VK hay VKontakte là mạng xã hội của người Nga có trụ sở chính tại thành phố St.Petersburg, Nga. Mạng xã hội này cũng hoạt động tương tự như các mạng xã hội khác, nơi mà mọi người cập nhật trạng thái, thông tin cũng như tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội. Được ra đời vào ngày 10/10/2006, VK sinh ra như một trang mạng xã hội dành cho các sinh viên tại Nga.
Trước khi Kiriyenko nắm quyền, VK đã từng có mức tăng trưởng kém hơn đáng kể so với các đối thủ quốc tế. Kể từ cuối năm 2020, mức tăng trưởng doanh thu của công ty giảm mạnh kéo theo chỉ số nợ/EBITDA lên tới 2,5 trong năm 2022.
Tuy nhiên cho đến khi khủng hoảng giữa Nga và Ukraine nổ ra, hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga đã khiến cho nhiều công ty công nghệ tháo chạy. Không còn nhiều đối thủ, VK nghiễm nhiên được người dùng chào đón. Các lệnh cấm cũng giúp VK hưởng lợi, cùng với đó là sự hậu thuẫn không nhỏ từ chính phủ Nga.
VK dường như đang dồn toàn lực vào việc phát triển các nền tảng truyền thông mạng xã hội. Trái lại, Yandex, công ty đối thủ của VK tại Nga lại lựa chọn đầu tư vào các dịch vụ như gọi xe hay giao hàng bằng robot.
Kiriyenko tập trung vào việc củng cố hạ tầng cơ sở dịch vụ truyền thông của VK. Công ty đã có thể vận hành trơn tru trong bối cảnh lượng truy cập tăng lên 30%, VK cũng đã ra mắt tính năng gọi điện, nhắn tin hay chia sẻ video ngắn.
Phát triển nhờ “độc quyền” thị trường
VK có được sự phát triển như ngày hôm nay là do không có đối thủ cạnh tranh. Quyết định gán nhãn Meta của Nga với cáo buộc "tổ chức cực đoan" đã khiến mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới không thể sử dụng được tại Nga nếu không có VPN. Người dùng VK đã tăng hơn 4 triệu trong tháng kể từ khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Có tới 80% người dùng Internet Nga hiện nay sử dụng VK. Với số lượng người dùng ngày càng tăng, VK đang nỗ lực đầu tư vào các tính năng mới. Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi khi các công ty nước ngoài đang cố gắng giảm bớt tài sản Nga của họ để hạn chế rủi ro, nhờ đó VK đã mua lại một loạt các dịch vụ mới.
Gần đây, VK đã đạt được một thỏa thuận về việc mua lại bộ phận tin tức của Yandex, bao gồm nền tảng blog Yandex.Zen và công ty tổng hợp Yandex.News.
Một dịch vụ khác được đồn đoán sẽ lọt vào tầm ngắm của VK là nền tảng rạp chiếu phim trực tuyến ivi. Ivi là dịch vụ phát trực tuyến lớn nhất ở Nga tính theo số lượng người dùng và sẽ là một động lực lớn cho kế hoạch của VK nhằm thu hút người dùng mới.
Trong tương lai, chính phủ Nga có thể sẽ học theo mô hình WeChat của Trung Quốc, tích hợp các dịch vụ công cộng với các trang web hoặc ứng dụng được truy cập nhiều nhất - bao gồm cả VK.
Điều này có thể tăng thêm lưu lượng truy cập vào ứng dụng, tăng doanh thu cho VK. Một bản thử nghiệm của Bộ Phát triển Kỹ thuật số đang trong quy trình xác minh cho cổng trường học và bệnh viện, cho phép người dùng đăng nhập bằng VK.
Bên cạnh đó, một luật khác được thông qua vào tháng 6 sẽ buộc tất cả các cơ quan của nhà nước Nga phải tạo các trang trên mạng xã hội. Với sự hậu thuẫn từ chính phủ, VK là minh chứng cho nỗ lực xây dựng một “Internet có chủ quyền”, không phụ thuộc vào Big Tech.
Thái Hoàng(theo Intellinews)
" alt=""/>Vắng bóng Big Tech, VK bất ngờ tăng trưởng vượt bậc tại NgaChia sẻ với Zing, bác ruột của Jacqueline Đặng buồn bã: "Tôi là bác, nhưng Jacqueline thường gọi tôi là mẹ Phương. Jacqueline bệnh tim lâu rồi. Thường thì nếu bị stress tim con bé sẽ đập rất yếu và mệt, tình trạng khó thở cũng kéo dài".
![]() |
Bác ruột đau lòng trước sự ra đi đột ngột của Jacqueline Đặng. |
Người này cho biết Jacqueline vài tháng nữa sẽ tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, do dịch bệnh lây lan nên trường buộc phải đóng cửa, Jacqueline ở nhà học online, bài tập quá nhiều dẫn tới căng thẳng, không kiểm soát được tinh thần.
