Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có ý kiến về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2021, trong đó chỉ đạo xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng thông tin để đẩy giá BĐS.Để “trị” những cơn sốt đất, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng và phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (về quy hoạch, chủ trương đầu tư các dự án lớn…) để đẩy giá BĐS lên cao nhằm thu lợi bất chính.
 |
Cơn sốt đất sôi sục lan rộng trong cả nước thời gian qua tuy nhiên giao dịch chính thức trên thực tế rất ít chủ yếu là đặt cọc sau đó chuyển nhượng ngay khi giá tăng |
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng đất không đúng quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý chặt chẽ các dự án BĐS; công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch; thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Bộ này cũng được giao có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất…
Đánh giá về thị trường BĐS những tháng đầu năm, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước như: Hà Nội (các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất,…), TP.HCM (TP. Thủ Đức), Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên), tỉnh Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn), tỉnh Ninh Bình (huyện Gia Viễn), tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi), tỉnh Bình Phước (huyện Hớn Quảng), tỉnh Quảng Trị (huyện Gio Linh),…
Cụ thể, tại Hà Nội, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì một số khu vực đất đai người dân quản lý tại các vùng ven đô, quy hoạch nâng cấp lên quận đều bị đẩy lên tương đương 30 – 50 triệu/m2; bình quân các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30%.
 |
Thị trường BĐS hiện mất cân đối về cơ cấu, sản phẩm nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp rất ít, tập trung ở các khu vực xa trung tâm trong khi phân khúc cao cấp lại dồi dào... |
Tại TP.HCM, giá nhà đất ở khu vực thành phố Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập Thành phố đến nay (ví dụ trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 thậm chí gần 200 triệu; tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2 thậm chí 100 triệu đồng/m2).
Giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như: vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%) và mới đây là Thanh Hóa; tại TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai,…
Tuy nhiên, Bộ này cũng cho hay, giao dịch chính thức được ghi nhận trên thực tế hầu như rất ít.
“Hình thức giao dịch tại các khu vực này chủ yếu là đặt cọc sau đó chuyển nhượng ngay khi giá tăng và xuất hiện nhà đầu tư khác có nhu cầu mua” – Bộ Xây dựng nêu lên chiêu thức giao dịch. Và cho biết đến nay cơn sốt đất đã lắng xuống, hạ nhiệt.
Cùng với đà tăng giá, thị trường BĐS hiện mất cân đối về cơ cấu sản phẩm. Nguồn cung một số phân khúc như nhà ở thương mại giá thấp rất ít, tập trung ở các khu vực xa trung tâm trong khi phân khúc cao cấp lại dồi dào...
Giá căn hộ chung cư tại các địa phương vẫn có xu hướng tăng đều theo tháng. Giá căn hộ chung cư bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý IV/2020. Trước thực tế này, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường BĐS, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng giải pháp tăng nguồn cung cho thị trường nhất là khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Thuận Phong

Sốt đất gãy sóng, ‘choáng váng’ căn hộ 400 triệu/m2 cho dân siêu giàu ra hàng
Dù cơn sốt đất đã hạ nhiệt, lắng xuống nhưng giá đất nhiều khu vực vẫn neo ở mức cao, trong khi đó giá chung cư vẫn tăng xuyên dịch thậm chí có dự án ở vị trí “vàng” có mức giá 300- 400 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Phó Thủ tướng xử nghiêm đối tượng lợi dụng thông tin thổi giá đất
 đau đáu nghĩ tới ước mơ của mình. Giữa lúc em đang cố gắng chăm chỉ học thật giỏi để có ngày được mặc áo blouse trắng cứu người, căn bệnh hiểm nghèo bất ngờ ập đến.</p><table class=)
 |
Mắc bệnh ung thư xương, ước mơ làm bác sĩ của em Nam phải tạm thời gác lại |
“Thằng bé muốn thi đỗ Đại học Y Hà Nội giống anh hàng xóm. Cháu chăm chỉ lắm, đặc biệt là môn Hoá cố gắng rất nhiều. Nhưng kể từ ngày mắc bệnh, cháu buồn rầu, ít nói hơn vì nghĩ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thực hiện ước mơ nữa", chị Trần Thị Hoàn, mẹ của Nam chia sẻ.
