Những người được ra viện gồm bệnh nhân 3221, 3603, 7199, 4131 và 3459, đều trú ở Đà Nẵng.Trong số các ca ra viện có bệnh nhân 3221 tên D.T.C (sinh năm 1940, trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê) từng phải thở máy, lọc máu liên tục.
 |
Các bệnh nhân ra viện sáng nay |
Trước đó, ngày 7/5, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Lúc nhập viện, bệnh nhân tỉnh, không sốt, không khó thở, không đau ngực. Đến ngày 17/5, bệnh nhân mệt, tức ngực, khó thở, ăn uống kém. Bệnh nhân tiên lượng nặng dần nên được chuyển Khoa Hồi sức cấp cứu điều trị tiếp.
Ngày 18/5, bệnh nhân khó thở thường xuyên, tim mạch nhanh, phổi thông khí giảm, chụp X-quang cho thấy nhiều đám mờ lan tỏa 2 phổi, diễn tiến xấu hơn. Ngày 19/5, bệnh nhân phải thở máy và lọc máu liên tục.
 |
Nữ bệnh nhân 81 tuổi từng tiên lượng nặng |
Đến ngày 20/5, bệnh nhân cai được máy thở. Ngày 24/5, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được và ngưng lọc máu.
Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, từ ngày 8/6 đến nay, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, ăn uống ngon miệng. Bệnh nhân đã âm tính 4 lần, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh và ra viện.
Hồ Giáp

Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng khỏi Covid-19
Sau thời gian điều trị, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng khỏi bệnh và được xuất viện.
" alt=""/>Bệnh nhân 81 tuổi mắc Covid
Nhu cầu cao, nguồn cung phụ thuộcThống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm 1.991.059 liều vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 89.833 người.
Trong ngày 17/6 có thêm 200.263 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại 51 tỉnh, thành. Bộ Y tế cho biết đã tiếp cận được khoảng 120 triệu liều vắc xin Covid-19, nhưng hiện mới nhận được khoảng 2,8 triệu liều. Dự kiến hết tháng 7/2021, Bộ Y tế nhận thêm 5 triệu liều nữa nhưng mới đủ cho khoảng 12% dân số có chỉ định tiêm.
Con số trên rất khiêm tốn so với nhu cầu, bởi theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, để tạo được miễn dịch cộng đồng, việc tiêm vắc xin Covid-19 cần phải đạt độ bao phủ từ 70% dân số trở lên. Đây cũng được xem là giải pháp sống còn để đẩy lùi dịch Covid-19.
 |
Tiêm vắc xin Nanocovax thử nghiệm cho tình nguyện viên. Ảnh: Trang Thùy |
Nhiều chuyên gia cho rằng, khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong chiến lược tiêm vắc xin hiện nay là phụ thuộc nhiều vào các nguồn từ bên ngoài. Mặc dù tiếp cận, đàm phán được nhưng thời hạn cung cấp lại không cam kết đảm bảo.
Bài toán khó đặt ra cho Việt Nam là làm sao đẩy lùi dịch Covid-19 và đạt tác dụng tương đương như miễn dịch cộng đồng sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc xin.
Một trong những giải pháp được kỳ vọng lớn hiện nay là các vắc xin nội đang có những bước tiến thần tốc, đặc biệt là vắc xin Nanocovax của Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen (Công ty Nanogen).
Theo Công ty Nanogen, nhà sản xuất này đang nỗ lực ngày đêm để triển khai thử nghiệm trên người giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng cho 13.000 người. Nếu suôn sẻ, sau 42 ngày từ mũi tiêm đầu cho 1.000 người, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn tất thu thập dữ liệu, hồ sơ, bắt đầu quá trình đề nghị Bộ Y tế phê duyệt vắc xin theo hình thức “tình trạng khẩn cấp trong đại dịch”.
 |
Giải pháp đẩy mạnh sản xuất nguồn vắc xin Covid-19 như Nanogen được xem là giải pháp sống còn. Ảnh: Trang Thùy |
Nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19
Đến nay, ghi nhận của Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM, 2 đơn vị tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax cho biết đã có hơn 1.000 người đăng ký và đủ điều kiện tiêm thử nghiệm vắc xin của Nanogen.
Theo lịch trình dự kiến, trong 7-10 ngày, các đơn vị tiêm thử nghiệm có thể sẽ hoàn tất mũi đầu tiên 1.000 người tình nguyện. Sau đó sẽ là quá trình đánh giá hiệu quả sau tiêm, đợi 28 ngày kế tiếp tiêm mũi 2. Dự kiến trong 2 tháng tới, với nỗ lực của Nanogen và các đơn vị tham gia thử nghiệm, dữ liệu ban đầu của giai đoạn 3 sẽ được đệ trình Bộ Y tế, để sớm đưa vắc xin Covid-19 đầu tiên của Việt Nam vào sản xuất và phục vụ người Việt.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có việc sản xuất, chủ động được vắc xin mới có thể giúp Việt Nam sớm đạt được độ bao phủ tiêm phòng trên 70% và có thể tạo được miễn dịch trong cộng đồng.
 |
Đã có hàng ngàn người được lựa chọn đủ điều kiện tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovax giai đoạn cuối cùng. Ảnh: Trang Thùy |
Nói về con số 70% trên, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho rằng, vắc xin là một trong những biện pháp chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng trên 70% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.
 |
Công ty Nanogen đang nỗ lực ngày đêm để sớm đưa vắc xin Nanocovax vào sản xuất phục vụ người dân. Ảnh: Trang Thùy |
Cũng theo bà Hồng, việc tiêm vắc xin bao phủ 70% dân số của cả nước hiện phụ thuộc nhiều vào tiến độ cung ứng vắc xin và năng lực của hệ thống tiêm chủng. Trong trường hợp nguồn cung vắc xin dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam thì Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch huy động tối đa nhân lực của hệ thống y tế, bao gồm cả giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng y tế trên toàn quốc, các hệ thống y tế tư nhân tham gia vào chiến dịch tiêm chủng với quy mô quốc gia.
Trang Thùy
" alt=""/>Chủ động vắc xin Covid