng như: Xây dựng bổ sung các phương thức bay quân sự; cập nhật quy chế bay trong khu vực sân bay Điện Biên bao gồm các đường bay thực hiện nhiệm vụ chuyển sân, đường bay dự bị, các phương thức bay sẵn sàng chiến đấu như các đường bay huấn luyện đường dài, không vực, xuyên mây, đặc biệt là xây dựng chi tiết các đường bay thực binh chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (đường bay ĐB-01TT và ĐB-02TT).
Hai bên cũng đã phối hợp triển khai nhiều đợt làm việc, khảo sát thực tế để đảm bảo các lực lượng của hàng không dân dụng và quân sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, kịp thời xử lý các tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung.
Máy bay C295 thuộc Lữ đoàn không quân 918 cất cánh. (Ảnh: Sư đoàn không quân 371)
Tại hội nghị hiệp đồng bảo đảm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa diễn ra tại TP Điện Biên do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức có sự tham dự của đại diện VATM, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Quân khu II, Cảng vụ hàng không miền Bắc và các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Điện Biên.
Các cơ quan, đơn vị đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và thống nhất các nội dung: Công tác quản lý điều hành bay, công tác bảo đảm sân đỗ, đường băng, đường lăn, kỹ thuật hậu cần, công tác bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn trong thời gian chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ bay thực binh.
Các bên thống nhất các cơ sở điều hành bay của VATM sẽ trực tiếp điều hành các chuyến bay quân sự gồm: Trực thăng, C-295, NC-212i bay trên đường hàng không và các chuyến bay C-295, NC-212i cất, hạ cánh sân bay Điện Biên. Cung cấp dịch vụ đánh tín hiệu đối với các chuyến bay C-295, NC-212i đến sân bay Điện Biên.
Bên cạnh đó, VATM bảo đảm các phương tiện dẫn đường của VATM phù hợp hoạt động bay quân sự, bảo đảm các vị trí trực quân sự và môi trường công tác thuận lợi cho tổ chỉ huy bay quân sự - Sư đoàn không quân 371 tại Đài kiểm soát không lưu Điện Biên.
Công ty Quản lý bay miền Bắc phối hợp với sư đoàn không quân 371 xây dựng, ký kết văn bản hiệp đồng chỉ huy, điều hành bay hỗn hợp tại khu vực sân bay Điện Biên trước ngày 10-4-2024. Tổ chức phổ biến, huấn luyện chung giữa lực lượng chỉ huy bay, sĩ quan dẫn đường và kiểm soát viên không lưu trước khi thực hiện chuyển sân trực thăng đến sân bay Điện Biên.
(Nguồn: Báo Người Lao Động)" alt=""/>Bay diễu binh tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên PhủQuang cảnh phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Trước đó, tại phiên họp thứ 28 (tháng 12/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường phải đáp ứng tiêu chí về tính cấp thiết, phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và đạt sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cơ quan, hạn chế tối đa việc trình những nội dung có nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau.
Đồng thời, cần tính toán để bảo đảm thời điểm tổ chức, quỹ thời gian hợp lý trong kỳ họp cho các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện văn bản trình Quốc hội thông qua theo đúng quy trình, thủ tục quy định.
Đặc biệt, với những dự án, dự thảo lớn, nội dung phức tạp, các đại biểu Quốc hội cũng cần có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến.
Do đó, ông Bùi Văn Cường nêu rõ, trên cơ sở xem xét chất lượng chuẩn bị, nếu hồ sơ tài liệu đủ điều kiện, bảo đảm tiến độ, chất lượng thì có 3 nội dung được đề nghị trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường. Thứ nhất là xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nội dung thứ ba là xem xét thông qua Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có).
Các nội dung này đều được bố trí trong phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ chiều 8 - 9/1.
Anh Văn" alt=""/>Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XVDự buổi làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Cùng dự còn có các đơn vị trực thuộc Viettel tại 63 tỉnh, thành phố và 10 thị trường quốc tế tham dự theo hình thức truyền hình trực tuyến.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, làm việc với Tập đoàn Viettel.
Bày tỏ vui mừng, vinh dự được đón Chủ tịch nước thăm, làm việc, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh, đây là nguồn động viên to lớn để cán bộ công nhân viên toàn Tập đoàn nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Năm 2023, doanh thu của Viettel đạt trên 172 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,4%; đóng góp gần 39 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. 3 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu trên 25%. Viettel đã đầu tư ra 10 thị trường tại 3 châu lục, trong đó 7 thị trường đứng vị trí số 1 về thị phần viễn thông.
Viettel đã xây dựng 2 hạ tầng ở quy mô quốc gia gồm: thứ nhất là hạ tầng viễn thông siêu băng rộng với 5 đường trục cáp quang nội địa, 3 hướng trục cáp quang quốc tế đi Trung Quốc, Lào, Camuchia trên đất liền, 4 đường cáp quang biển kết nối Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, gần 100.000 trạm phát sóng trong đó có hơn 55.000 trạm 4G phủ sóng tới 98% dân số Việt Nam.
Thứ hai là hạ tầng số với mạng 5G đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố, hạ tầng IoT kết nối vạn vật, 13 trung tâm dữ liệu DC, lớn nhất Việt Nam.
Viettel đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Năm 2023, trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt, Viettel đã xây dựng trợ lý ảo tiếng Việt cho đội ngũ công chức Việt Nam. Năm 2024, Tập đoàn đặt mục tiêu xây dựng trợ lý ảo tiếng Việt cho từng công dân Việt Nam.
Viettel là hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam. Viettel làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Viettel đã hoàn thành nghiên cứu, sản xuất hệ sinh thái sản phẩm 5G và thử nghiệm thành công trên mạng lưới, sẵn sàng thương mại hóa vào năm 2024, đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G. Viettel cũng nghiên cứu thành công 2/3 chip set dành cho hạ tầng 5G.
