Cả cuộc đời cụ Phạm Thị Lượng (SN 1937, trú tại thôn Tân Lập, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) chưa có nổi một ngày được nghỉ ngơi. Ở độ tuổi gần đất xa trời, hàng ngày, cụ vẫn cặm cụi đi nhặt bai thông (vỏ thông vụn - từ địa phương) trên rừng về bán kiếm tiền, nuôi con trai út 44 tuổi bị bệnh tim và hai cháu nội đang tuổi ăn học. |
Cụ Lượng thuộc diện hộ nghèo đã lâu, gia đình không có tài sản gì. |
Nước mắt ngắn dài, cụ Lượng tâm sự, trước đây ông Niên lập gia đình với một người phụ nữ cùng làng. Niềm vui càng nhân lên khi gia đình có thêm hai con là Kim Huệ (SN 2007) và Tuấn Kiệt (SN 2009).
Hạnh phúc quá ngắn ngủi khi vợ ông Niên đột ngột bỏ lại 3 bố con để vào TP HCM sinh sống. Từ đó, ông Niên sống cảnh gà trống nuôi con, trở thành trụ cột cho người mẹ già và hai đứa con thơ dại.
Vốn không có nghề nghiệp ổn định, để có tiền trang trải cuộc sống với 4 miệng ăn, ông Niên nhận làm đủ việc, phụ hồ, trồng tràm, nhặt phế liệu và nhiều công việc thời vụ khác. Thậm chí, ngay trước lúc lâm bệnh ông vẫn gắng gượng làm.
 |
Cụ Lượng bên những bao đựng bai thông do cụ tích cóp hàng ngày. |
Trong khi đó, hàng chục năm nay, cụ Lượng vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt bai thông. Công việc vất vả, thu nhập thấp (5.000 đồng/ký) nhưng với cụ, đây là công việc nuôi sống cụ bấy lâu nay, là chiếc phao cứu sinh cụ bám vào để lo lắn cho con cháu.
“Những hôm khỏe, tôi lên rừng từ lúc 4h, vì đi đến nơi trời đã rất sáng rồi. Tháng ngày con nằm viện, sợ không ai nhắc dậy nên tôi không dám chợp mắt. Tôi chỉ mong trời nhanh sáng để được đi nhặt bai",cụ kể. Đi từ sớm đến trưa thì cụ về, hai chân như lết từng bước vì bai thông nhiều, chất đầy bao nặng nhọc.
"Mấy hôm nay tôi phải đi xa cả chục kilomet thì mới có bai thông. Có lần tôi đi xa quá, bị lạc trong rừng. Ngày nắng vừa đi vừa nghỉ không biết bao nhiêu lần, chiều muộn mới về tới nhà", cụ nói.
 |
Hiện tại, cơ thể ông Niên đang đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo, ông không làm gì được. | Gương mặt khắc khổ của cụ bà Phạm Thị Lượng. |
|
Trung bình mỗi ngày, cụ nhặt được khoảng 15-20 kg bai thông, bán được vài chục ngàn đồng. Số tiền này dành để mua thức ăn cho cả nhà. Chứng kiến cảnh mẹ già còm cõi lao động nuôi con bệnh, cháu nhỏ, nhiều người không khỏi xót xa.
Mặc dù vậy, cuộc sống vẫn yên ả cho đến khi con trai út của cụ, ông Nguyễn Văn Niên (SN 1977) phát hiện mắc bệnh tim.
Ông Niên kể lại, đầu năm 2020, nhiều lần đi phụ hồ, ông bị ngất xỉu tại các công trình. Nhưng vì gia cảnh khó, cứ thế ông cắn răng chịu đựng. Mãi đến cuối năm 2020, được mọi người khuyên nhủ, ông mới khăn gói đi khám.
 |
Những bữa ăn hàng ngày của gia đình cụ Lượng. |
Lặn lội qua nhiều bệnh viện khác nhau nhưng tìm không ra bệnh mà chi phí cũng cạn kiệt, cuối cùng, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chẩn đoán ông bị đau tim, phải phẫu thuật để đặt máy tạo nhịp tim. Lúc ấy, mọi người trong gia đình đều ngã ngửa.
“Cả nhà chỉ có 2 sào ruộng, được mùa thì mới đủ 4 miệng ăn, nếu mất mùa thì phải mua thêm gạo. Trước đây tôi còn khỏe thì đi làm lấy công về trang trải cuộc sống. Vậy nên không có tiền để dành. Khi đau ốm được các anh chị em vay mượn cho mới có tiền phẫu thuật”, ông Niên chia sẻ.
 |
Bé Kim Huệ đang học lớp 8 còn Tuấn Kiệt học lớp 7 Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền. |
Hai con của ông Niên đang học cấp 2, do nhà nghèo nên được miễn giảm một số chi phí. Thế nhưng với tình cảnh hiện tại, bố đau, bà già yếu, rất có thể các em sẽ phải dừng lại việc học.