Tháng 9/2020, Nam bắt đầu bị sưng, đau cổ chân bên phải nhưng không cảm thấy nhức xương. Chị Hoàn nghĩ do con đá bóng nhiều, đau là bình thường nên không đưa đi khám.
Đến cuối năm 2020, chân Nam sưng to hơn, tuy nhiên Hà Nội có dấu hiệu bùng dịch Covid-19, lại đúng thời điểm em chuẩn bị ôn thi vào cấp 3, việc thăm khám cũng tạm gác lại. Đầu tháng 4/2021, tình trạng của Nam trầm trọng hơn. Không chủ quan được nữa, chị Hoàn mới đưa con đến Bệnh viện Việt Đức kiểm tra.
Kết quả chụp X-quang cho thấy, trong xương có một khối u. Bằng kinh nghiệm của mình, các bác sĩ nhận định gần như chắc chắn đây là khối u ác tính. Không dám tin, chị Hoàn đưa con đến Bệnh viện K để làm các xét nghiệm. Kết quả vẫn không thay đổi, Nam đã mắc ung thư xương. Khối u quá to nên không thể can thiệp bằng phẫu thuật ngay mà phải truyền hoá chất.
 |
Căn bệnh quái ác đang đe dọa đến tính mạng Nam từng ngày |
Nhưng đúng vào ngày nhận kết quả giải phẫu bệnh, mẹ con chị Hoàn phải về nhà vì Bệnh viện K Tân Triều phát hiện nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Nam được chuyển qua Bệnh viện Nhi trung ương để truyền hoá chất tạm thời cho tới cuối tháng 6/2021 rồi quay lại Bệnh viện K. Cũng may quá trình điều trị, em đáp ứng thuốc nên có thể thực hiện phẫu thuật ghép xương. Sau khi ghép xương, em vẫn chưa được về nhà ngay mà tiếp tục truyền hoá chất thêm.
Gia đình lao đao
Hoàn cảnh gia đình chị Hoàn vốn dĩ không được dư dả. Vợ chồng chị là lao động tự do, thu nhập không ổn định. Con mắc ung thư đúng thời điểm khó khăn, đã có lúc chị Hoàn nghĩ đến việc bán đi cả căn nhà để cứu con thoát khỏi bệnh hiểm nghèo, song nhà lại không có sổ đỏ để thế chấp hay vay mượn được.
Quá bí bách, người mẹ đành đi vay mượn khắp nơi, vay lãi từ nhiều người với số tiền lên đến hơn 400 triệu đồng. Bởi dù có hiểm chi trả, tiền hoá chất cùng và thuốc ngoài của Nam tốn đến 5-9 triệu đồng/đợt, mỗi đợt chỉ vỏn vẹn 5 ngày.
 |
Chị Hoàn tha thiết được giúp đỡ để con thoát khỏi cảnh ngặt nghèo |
Ngoài ra, do tác dụng phụ từ hoá chất, Nam cần sử dụng thêm nhiều loại thuốc bổ trợ tự túc với chi phí lên đến hơn 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể, chi phí cho ca phẫu thuật ghép xương hơn 100 triệu đồng cũng trở thành gánh nặng lớn đối với gia đình.
Chị Hoàn cho biết, lúc này, vợ chồng chị đã thật sự bế tắc. "Tình hình dịch bệnh mỗi lúc một khó khăn hơn, thu nhập của chúng tôi ảnh hưởng đáng kể do không có người thuê mướn. Tôi khẩn mong các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ, để con trai tôi có cơ hội được sống", chị nghẹn ngào.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Trần Thị Hoàn, ở Tổ 25 phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Số điện thoại: 0983111643.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.016 (Bùi Hoài Nam)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Mắc ung thư xương, nam sinh học giỏi gác lại giấc mơ trở thành bác sĩ