Viettel cũng đã nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành Vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới, phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện tác chiến của Quân đội, một số có tính năng chiến - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn so với sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Các sản phẩm cung cấp cho Quân Đội vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đến nay, Tập đoàn đã đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp, Viettel hiện sở hữu 136 bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam, 30 bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ. Các công trình, sáng chế đều do các chuyên gia Việt Nam tự chủ từ nghiên cứu tới chế tạo, không những tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng chi phí nghiên cứu sản xuất mà còn đảm bảo bí mật tác chiến, an toàn thông tin, quyết định tới hiệu quả của hệ thống phòng thủ đất nước.
Viettel góp phần hình thành nền công nghiệp An ninh mạng tại Việt Nam, đặt ra sứ mệnh xây dựng không gian mạng lành mạnh đề người dân sống an toàn hơn và hiện là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nghe giới thiệu về một số sản phẩm công nghệ cao do Viettel nghiên cứu sản xuất.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nghe các đơn vị của Viettel tại Myanmar và Tanzania báo cáo về kết quả kinh doanh với nhiều kết quả tích cực.
Chủ tịch nước gửi lời động viên, thăm hỏi tới các cán bộ, nhân viên và mong muốn các đơn vị tiếp tục nỗ lực kinh doanh hiệu quả tại nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển và thương hiệu của Tập đoàn cũng như đất nước.
Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi tới toàn thể lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Tập đoàn lời chúc năm mới tốt đẹp nhất.
Chủ tịch nước cho biết ấn tượng sau khi tham quan, nghe giới thiệu về các sản phẩm của Viettel cũng như những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn thời gian qua.
Tập đoàn Viettel thực sự là tập đoàn kinh tế chủ lực hàng đầu của đất nước, là hình mẫu của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, kinh doanh sáng tạo và hiệu quả, tiên phong trong các lĩnh vực nhất là viễn thông, công nghệ thông tin và công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Viettel trở thành thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam và số 1 Đông Nam Á, số 9 châu Á.
Tập đoàn có vai trò tích cực và là nhân tố giúp bùng nổ viễn thông tại Việt Nam, góp phần phổ cập di động toàn dân và cung cấp dịch vụ internet; góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử của Việt Nam, làm chủ lĩnh vực 5G và đang hướng tới 6G…
Chủ tịch nước phát biểu tại buổi làm việc.
Với những thành tích quan trọng đạt được, Chủ tịch nước cho rằng, sau gần 35 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ cán bộ công nhân viên Viettel luôn nêu cao tinh thần, ý chí vươn lên, dám nhận những việc khó và đầy thách thức. “Tập đoàn có thể tự hào nói đến đội ngũ Người lính Viettel, tinh thần Viettel, ý chí Viettel”, Chủ tịch nước đánh giá và cho rằng, chính khó khăn, thách thức đã tạo nên Viettel ngày hôm nay. Sau mỗi thành công, Tập đoàn đều nỗ lực và quyết tâm cao hơn.
Tuy nhiên theo Chủ tịch nước, “người khổng lồ” có cái khó của “người khổng lồ”, đó là phải giữ vững được vị trí là Tập đoàn hàng đầu và tiếp tục phát triển.
"Chúng ta phải luôn giữ vai trò là tập đoàn kinh tế chủ lực hàng đầu của đất nước. Viettel phải trở thành mô hình kiểu mẫu của doanh nghiệp nhà nước".
Chủ tịch nước đề nghị và cho rằng, với tư cách là doanh nghiệp của Quân đội, của Bộ đội Cụ Hồ, Tập đoàn phải giữ vững khí thế tiến công, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên tinh thần quán triệt sâu sắc quan điểm kinh tế kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh. Riêng với Viettel, cùng với làm kinh tế, Tập đoàn còn cần gắn liền với hoạt động đối ngoại của đất nước.
Chủ tịch nước cũng đề nghị Viettel giữ vững vai trò nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, tập trung nghiên cứu sản xuất các loại vũ khí, khí tài công nghệ cao như vệ tinh viễn thám, UAV, phù hợp với đối tượng tác chiến và bối cảnh công nghệ cao.
Tập đoàn cần tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong kiến tạo Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số; Nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông mà trọng tâm là thiết bị mạng viễn thông; Phát triển các công cụ và giải pháp đảm bảo an ninh mạng, tác chiến mạng mà trọng tâm là bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật an toàn xã hội, trong đó có vấn đề giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Tập đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài về viễn thông cũng như cung cấp các dịch vụ xuất khẩu ra thế giới, góp phần quảng bá đất nước con người Việt Nam năng động sáng tạo, có khoa học công nghệ tiên tiến trên một số lĩnh vực. Cùng với đó Tập đoàn kinh doanh đảm bảo hiệu quả cao, đồng thời gắn với trách nhiệm xã hội, thượng tốt pháp luật, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Vui mừng nhận thấy lực lượng nhân lực của Viettel hiện nay trẻ trung, có trình độ cao, Chủ tịch nước đề nghị Tập đoàn tiếp tục đào tạo đội ngũ nhân lực có trí tuệ, bản lĩnh, có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong mọi tình huống, đóng góp cho Viettel và đất nước.
Chủ tịch nước cũng lưu ý Tập đoàn quan tâm công tác xây dựng Đảng bộ, các tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững mạnh; người chỉ huy gương mẫu để cán bộ chiến sĩ noi theo; Tập thể cấp ủy, lãnh đạo là chỗ dựa tinh thần để cán bộ chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vũ Dũng(VOV)" alt=""/>Chủ tịch nước: Viettel phải trở thành mô hình kiểu mẫu của doanh nghiệp nhà nước