Hàng ngày, ngoài giờ học, hai em vẫn giúp bà phụ giúp việc nhà. Tuổi nhỏ, sức khoẻ không có, các em chẳng làm được gì nhiều, cụ Lượng vẫn là người cáng đáng chính.
 |
Ngoài nhặt bai thông, cụ còn nhặt củi về bán kiếm tiền nuôi con út mắc bạo bệnh. | Số thuốc thang ông Niên uống để điều trị bệnh tim hàng ngày. |
|
Mới đây, ông Niên lại lên cơn đau tim, một mình đi tái khám. Lần này, ông bị nhiễm trùng ở vị trí đặt máy tạo nhịp tim, phải tiếp tục phẫu thuật. Khoản nợ cũ vẫn chưa trả được, nợ mới chồng chất, tổng lên đến 50 triệu đồng khiến gia đình thêm khánh kiệt.
Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) Trần Thọ Bình cho biết, hoàn cảnh của cụ Lượng quá bi đát. Mong bạn đọc có thể quan tâm, giúp gia đình cụ vơi bớt khó khăn, ông Niên có thêm chi phí điều trị bệnh.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Niên, thôn Tân Lập, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. SĐT: 0977449762
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.284(cụ Phạm Thị Lượng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Gánh nợ 50 triệu đồng, mẹ già còng lưng đi rừng nuôi con bệnh tật
Cô cũng là sinh viên Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng có giá trị cao như vậy của trường đại học này.Đây là ngôi trường được xếp hạng 1 về nghiên cứu Clinical Medicine (Thuốc chữa bệnh) tại Úc và top 18 Medicine thế giới theo bảng xếp hạng QS Ranking 2020.
Việc được nhận vào trường y tại Australia không quá xa lạ với sinh viên Việt Nam, nhưng hầu hết phải trải qua chương trình đại học rồi mới thi vào trường y ở bậc cao học.
Ở đây, điều đặc biệt là Lê Triều Anh giành được học bổng của chương trình Y khoa (lộ trình đảm bảo) Bachelor of Science/Doctor of Medicine của ĐH Sydney. Với chương trình đào tạo này, Lê Triều Anh học thẳng lên cao học, với thời gian đào tạo 7 năm.
Sự chuyển hướng tình cờ
Lê Triều Anh (sinh năm 2001) học cấp 3 Chuyên Sinh tại Trường THPT Phổ thông Năng khiếu TP.HCM. Tới năm lớp 12, cô tìm được học bổng 60% của Trường CĐ Abbey (Cambridge, Anh).
 |
Lê Triều Anh với các bạn học cùng lớp Chuyên Sinh tại Trường THPT Phổ thông Năng khiếu TP.HCM |
Lên đường du học là bước ngoặt quan trọng của Triều Anh.
Triều Anh cho biết khi ở Việt Nam, lực học của cô không quá nổi trội, điểm tổng kết chưa bao giờ trên 9.0. Thế nhưng, sau một năm học ở Anh, những kết quả cô giành được thật sự đáng nể: Huy chương Vàng môn Hóa - Kỳ thi Hóa toàn Vương quốc Anh do ĐH Cambridge tổ chức; Huy chương Vàng môn Toán - Kỳ thi Toán học toàn Vương quốc Anh do UK Mathematics Trust tổ chức, Huy chương Bạc môn Sinh học – Kỳ thi Olympic Sinh học toàn Vương quốc Anh.
Triều Anh chia sẻ trước đó, cô nghĩ mình sẽ theo học Medical Science, ra sẽ làm những việc thiên về nghiên cứu. Tuy nhiên một ngày, tham gia vào một buổi hội thảo, cô được người anh chỉ cho chương trình Bachelor of Science/Doctor of Medicine của ĐH Sydney.
“Trong buổi hội thảo đó, em thấy là nếu được học khoá này và ra có tấm bằng ngành Y, em sẽ có nhiều lựa chọn cho tương lai hơn: vừa có thể tiếp tục học để hành nghề bác sĩ hoặc đi ra nghiên cứu. Tức là, con đường em đi sẽ được mở rộng hơn”.
Và để có mặt trong danh sách 10 người được nhận vào chương trình, ngoài kết quả học tập xuất sắc ở A-level, cô còn phải nộp 1 bài luận ngắn. Khi phỏng vấn, cô làm 1 bài viết trong thời gian 30 phút, sau đó lại tiếp tục phỏng vấn.