"Khi Jacqueline mệt, chúng tôi đưa con bé vào bệnh viện. Các bác sĩ cho uống thuốc tim và nghỉ ngơi. Nhưng Jacqueline quá mệt, truỵ tim bất ngờ nên đã không qua khỏi", bác của Hoa hậu kể lại.
Vì ra đi đột ngột, Jacqueline không để lại di nguyện. Trước đó khi chia sẻ với gia đình, cô nói có dự định tổ chức show vào tháng 6 tới, và muốn tích cực công việc từ thiện của mình.
"Jacqueline còn quá trẻ, còn rất nhiều điều muốn làm. Con bé rất ngoan hiền và có hiếu với bố mẹ, hòa đồng và khiêm nhường với mọi người. Tôi, ba mẹ cháu ai cũng đều rất đau đớn trước sự mất mát này", bác ruột Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017 nói thêm.
Theo tiết lộ, tang lễ của Jacqueline được tổ chức nhỏ gọn, chỉ khoảng 10 người thân nhất có mặt. Thi thể của cô sẽ được hỏa táng vào ngày 15/4
![]() |
Jacqueline Đặng đăng quang Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017. |
Jacqueline Đặng sinh năm 1998 tại California, Mỹ. Từ khi nhỏ, cô đã có niềm đam mê với nghệ thuật và thường xuyên tham gia các lớp học người mẫu, diễn viên. Cô đăng quang Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu năm 19 tuổi. Người đẹp được thầy cô và bạn bè chú ý nhờ thành tích học tập vượt trội cùng khả năng hoạt ngôn, nhạy bén, tích cực trong các hoạt động cộng đồng tại địa phương.
Năm 2019, cô đã thăm hỏi và tặng nhiều phần quà giá trị cho trẻ em nhiễm AIDS tại Trung tâm AIDS Mai Hòa (TP.HCM) nhân dịp Giáng sinh.
Theo Zing
Jacqueline Đặng - Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2017 qua đời ở Arizona, Mỹ vì một cơn đau tim.
" alt=""/>Nguyên nhân khiến Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu qua đời ở tuổi 22Trong hành trình ra với quân và dân Trường Sa trên con tàu Hải quân 571 của Đoàn công tác số 8 từ ngày 17-25/5 vừa qua, có một ấn tượng ắt sẽ đọng lại mãi với nhiều người chứng kiến.
Đó là hình ảnh những họa sĩ già có, trẻ có, trong nước có, Việt kiều có... ngồi ký họa chân dung những chàng lính đảo đang ngày đêm canh giữ từng tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.
![]() | ![]() |
Đầu tiên là họa sĩ Nguyễn Văn Trinh (Phó chủ nhiệm CLB Nghệ sĩ trẻ Hà Nội). Cũng như nhiều thành viên trong đoàn, Trinh đi Trường Sa lần đầu. Ngoài hành trang là giấy vẽ, bút, chì, màu..., chàng họa sĩ trẻ còn mang trong mình một sự háo hức và một tình yêu vô bờ bến với địa đầu Trường Sa thân yêu.
Khi vừa bước chân lên đảo Song Tử Tây là hòn đảo đầu tiên đoàn tới thăm, Trinh đã ngồi dưới tán lá bàng vuông vẽ một mạch 8 chân dung cán bộ, chiến sĩ. Ngày tiếp theo, ở đảo Đá Lớn A, Trinh vẽ 5 bức. Đặc biệt, tới bất cứ đảo nào, Trinh cũng phải vẽ bằng được chân dung người chiến sĩ đang bồng súng, nghiêm trang đứng gác bên cột mốc chủ quyền, giữa mênh mang nắng gió.
Ngoài Nguyễn Văn Trinh, trong đoàn còn có họa sĩ lão làng Trần Nguyên Hiếu. Ông đã nhiều lần ra với Trường Sa và mang trong mình một tình yêu đặc biệt với lính đảo. Đi đến đâu, gặp tân binh nào ông cũng xưng 'bố bố - con con' rất thân tình. Sau đó, ông chọn một vài chàng tân binh để vẽ. Rồi vừa vẽ vừa chuyện trò như người cha tâm tình với con...
Trong đoàn công tác ra thăm Trường Sa lần này còn có họa sỹ Etcetera Nguyễn (kiều bào Mỹ). Ông đã vẽ nhiều cán bộ, chiến sĩ Trường Sa bằng bút nước, sau đó trân trọng ký tên, tặng lại.
Khác với các họa sĩ trên, nữ kiều bào Huỳnh Thủy Châu cũng ký họa nhanh từng cột mốc chủ quyền, từng chiến sĩ Trường Sa nhưng vẽ vào cuốn sổ đặc biệt của mình, để mang về Mỹ, gìn giữ như một báu vật thiêng liêng.
Những hình ảnh các họa sĩ vẽ chân dung chiến sĩ Trường Sa:
Bài, ảnh, clip: Thụy Du