Nhưng điều quan trọng nhất là có khoảng 2.000 ứng viên cũng rất xuất sắc cùng làm những việc này...
“Em may mắn là tìm ra một con đường phù hợp với mình, và nhà trường cũng thấy cô phù hợp với họ nên họ nhận” – cô khiêm tốn lý giải về sự thành công của mình.
 |
Lê Triều Anh khi đang học tại Anh |
Lúc còn học A-level ở Anh, Triều Anh cũng đã được ĐH London (University Collage London - UCL) nhận với yêu cầu đầu vào là AAB.
“Tuy nhiên, em nghĩ mình cố gắng đạt điểm càng cao càng tốt. Không nhất thiết là giỏi nhất, nhưng mà là cái tốt nhất mình đạt được”.
Với quan điểm này và sự quyết tâm, Triều Anh có điểm cao để có thể nộp các trường khác và thử cơ hội của mình ở những trường khác. Ngoài, cô còn trúng tuyển ĐH Melbourne và ĐH Monash.
"Em thấy việc học khá là vui"
Sắp tới mùa thi, trên mạng xã hội, bức thư của của một cô bé cấp 3 viết các đây mấy năm lại đang được lan truyền trở lại. Với tiêu đề “Cháu chán nản, tuyệt vọng và kiệt sức khi nghe chữ HỌC”, trong thư nữ sinh này viết rằng em ghét học do mất quá nhiều thời gian và chịu nhiều áp lực. Bức thư nhận được sự đồng cảm của không ít học sinh và cả phụ huynh.
Với hàng loạt kết quả tốt trong học tập, Triều Anh bày tỏ sự chia sẻ với những bạn đang chịu nhiều áp lực khi đi học và cho rằng em may mắn khi với em thì “việc “học” khá là vui”.
“Dù đúng là nhiều lúc bài vở dồn dập sẽ làm em mệt mỏi với chán nản nhưng em thấy mỗi ngày biết được một điều mới, có một vấn đề để suy nghĩ, có mục tiêu để làm thì em thấy rất hào hứng” – cô bày tỏ.
“Em nghĩ những yếu tố tạo nên sự thành công của em là cố gắng hết mình và cố gắng mở nhiều cơ hội cho bản thân. Đây là những điều mẹ đã dạy em”.
Cô gái duyên dáng này này còn có sở thích làm bánh và chơi đàn guitar. Không mong mọi người nghĩ về mình kiểu như “cô bé này học giỏi quá”, Triều Anh “chỉ mong mọi người nhìn thấy em như một người bình thường, ăn cơm qua ngày để sống” – cô nói vui.
 |
Cô gái này rất thích chơi guitar và làm bánh |
“Có nhiều bạn giỏi hơn em rất nhiều. Xét về mặt điểm số và thành tích cũng có rất nhiều bạn Việt Nam đi du học đạt được những thành tích như em và thậm chí tốt hơn em nữa. Chỉ là đột nhiên mọi người thấy em giỏi vì em được nhận vào một khoá học mà học sinh Việt Nam chưa được nhận” – Triều Anh bày tỏ.
Hiện giờ, Triều Anh vẫn chưa sang học trực tiếp tại ĐH Sydney được mà học online. “Ngồi nhà cũng hơi chán, nhưng dạo này em thấy học cũng ổn. Em vẫn trao đổi được với giáo viên, muốn học giờ nào cũng được”.
Cô cho biết là dù mới bắt đầu học, nhưng cô sẽ theo được với chương trình đòi hỏi rất cao này, bởi “em nghĩ là em rất kiên trì”.
Cô cũng mong muốn sau 7 năm học có thể về nước làm nghiên cứu hoặc tiếp tục làm việc ở Úc, để hợp tác với các viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Một số kết quả học tập nổi bật của Lê Triều Anh - 4 điểm A* cho chương trình A Level - Huy chương Vàng môn Hóa - kỳ thi Hóa toàn Vương quốc Anh do ĐH Cambridge tổ chức - Huy chương Vàng môn Toán - kỳ thi Toán học Vương quốc Anh do UK Mathematics tổ chức - Huy chương Bạc môn Sinh học - Olympics Sinh học Toàn Vương quốc Anh - Điểm SAT đạt 1600/1600 - ATAR 99.95 |
Ngân Anh

Bước ngoặt của 9X du học Nhật Bản 'đình đám' trên mạng xã hội
Hơn 10 năm sau ngày bố mẹ mất, từ chàng sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Nhân quyết định một mình sang Nhật để theo đuổi đam mê về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
" alt=""/>Người Việt đầu tiên vào thẳng cao học y tại ĐH Sydney